Kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì

- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đên lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không họp pháp…/.

Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

Đồng thời, Quy định 102 năm 2017 khẳng định:

- Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

- Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị phạt bằng hình thức thấp hơn như phạt cải tạo không giam giữ hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, tính chất, tác hại… mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp;

- Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật…

Như vậy, tùy vào từng đối tượng, mức độ, hành vi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo từng hình thức khác nhau.

 

2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên

Theo quy định tại Điều 2 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì:

1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ"; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể [nếu có] theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9- Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thi hành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.

10- Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật [trừ quyết định kỷ luật khai trừ], nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.

11- Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.

 

3. Quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực khi nào ?

Nội dung này được nêu tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng. Cụ thể:

Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

Mặc dù vậy, nếu Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng 01 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên.

Khi nhận được khiếu nại, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Đảng viên biết.

Đáng lưu ý: Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, Đảng viên bị kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật [trừ hình thức khai trừ], nếu Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực [theo khoản 10 Điều 2 Quy định 102].

Như vậy, có thể thấy, quyết định kỷ luật Đảng viên có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại thì Đảng viên vẫn phải chấp hành đúng quyết định kỷ luật đã được nhận.

 

4. Trường hợp nào Đảng viên chưa bị xem xét kỷ luật ?

Điều 5 Quy định 102- QĐ/TW xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm của Ban chấp hành trung ương ngày 15 tháng 11 năm 2017, các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật gồm Đảng viên vi phạm đang trong thời gian:

- Mang thai, nghỉ thai sản;

- Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.

Ngoài ra, với Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức Đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật trừ trường hợp Đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.

 

5. Hướng dẫn kỷ luật đảng viên

Tại khoản 1 Điều 39 Quy định 30/2016/QĐ-TW quy định trình tự tiến hành kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm

Bước 1: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật

  • Đảng viên vi phạm được cấp ủy hướng dẫn thực hiện bản tự kiểm điểm.
  • Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận.

Bước 2: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

Bước 3: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Nếu Đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm

Lưu ý:

  • Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định;
  • Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

 

6. Các hình thức kỷ luật Đảng viên dự bị

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị tiếp tục được chi bộ giáo dục, rèn luyện.

Theo đó, nếu trong thời gian dự bị, Đảng viên dự bị vi phạm kỷ luật thì vẫn phải bị xử lý. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị sẽ bị kỷ luật bằng hình thức: Khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 4 Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 15/11/2017. Theo đó, tất cả Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Dù ở cương vị nào, nếu vi phạm thì đều bị xem xét, xử lý kịp thời.

Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục hậu quả… mà Đảng viên dự bị bị xem xét hình thức kỷ luật: Khiển trách hoặc cảnh cáo.

Như vậy, nếu Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo. Đặc biệt, nếu không đủ tư cách thì Đảng viên dự bị có thể bị xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Chủ Đề