Làm thế nào để hạn chế quá trình oxy hóa lipid

Chất chống oxy hóa là các phân tử có tác dụng chống lại gốc tự do. Điều này giúp cân bằng môi trường tế bào, làm hạn chế nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.

Chất chống oxy hóa là các phân tử chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do là những hợp chất có khả năng gây nên nhiều loại bệnh ở người như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạchung thư nếu mật độ quá cao trong cơ thể.

Cơ thể có thể tự tạo các chất chống oxy hóa để kiểm soát gốc tự do. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn có thể được cung cấp qua thực phẩm như trái cây, rau và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác. Một số loại vitamin như vitamin Evitamin C có đặc tính chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.

XEM THÊM: Các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm nào?

Các gốc tự do được liên tục hình thành trong cơ thể. Nếu không có chất chống oxy hóa trung hòa, chúng đã nhanh chóng tạo ra các phản ứng gây hại cho cơ thể, cuối cùng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, các gốc tự do cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe con người. Ví dụ, gốc tự do hỗ trợ các tế bào miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Do đó, cơ thể luôn cần duy trì sự cân bằng nhất định giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa.

Khi các gốc tự do nhiều hơn chất chống oxy hóa, nó có thể dẫn đến mất cân bằng oxy hóa. Mất cân bằng oxy hóa kéo dài có thể gây tổn thương các DNA và các phân tử quan trọng khác trong cơ thể, thậm chí dẫn đến chết tế bào. Tổn thương DNA làm tăng nguy cơ ung thư và một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa.

Các gốc tự do có liên quan đến quá trình lão hóa và một loạt bệnh lý của con người

Mất cân bằng oxy hóa thường được kích hoạt bởi một số nguyên nhân từ lối sống, căng thẳng và môi trường sống gồm có:

  • Ô nhiễm không khí
  • Khói thuốc lá
  • Uống rượu
  • Chất độc hại
  • Lượng đường trong máu cao
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo không no nhiều nối đôi
  • Bức xạ, bao gồm cả tắm nắng quá mức
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus
  • Hấp thụ quá nhiều sắt, magie, đồng hoặc kẽm
  • Quá nhiều hoặc quá ít oxy trong cơ thể
  • Tập thể dục cường độ cao và kéo dài, gây tổn thương mô
  • Hấp thụ quá nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E
  • Thiếu hụt chất chống oxy hóa

Mất cân bằng oxy hóa kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và một số loại ung thư.

XEM THÊM: Chất chống oxy hóa và khả năng phòng chống ung thư

Chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự tồn tại của mọi sinh vật. Cơ thể tự tạo ra chất chống oxy hóa như glutathione [chống oxy hóa tế bào]. Thực vật, động vật, cũng như tất cả các dạng sinh vật sống khác, đều có khả năng tự chống lại các gốc tự do và tác hại của quá trình oxy hóa. Do đó, trong chúng đều chứa chất chống oxy hóa.

Bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa là điều rất quan trọng. Trong đó, vitamin C và vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa thiết yếu nhất. Ngoài ra, cơ thể cũng cần đến một số chất chống oxy hóa khác ít thiết yếu hơn. Việc ăn đa dạng các loại hoa quả và rau xanh có lợi cho sức khỏe một phần là do đặc tính chống oxy hóa có trong chúng. Quả mọng, trà xanh, cà phêsôcôla đen nổi tiếng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt mà bạn có thể tham khảo để thêm vào chế độ ăn của mình.

Theo một số nghiên cứu, cà phê là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của người phương Tây, nhưng điều này một phần là do người bình thường không ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Các sản phẩm thịt và cá cũng chứa chất chống oxy hóa, nhưng ở mức độ thấp hơn trái cây và rau quả.

Chất chống oxy hóa có thể làm tăng thời hạn sử dụng của cả thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến. Do đó, chúng thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Ví dụ, vitamin C thường được thêm vào thực phẩm chế biến như một chất bảo quản.

XEM THÊM: Quả chanh rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể

Chất chống oxy hóa được phân làm 2 loại là chất chống oxy hóa tan trong nước và chất chống oxy hóa tan trong chất béo. Theo đó, chất chống oxy hóa tan trong nước thực hiện các hoạt động ở cả bên trong và ngoài tế bào, trong khi chất hòa tan trong chất béo hoạt động chủ yếu trong màng tế bào.

Các chất chống oxy hóa quan trọng trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa tan trong nước, cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống.
  • Vitamin E: Vitamin E là chất chống oxy hóa tan trong chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại của quá trình oxy hóa.
  • Flavonoid: Flavonoid là nhóm chất chống oxy hóa thực vật có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.

Nhiều chất được coi là chất chống oxy hóa cũng có những chức năng quan trọng khác. Ngoài ra, còn có nhiều chất chống oxy hóa cũng thực hiện các chức năng quan trọng khác như curcuminoids trong nghệ và oleocanthal trong dầu ô liu nguyên chất ngoài là chất chống oxy hóa, còn có tác dụng chống viêm mạnh.

Chế độ ăn uống bổ sung chất chống oxy hóa là cần thiết, nhưng nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn. Thực tế, việc hấp thụ quá nhiều chất chống oxy hóa có thể tạo các phản ứng độc hại và thậm chí có thể thúc đẩy hơn là ngăn ngừa tổn thương oxy hóa - một hiện tượng được gọi là “nghịch lý chống oxy hóa”.

Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng liều lượng chất chống oxy hóa cao làm tăng nguy cơ tử vong. Vì lý do này, hầu hết các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh bổ sung chất chống oxy hóa liều cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn làm giảm tác hại oxy hóa ở mức lớn hơn so với thực phẩm chức năng. Do đó, bạn nên chọn bổ sung chất chống oxy hóa qua thức ăn hơn là thực phẩm chức năng.

Tốt nhất là bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây, cùng với các thói quen lành mạnh khác. Tuy nhiên, nếu bị thiếu một số chất dinh dưỡng hoặc không thể theo chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể uống chất bổ sung liều thấp như vitamin tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này.

Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Các loại lipid máu bao gồm: LDL, HDL và triglyceride. Rối loạn chuyển hóa lipid máu được định nghĩa khi có một hoặc nhiều rối loạn sau: tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng triglyceride máu, tăng LDL-cholesterol [cholesrol xấu] hoặc giảm HDL-cholesterol [cholesterol tốt]. Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch.

Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, nhiều thức ăn chứa cholesterol [nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, trứng], thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,.... Vì vậy, người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh tích cực, hiệu quả.

Trong điều trị rối loạn lipid máu, để giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn cho người bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để từ đó giảm cân theo chỉ số khối cơ thể [BMI] nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm cân. Người bệnh cần giảm năng lượng trong khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần trước đó cho tới khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI;
  • Giảm lượng chất béo [lipid] theo BMI: Chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa;
  • Đảm bảo lượng protein chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. Tăng lượng đạm [protein] bằng cách ăn thịt ít béo và các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể;
  • Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài;
  • Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen,...
  • Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim,...
  • Số bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên chia thành nhiều bữa, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt;
  • Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày

Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi giúp bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nhẹ không cần sử dụng thêm thuốc để điều trị bệnh. Sau đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên dùng khi mỡ máu cao:

  • Ngũ cốc chế biến thô: bánh mì đen, gạo thô,...;
  • Sữa không béo;
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da;
  • Các loại hạt có dầu như hạt dẻ, lạc, vừng, bí ngô,... giúp cung cấp các axit béo Omega-3, Omega-6 cho cơ thể;
  • Cá béo, ăn tối thiểu 2 lần/tuần;
  • Dầu thực vật không bão hòa: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành,...;
  • Tỏi: có tác dụng làm tăng HDL-Cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride, LDL-Cholesterol máu và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, ăn tỏi quá nhiều có thể dẫn đến viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc, tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân rối loạn lipid máu có bệnh dạ dày và các chứng viêm ở mắt không nên dùng;
  • Hành tây: có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin;
  • Đậu tương: ăn 100g đậu tương mỗi ngày giúp giảm 20% cholesterol máu, đặc biệt là giảm nồng độ LDL-cholesterol. Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành,... đều rất tốt cho bệnh nhân rối loạn lipid máu;
  • Dưa leo: chứa rất nhiều chất xơ, cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol;
  • Rong biển: chứa nhiều iod và magie, có tác dụng ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Ngoài ra, thành phần laminaria polysaccharide có trong rong biển có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride;
  • Ớt: có hàm lượng vitamin C cao, cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, làm giảm lượng cholesterol máu;
  • Súp lơ: có hàm lượng chất xơ rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có khả năng tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch;
  • Mướp đắng: giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất, giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể;
  • Mầm đậu xanh: chứa nhiều vitamin C, chất xơ,... có lợi trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, đặc biệt là các chất béo, từ đó làm giảm cholesterol máu, giảm sự lắng đọng cholesterol ở thành động mạch;
  • Cà rốt: giàu beta-carotene và các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất, tốt cho người mắc bệnh mạch vành, giảm mỡ máu và hạ huyết áp;
  • Các loại nấm: nấm hương, linh chi, mộc nhĩ giúp giảm cholesterol và triglyceride máu;
  • Táo: chứa nhiều pectin, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu;
  • Kiwi: có hàm lượng cao chất arginine, giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,...

Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu, nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm sau:

  • Mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm;
  • Sữa béo nguyên kem;
  • Lòng đỏ trứng, bơ, pho mát,...;
  • Thịt gia cầm chưa bỏ da;
  • Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa;

Hạn chế các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa

  • Hạn chế đường, mật, chỉ nên tiêu thụ tối đa 10 - 20g/ngày;
  • Phủ tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách,...
  • Đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo như phô mai, xúc xích, thịt nguội,...
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa, dầu hạnh nhân,...
  • Bơ thực vật;
  • Các loại đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh, bao gồm cả mì ăn liền,....

Ngoài ra, người bệnh rối loạn lipid máu còn cần bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh và có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn,... Tập luyện tích cực sẽ giúp giảm cân, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Trong trường hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không làm giảm lượng cholesterol máu, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ cholesterol máu theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mỗi người cần chú ý tới việc thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mỡ máu nếu có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu để phòng ngừa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cholesterol là gì? Sự khác nhau giữa 2 loại cholesterol: HDL và LDL

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề