Kinh nghiệm đi thi học sinh giỏi văn

Là một trong những thí sinh đạt giải nhất môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi TP.HCM nhưng Nguyễn Hoàng Kim Ngân, học sinh Trường THCS Nguyễn An Khương [huyện Hóc Môn, TP.HCM] cho biết em không hề đi học thêm, thay vào đó dành thời gian học tự học và tìm hiểu thêm những cách làm bài hay trên mạng.

Trước khi thi, Kim Ngân tham khảo thêm đề và đáp án của kỳ thi trước. Trong quá trình tự học, gặp phải những vấn đề không hiểu Ngân sẽ hỏi thêm giáo viên. “Việc tự học sẽ giúp mình tự chủ thời gian, tìm hiểu sâu những vấn đề mình có hứng thú. Những lúc nhìn đề mà không hiểu, căng thẳng quá thường em sẽ ra ngoài hóng gió và tạm để đề thi đó lại. Một vài ngày sau, khi nảy ra ý tưởng mới em mới tiếp tục làm”, Ngân chia sẻ.

Còn khi vào phòng thi, trong khi nhiều bạn vào là tận dụng thời gian để làm bài liền thì ngược lại, Ngân dành 5-7 phút để… “ngắm” đề thi. Sau đó, nữ sinh cho biết sẽ làm dàn ý cơ bản rồi mới bắt đầu làm bài. Vì đã đọc toàn bộ đề thi trước, nên trong quá trình làm bài 1, nếu có ý tưởng gì cho bài 2 thì viết ngay ra giấy nháp. Theo Ngân, việc “ngắm” đề trước sẽ giúp thí sinh định hình được toàn bộ đề thi, phân bổ thời gian hợp lý và không bị sót ý khi làm bài.

Ngoài ra, với môn văn, theo Ngân ngoài kiến thức trong sách vở thì học sinh cần trang bị thêm kiến thức xã hội bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thời sự, những vấn đề xã hội vì đây có thể là những vấn đề được đưa vào đề thi.

Không chỉ với môn văn, những môn còn lại như toán, Anh văn, Ngân cũng đều tự học ở nhà. “Môn toán thì em may mắn là có anh trai dạy toán nên được kèm cặp thêm, gặp những bài khó em cũng có ngay người để hỏi. Còn môn Anh văn thì do em học từ nhỏ nên cũng cảm thấy khá ổn”, Ngân nói thêm.

Đội tuyển thi học sinh giỏi môn văn của Trường THCS Nguyễn An Khương

K.N

Không để bị trừ điểm vì những lỗi nhỏ

Cũng nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi thành phố và đạt giải nhì môn toán lớp 9, Đỗ Lê Đức Trí cho rằng để đậu vào trường THPT mình mong muốn thì nên có thế mạnh ở một môn học nào đó.

Đặc thù của bộ môn toán là không thể học thuộc bài nên phải biết cách vận dụng kiến thức bộ môn để giải bài tập. “Em thường dành thời gian luyện bài tập, viết cho quen tay và câu nào lấy điểm được thì nhất định không để bị trừ điểm vì những lỗi nhỏ. Còn với phần hình học, đây là phần kiến thức rất khó nhằn, trước hết về các tính chất thì nhiều vô kể, vì vậy càng phải nắm chắc lý thuyết. Lưu ý thêm là khi vẽ hình, đặc biệt là câu khó nên vẽ hình lớn để dễ quan sát hơn”, Đức Trí chia sẻ.

Và cuối cùng là phần toán thực tế, theo Trí đây là phần rất dễ lấy điểm mà cũng rất dễ mất điểm ở phần điều kiện bài toán và cách lập hệ phương trình, các năm gần đây đề thi hướng đến thực tế chứ không còn thuần túy như trước. Vì vậy thí sinh nên chú trọng phần này khi ôn tập.

Về cách học, Trí cũng cho biết dành khá nhiều thời gian để tự học, giải đề. Để chuẩn bị cho kỳ thi lên lớp 10 sắp tới, Trí sẽ học nhóm với các bạn thi chuyên trong lớp để trau dồi thêm kiến thức. Năm nay Trí đăng ký nguyện vọng vào Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu và nguyện vọng chuyên vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Nguyễn Nhật Minh, học sinh lớp Trường THCS Ngô Tất Tố [Q.Phú Nhuận, TP.HCM] cho biết cách học của mình hơi khác thường với mọi người. Nhật Minh đạt giải nhất môn tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố vừa rồi.

Khi học tiếng Anh, theo Minh không nên học thuộc lòng như chép từ vựng, thay vào đó nên đọc những câu có sử dụng từ ngữ mình muốn biết và cố gắng hiểu bối cảnh của câu. Khi học tiếng Anh nên bình tĩnh và thoải mái, không nên ép bản thân quá sẽ dễ gây căng thẳng.

Cách học của Minh là nghe đi nghe lại cách những người bản địa nói chuyện với nhau qua phim ảnh, sách điện tử… Thấy câu nào hay thì Minh ghi nhớ lại, câu nào không hiểu cậu tìm hiểu thêm. “Đặc biệt, nếu có cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài thì mình nên nắm bắt ngay. Khi đang học tiếng Anh thì em nghĩ cũng nên suy nghĩ bằng tiếng Anh, em thấy đó là cách tốt nhất để học mà không bị quên", Minh nói.

Về cách làm bài thi, Minh cho biết bản thân hay làm theo quán tính, em sẽ suy nghĩ trong đầu câu đang làm bằng tiếng Anh rồi thấy đáp án nào phù hợp nhất thì chọn. "Em thấy không nên tập trung suy nghĩ một câu nhiều quá vì lúc đó có thể bị rối, đôi khi phải tin tưởng vào cảm tính của mình”, Minh nói thêm.

