Lãi suất vay ngân hàng 1 tháng là bao nhiêu?

Từ số tiền cho vay ban đầu cộng với mức lãi suất [thường tính theo năm], ngân hàng sẽ tính được số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng.

Nhờ lãi suất, ngân hàng có thể tính ra số tiền bạn cần trả hàng tháng sau khi vay.

Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức sẽ có lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

1.1. Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét uy tín của cá nhân người vay và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức và thời gian vay. Hình thức này thường phù hợp với cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống như cưới hỏi, du lịch, mua sắm các món đồ có giá trị nhỏ và vừa,...

Nếu có ưu đãi, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 - 16%. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Lãi vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, nghĩa là tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Với phương thức tính lãi trên, bạn có thể trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. Bởi vậy, tính lãi vay dựa trên dư nợ giảm dần đang là xu hướng trong cách tính lãi suất trả góp.

Tiền lãi khi vay tín chấp thường được tính theo dư nợ giảm dần.

1.2. Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo mà trong thời gian vay, khách hàng phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Lãi vay ngân hàng thế chấp sẽ không thay đổi trong thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức thế chấp dao động từ 10-16%. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với các gói vay mua trả góp xe hơi, nhà ở, du học,... cùng khoản tiền vay lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng thường tung ưu đãi để đưa lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp về mức thấp, khoảng từ 6%/năm trở lên.

Vay thế chấp là hình thức vay cần phải có tài sản đảm bảo như bất động sản, xe hơi,...

2. Các loại lãi suất vay

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng được chia thành 3 loại gồm lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp. Mỗi sản phẩm tín dụng sẽ áp dụng một loại lãi suất khác nhau.

2.1. Lãi suất cố định

Hiểu đơn giản, lãi suất cố định là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi này thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên 8%, không thay đổi.

  • Ưu điểm: Do lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.
  • Nhược điểm: Bất lợi duy nhất của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.

Lãi suất cố định sẽ luôn được giữ nguyên dù lãi suất thị trường tăng hay giảm.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi được hiểu là loại lãi bị điều chỉnh, thay đổi theo thời gian, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Thông thường, lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất

Ví dụ: Giả sử với kỳ hạn vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%, biên độ lãi suất ngân hàng đưa ra là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9,5%.

  • Ưu điểm: Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm.
  • Nhược điểm: Khách hàng khó dự tính được chi phí vay do lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, bất lợi cho khách hàng.

Lãi suất thả nổi sẽ biến động phụ thuộc vào sự tăng giảm của lãi suất thị trường.

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi, được áp dụng cho các khoản vay trung hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua ô tô trong 1 năm [12 tháng] đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3% [biên độ lãi suất]. Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7,5% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7,5% + 3% = 10,5%.

  • Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm chi phí lãi vay trong thời gian vốn gốc còn cao.
  • Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với mức lãi suất khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.

 

3. Tham khảo lãi suất vay ngân hàng BIDV

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam có lãi suất vay vốn dao động từ 16 - 25%/năm đối với vay tín chấp và 8-12% đối với vay thế chấp. Lãi suất vay phụ thuộc nhiều vào hình thức vay, ưu đãi và cách tính lãi. Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo lãi suất vay ngân hàng BIDV.

  • Lãi suất vay tín chấp: Tại ngân hàng BIDV, lãi suất vay tiêu dùng tín chấp [không tài sản đảm bảo] chỉ từ 9%/năm.
  • Lãi suất vay thế chấp: Đối với hình thức vay có tài sản đảm bảo, BIDV thường xuyên có các gói tín dụng có mức lãi suất rất cạnh tranh, gói tín dụng hiện hành có lãi suất chỉ từ 6,2%/năm cho các khoản vay trung dài hạn . Tài sản đảm bảo thường là nhà, bất động sản, ô tô,.. Bên cạnh đó, lãi suất vay cầm cố cũng vô cùng hấp dẫn, thấp nhất chỉ bằng lãi suất tiết kiệm trên sổ/thẻ tiết kiệm.

Lãi suất vay tín chấp của BIDV đang ở mức khá hấp dẫn từ 9%/năm.

4. Phương thức tính lãi suất vay ngân hàng BIDV

BIDV chỉ tính lãi trên dư nợ giảm dần, lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ [sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó].

