Kinh nghiệm bắt ong mật

Ông Dương Minh Tọa kiểm tra đõ ong để chuẩn bị lấy mật.

Tấu Lìn là thôn xa nhất của Hùng Lợi. Nơi có khí hậu mát mẻ, rừng phòng hộ lớn là nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Thôn có 93 hộ dân, trong đó 90% là đồng bào Mông. Ở Tấu Lìn hiện nay có gần 20 hộ nuôiong mật, nhiều hộ có 40 - 50 đõ [thùng]. Hộ nuôi nhiều có thể cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng/năm.

Ở Tấu Lìn, ông Dương Văn Tọa được gọi là “vua ong”. Bởi ông là người Mông đầu tiên nuôi ong mật và là người giàu kinh nghiệm nhất trong nghề nuôi ong ở đây. Từ năm 13 tuổi ông đã theo bố lên rừng tìm mật, sau đó học cách bắt ong về nuôi. Ông cho biết, để “dụ” được ong về cần nhiều công đoạn lắm, mỗi người một bí quyết riêng.

Cách thứ nhất là người Mông chuẩn bị sẵn các đõ ong, sau đó vào rừng treo đõ lên cây to làm tổ. Cách chọn lựa vị trí treo cũng cần có kinh nghiệm. Đó là chọn nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, mưa gió không hắt vào được, nắng gắt không tới. Đám ong sẽ “kiểm tra” kỹ, thấy an toàn thì chúng mới đến ở. Sau đó, người Mông chỉ việc mang tổ về nhà. Đám ong sẽ sống với mình nhiều năm trời.

Cách này khá đơn giản, nhưng theo ông Tọa thì nuôi bằng đõ tròn không đông quân, được ít mật. Người Mông nơi đây dần dần đổi sang nuôi ong mật bằng đõ vuông. Do đó cần phải có cách “dụ” khá kỳ công. Ông Tọa chia sẻ, trước tiên phải có dụng cụ để bắt ong chúa. Bao gồm: Lưới bắt ong chúa, hộp nhỏ nuôi ong chúa, rọ nuôi ong chúa. Đầu tiên phải lên rừng quan sát và bắt ong chúa bỏ vào hộp nhỏ sau đó cho vào rọ để dụ ong thợ tìm đến ở cùng. Nghe qua có vẻ dễ nhưng để thực hiện các công đoạn này cần nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm.

Nhiều khách hàng đến tìm mua mật ong tại nhà ông Dương Minh Tọa.

Anh Dương Sáng Áo cũng là người săn ong và nuôi ong có tiếng. Anh cho biết cách nuôi ong ở Tấu Lìn có thuận lợi là người nuôi ong không phải di chuyển đàn ong đi nơi khác. Ngày ngày, đám ong mật này chăm chỉ đi khắp nơi kiếm mật, người nuôi không phải chăm sóc gì nhiều, thi thoảng anh mới kiểm tra thùng ong. Vậy mà thùng ong nào cũng “binh hùng tướng mạnh”, cuối năm vẫn “nộp” mật đầy đủ.

Thường thì tháng 10 là thời gian ong cho thu mật. Ong “sản xuất” được 5 thành mật [khoảng vài lít] mình chỉ lấy 4 thành, còn 1 thành để cho chúng dự trữ thức ăn khi mùa đông đến. Nếu lấy hết mật trong tổ, chúng sẽ bỏ đi, không ở.

Mật ong ở Tấu Lìn có vị thơm ngon không giống với bất cứ nơi nào, bởi ong hoàn toàn được nuôi tự nhiên, hút mật ngọt từ các loại hoa rừng. Mật ong có thể để được vài năm mà vẫn còn nguyên chất mật.

Người Mông ở Tấu Lìn chỉ chọn giống ong nội để nuôi. Vì vậy mà mật là kết tinh của nhiều loại hoa rừng. Có chất lượng tốt, nên mật ong làm ra đến đâu dễ dàng tiêu thụ hết đến đấy. Trung bình có nhà mỗi năm thu 100 - 200 lít mật ong, được bán với giá 150 nghìn đồng/lít. “Tiếng lành đồn xa”, mật ong của Tấu Lìn giờ không chỉ bán tại địa phương, mà còn đến tận Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Mô hình nuôi ong mật thu nhập cao ở Lục Yên

Mục đích: Nuôi ong lấy mật ngoài mục đích bồi dưỡng còn bán lấy tiền mua quần áo, các vật dụng khác cho gia đình như : mắm muối, mì chính.... Nuôi ong nọi thời gian tốt nhất là từ tháng 12 năm trước đến thnág 3 hoặc tháng 5 năm sau [ mùa xuân ] vì đó là thời diểm có nhều hoa của nhiều loài cây nở và mật ong tại thời điểm này là ngon nhất.

Bước 1: Làm chuồng.

-          Làm chuồng tròn [ đó ong ] bằng thân cây gỗ, chọn những thân cây rỗng ở giữa nếu lỗ rỗng ở giữa nhỏ thì đục thêm ra cho rộng.

-          Chuồng ong có kích thước như sau: dài từ 80 – 100 cm dày 3 – 4 cm, có đường kính trung bình từ  30 – 40 cm.

-          Hai đầu chuổng ong bịt bằng tấm ván khoét tròn sao cho vừa khít với lỗ  rỗng của thùng ong, sau đó lấy phân trâu bịt kín các khe nơi giữa 2 tấm ván với chuồng ong, không để hở [ lấy phân trâu để bịt vì nó ừa dính, khô nhanh không nứt ne lại không có mùi sau khi khô ].