Tương tự, Huỳnh Thanh Nhã, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ [Q.7, TP.HCM] cũng cho biết đạt kết quả cao trong kỳ thi là nhờ bản thân có hứng thú với ngoại ngữ từ nhỏ. Trong kỳ thi vừa rồi Thanh Nhã cũng đạt giải nhất môn tiếng Anh.

“Về kinh nghiệm học thì em chuyển các mạng xã hội đang sử dụng sang tiếng Anh, tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu như video, vlog và bài viết bằng tiếng Anh. Riêng lúc ôn thi cho kỳ thi học sinh giỏi thì bọn em có làm thêm các bài nâng cao...”, Thanh Nhã nói.

Năm nay, Nhã đặt nguyện vọng 1 vào Trường THPT Bùi Thị Xuân, còn nguyện vọng chuyên vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Tin liên quan

Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao

Rate this post

Trong bài viết này xin giới thiệu Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao . Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao chọn lọc cập nhật mới nhất giúp các em nắm kiến thức nâng cao, ôn luyện và thi HSG môn Văn đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy. Đề thi HSG nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công thành công !

KINH NGHIỆM NHỎ KHI LUYỆN HSG.

– Trong quá trình dạy trên lớp GV phải có vài 3 câu hỏi dành cho đối tượng HSG để các em tập làm quan, tập tư duy và cũng là nội dung mình sẽ bồi dưỡng ở buổi chiều.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương Gv sẽ hỏi: Cái tài của mỗi nhà văn là phát hiện ra những hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của mỗi con người. Vậy theo em hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của Vũ Nương là gì? [Đây cũng sẽ là 1 đề HSG]

Ví dụ 2: Hay khi dạy bài Lão Hạc, Gv hỏi:

“Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Vậy trong truyện tình huống nào bộc lộc tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả?

Ví dụ 3: Khi dạy Truyện Kiều, GV đặt câu hỏi: Vì sao nói truyện Kiều là viên ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi hay thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ không một lần lõ nhịp ngang cung?. Vậy viên ngọc quý trong truyện Kiều là gì?

Ví dụ 4: Hoặc khi dạy văn bản chuyện người con gái Nam Xương, GV cũng nên hỏi: Chi tiết trong truyện là người tí hon nhưng lại mang sứ mệnh của người khổng lồ? Vậy trong truyện chi tiết nào được xem là chi tiết tí hon nhưng mang sự mệnh người khổng lồ? Đó là sứ mệnh gì?

Ví dụ 5: Hoặc khi dạy ca dao lớp 7 ta có thể hỏi: Bác Hồ từng cho rằng: Ca dao là hòn ngọc quý” Vậy theo em em hiểu hòn ngọc quý ở ca dao là gì?

2. Khi dạy luyện buổi chiều

– GV nên luyện theo từng tác phẩm.

Một tác phaamrm Gv phải tìm ra nhiều đề thi, nhiều nhận định liên quan đến tác phẩm để bắt đầu khai thác, tìm hiểu, phân tích. Thật ra xoay đi xoay lại thì dù nhận định nào thì cũng hướng đến một khía cạnh nào đó của tác phẩm, của nhận vật mà thôi.

Ví dụ 6: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương, Gv có thể đưa ra hàng loạt câu nhận định như:

– “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. [Nguyễn Đăng Mạnh]

– Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang trách nhiệm khổng lồ.

– Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

 Tất cả các nhận định trên đều hương đến một ĐÍCH: đó là chi tiết truyện.

3.  Khi về nhà

–  Sau mỗi buổi dạy, Gv phải ra cho HS 2 đến 3 đề để các em về nghiên cứu và lập dàn ý. Khi dạy buổi chiều, thầy và trò sẽ nghiên cứu đề đã cho trước, sau đó hoàn chỉnh thành một dàn ý chuẩn mực, đầy đủ. Sau khi hoàn thành dàn ý, Gv lại cho HS viết thành bài văn để Gv kiểm tra khả năng diễn đạt. Lưu ý là điều này nên làm ít thôi, nếu làm nhều HS sẽ ngán vì viết rất mệt. Kết thúc buổi học, Gv lại ra đề khác… cứ thế cuốn chiếu hết tất cả các đề.

4. Tổ chức thi thử.

– Đừng bao giờ nghĩ đề A, B, C mình dạy kĩ rồi, chắc em sẽ làm được. Không có đâu các bạn ạ. Dù mình đã dạy kĩ nhưng các em không nhớ hết được và có khi còn làm sai bé bét phát tức lên nữa í. Thi thử để căn thời gian cho chuẩn vì thời gian là cái bẫy mà hầu hết HS đêu mắc phải. Các em không biết phân phối thời gian cho từng câu hợp lí nên cầu đáng dành nhiều thời gian thì các em lại viết ít và ngược lại…Đây là lí do “cốt tử” là “điểm yếu chết người” mà không phải HS nào cũng thành thạo.

5. Thân thiện, ăn uống, thưởng cao

– thỉnh thoảng mìn cho các em 50 đến 70k cho các em ăn uống. Thường là 1 tuần 1 lần để động viên, khích lệ. Và ra giải thưởng: Đỗ tỉnh thưởng bao nhiêu, dỗ nhất huyện thưởng như thế nào…. 

6. Mình bị đau vai gáy, chỉ gắng gượng viết đến đây thôi. Đau lắm rồi. hu hu. Chuyện Bồi dưỡng HSG nó dài lắm, ko nói hết được…

Nguyễn Văn Thọ

Video liên quan

Chủ Đề