Công thức

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Số tiền lãi phải trả hàng tháng của KH = 100 triệu đồng * 10%/12 tháng = 833.333 đồng [đây là mức lãi cao nhất tại kỳ đầu tiên do lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần].Ví dụ: Nếu một người vay 100 triệu đồng trong thời hạn 03 năm [36 tháng] với mức lãi suất 10%/năm, thì:

  • Tổng số tiền phải trả tháng đầu tiên = 100 triệu đồng/36 tháng + 833.333 = 3.611.111 đồng
  • Tổng số tiền phải trả ở tháng tiếp theo:

Dư nợ gốc = 100 - 100/36 [1] [giảm dần theo tháng] Gốc trả cố định hàng tháng = 100/36 [2] Tiền gốc + lãi phải trả hàng tháng = [2] + [1]*10%/12

Khách hàng có thể theo dõi bảng tính chi tiết dưới đây để hình dung rõ hơn về tổng số tiền phải trả giảm dần theo từng tháng:

Thứ tựTrả gốcTrả lãiTổng phải trả theo thángTháng 12.777.778 đ833.333 đ3.611.111 đTháng 22.777.778 đ810.185 đ3.587.963 đTháng 32.777.778 đ787.037 đ3.564.815 đTháng 42.777.778 đ763.889 đ3.541.667 đTháng 52.777.778 đ740.741 đ3.518.519 đTháng 62.777.778 đ717.593 đ3.495.370 đTháng 72.777.778 đ694.444 đ3.472.222 đTháng 82.777.778 đ671.296 đ3.449.074 đTháng 92.777.778 đ648.148 đ3.425.926 đTháng 102.777.778 đ625.000 đ3.402.778 đTháng 112.777.778 đ601.852 đ3.379.630 đTháng 122.777.778 đ578.704 đ3.356.481 đTháng 132.777.778 đ555.556 đ3.333.333 đTháng 142.777.778 đ532.407 đ3.310.185 đTháng 152.777.778 đ509.259 đ3.287.037 đTháng 162.777.778 đ486.111 đ3.263.889 đTháng 172.777.778 đ462.963 đ3.240.741 đTháng 182.777.778 đ439.815 đ3.217.593 đTháng 192.777.778 đ416.667 đ3.194.444 đTháng 202.777.778 đ393.519 đ3.171.296 đTháng 212.777.778 đ370.370 đ3.148.148 đTháng 222.777.778 đ347.222 đ3.125.000 đTháng 232.777.778 đ324.074 đ3.101.852 đTháng 242.777.778 đ300.926 đ3.078.704 đTháng 252.777.778 đ277.778 đ3.055.556 đTháng 262.777.778 đ254.630 đ3.032.407 đTháng 272.777.778 đ231.481 đ3.009.259 đTháng 282.777.778 đ208.333 đ2.986.111 đTháng 292.777.778 đ185.185 đ2.962.963 đTháng 302.777.778 đ162.037 đ2.939.815 đTháng 312.777.778 đ138.889 đ2.916.667 đTháng 322.777.778 đ115.741 đ2.893.519 đTháng 332.777.778 đ92.593 đ2.870.370 đTháng 342.777.778 đ69.444 đ2.847.222 đTháng 352.777.778 đ46.296 đ2.824.074 đTháng 362.777.778 đ23.148 đ2.800.926 đTổng100.000.000 đ15.416.667 đ115.416.667 đ

5. Những lưu ý khi vay ngân hàng

Trước khi tiến hành vay vốn ngân hàng, bạn nên ghi nhớ 6 lưu ý quan trọng sau đây:

  • Xác định chính xác nhu cầu, thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn để có thể cân đối tài chính, khả năng chi trả hàng tháng, đồng thời điều chỉnh khoản vay sát với nhu cầu thực tế.
  • Tìm hiểu mức lãi suất, hạn mức vay, các gói vay của từng ngân hàng sao cho có lợi và phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân bạn.
  • Kiểm tra chính xác thông tin trên hợp đồng vay, điều khoản, điều kiện ghi trên hợp đồng
  • Kiểm tra lại số tiền đã giải ngân theo đúng thỏa thuận, ngay lập tức khiếu nại khi phát hiện số tiền giải ngân không khớp với hợp đồng.
  • Yêu cầu nhận lại hồ sơ từ phía ngân hàng.

Nghiên cứu và cân nhắc kỹ về chính sách cho vay, lãi suất của từng ngân hàng trước khi vay giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu của mình hơn.

Nhìn chung, hầu hết ngân hàng đều có hai hình thức vay là vay tín chấp và vay thế chấp, tương ứng với đó là lãi suất vay tín chấp và thế chấp. Có 3 loại lãi suất chính là cố định, thả nổi và hỗn hợp. Trước khi vay, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về chính sách

Chủ Đề