-          Cửa ra vào của chuồng ong nên đặt ở giữa [nếu chọn được những thân cây làm chuồng ong có khe nứt ở đoạn giữa để làm nơi ra vào của ong cho tự nhiên là tốt nhất ]. lỗ ra vào của ong chỉ vừa cho ong ra vào từng con một, không để lỗ to quá để tránh các loài ong phá hoại chui vào tổ đuổi ong đi mất.

-          Đặt chuồng ở nơi khô ráo, có ánh nắng rọi vào chuồng, phải đặt chuồng ên trên giá để cách mặt đất 50 cm và có mái tre cho chuồng.

Bước 2: Chọn giống:

-          Chọn những con ong mật có màu vàng đượm, tránh chọn những con có màu đen nhiều vì cho mật ite hơn.

-          Khi gặp đàn ong bắt lấy con ong chúa và dùng kim chọc nát cánh ong chúa [chú ý: không nên cắt cánh ong chúa vì một thời gian sau cánh sẽ mọc trở lại ong chúa dẫn đàn bay đi mất , còn nếu buộc chân thì ong chúa sẽ chết]. Sau đó bỏ ong chgúa vào chuồng đã làm sẵn thì đàn ong mật sẽ làm tổ và sống ở trong chuồng.

Bước 3: Chăm sóc:

-          Chú ý: Khi nuôi ong phải tránh các đàn kiến chui vào trong tổ ong bằng cách lấy dầu mỡ quét vào chân giá đỡ chuồng hoặc đặt 4 chân giá đỡ chuồng vào 4 bán [ lọ ] đựng nước.

-          Thường xuyên theo dõi xem xét đàn ong, xua đuỏi những con ong đen to về bắt mất ong thợ đi khiến đàn ong sợ hãi bỏ chuồng đi mất.

-          Thường xuyên theo dõi ong trong quá trình ra vào tổ xem lượng phấn lấy được trong ngày ở 2 chân sau của ong mà biết đường điều chỉnh. Khi nào thấy ong ra vào chuồng không kèm theo túi mật là lúc đó mật đã đầy tổ, cần tiến hành thu hoạch.

Bước 4: Thu hoạch:

-          Nên thu mật ong troing tháng 3 là tốt nhất  [ vì lúc này mật đặc và thơm ngon nhất ].

-          Cách thu mật: Không dùng lửa đốt để  sua đuổi đànong đi mà ta nhẹ nhàng cậy đầu tổ ong ra, lấy dao gạt ong ra và cắt lấy phần mật nhiều nhất [ chú ý không được thu triệt để mật trong tổ ong vì nếu lấy hết mật ong sẽ bay đi không ở lại chuồng ].

-          Sau khi lấy mật cần quét sạch chuồng ong và bịt lại như cũ.

-          Để lấy mật sao cho ngon nhất và để được lâu nhất, thì khi vắt mật cần loại bỏ phần có con non và phần chùm mật có màu vàng đậm, cứng không có vị ngọt và hơi chua [rượu ong] Vì nếu vắt cả phần đó thì mật sẽ không ngon.

Hoạch toán chi phí:

-          Trung bình 1 tổ ong thu được 5 chai mật [ chai 65 ] với giá bán 25.000 đồng/chai

Thu được: 5 chai x 25.000 đồng/ chai = 125.000 đồng.

Kinh phí chuyển giao: Hướng dẫn làm chuồng, chọn và bắt ong và hướng dẫn giám sát nuôi trong 5 tháng hết 10 công x 5.000 đồng = 50.000 đồng

Nuôi ong lấy mật đã tạo một nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, muốn nuôi ong phải tìm được nguồn giống tốt và đòi hỏi phải có sự đầu tư. Xin giới thiệu với bà con một số kinh nghiệm bắt ong trong tự nhiên về nuôi mà không tốn công sức và chi phí.

Bạn đang xem: Cách lấy mật ong không bị đốt

Bắt bằng hánhongLà biện pháp đặt các thùng, đõ ở những nơi thích hợp đểongtự về làm tổ. Ở các tỉnh miền Bắc, tháng 10-12 là mùaongdi cư từ vùng núi cao về vùng đồi thấp, tháng 3-4 là mùaongchia đàn,ongthường tìm nơi thích hợp để làm tổ.Chuẩn bị đõongphải được dọn sạch sẽ, kín và khô ráo, dùng sápongđun chảy đổ vào đõ để có mùi thơm hấp dẫnongmau về hơn. Có thể treo đõ xung quanh nhà hoặc đặt dưới gốc cây to [cây to độc lập] ở trongrừng hoặc ở một số vách đá nơi cóongsoi nhiều. Khiongđã về đõ thì mang về nhànuôi.

Bắt ong mật tự nhiên về nuôi. Ảnh sưu tầm

BắtongbayKhi phát hiện thấy đànongbay thấp ngang qua, ta tung đất cát, ném quần áo hoặc té nước vào đámonglàm chúng hạ thấp độ cao, chờongđậu vào cành cây, bắtongvào nón [chuyên dùng bắtong] để vào chỗ tối, mát mẻ. Chiều tối chuẩn bị một thùng sạch, một ván ngăn, một cầu bánh tổ mới có đủ mật, phấn, ổn địnhongvào thùng đặt nơi thích hợp, choongăn thêm [pha thêm ít mậtong]. Nếu không có bánh tổ viện thì nhốt chúa vài ngày, theo dõi thấyongthợ lấy phấn về thì thả chúa ra.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xướng Ù Chắn Trong Game Bài Chắn Chuẩn Nhất

Video liên quan

Chủ Đề