Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm gì nổi bật về kinh tế công nghiệp và dịch vụ

Bài 57. KHU vực TÂY VÀ TRUNG Âu MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu. Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế khu vực Tây và Trung Âu. KIẾN THỨC Cơ BẢN 1. Khái quát tự nhiên Khu vực Tây và Trung Âu trải dài từ quần đảo Anh - Ai-len qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan, Xlô-va-ki, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Áo, Thuỵ Sĩ,... Địa hình gồm ba miền: + Miền đồng bằng nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích. Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. + Miền núi già nằm ở phía nam đồng bằng là miền núi uốn nếp - đoạn tầng. Địa hình nổi bật là các khôi núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. + Miền núi trẻ gồm các dãy An-pơ và Các-pát. Dãy An-pơ dài trên 1.200km, đồ sộ, gồm nhiều dãy núi chạy song song, với các đỉnh cao trến 3.000m, có tuyết và băng hà bao phủ. Dãy Các-pát dài gần 1.500km, thấp hơn dãy An-pơ, trên các sườn núi còn nhiều rừng cây, có nhiều khoáng sản [sắt, kim loại màu, muối kali, khí thiên nhiên và dầu mỏ]. Khí hậu chịu ảnh hưởng của biển rõ rệt: + Ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm. + Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục đại, sông ngòi đóng băng về mùa đông. Kinh tế Công nghiệp Tây và Trung Âu tập trung nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu của thế giới [Anh, Pháp, Đức,...]. Đây cũng là nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới như vùng Rua [Đức]... và nhiều hải cảng lớn như Rốt-téc-đam [Hà Lan]... Nông nghiệp Nền nông nghiệp phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu. Phía bắc miền đồng bằng Tây và Trung Âu trồng lúa mạch và khoai tây. Phía nam đồng bằng trồng lúa mì và củ cải đường. Ở vùng đất thấp ven Biển Bắc thâm canh rau, hạt giống, hoa, chăn nuôi bò sữa. Trên các đồng cỏ ở vùng núi, chăn nuôi bò, cừu. Dịch vụ Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm trên 2/3 tổng thu nhập quốc dân. Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich,... Du lịch phát triển mạnh ở vùng núi An-pơ [nghỉ ngơi, leo núi, trượt tuyết,...]. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Quan sát hình 57.1, hãy giải thích tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển. Trả lời: Tây và Trung Âu có ba mặt giáp biển và đại dương, lại có gió Tây ôn đới thường xuyên thổi từ biển vào. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. Trả lời: Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. Miền đồng bằng phía bắc: + Nằm giáp biển Bắc và biển Ban-tích. + Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. + Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. + Vùng đất này hiện nay đang lún xuống mỗi năm vài xăngtimet. Miền núi già ở giữa: các khối núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. Miền núi trẻ ở phía nam: gồm các dãy An-pơ và Các-pát. + Dãy An-pơ đồ sộ, dài 1.200km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3.000m. + Dãy Các-pát dài gần 1.500km, thấp hơn dãy An-pơ. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu SGK [trang 174]: Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước. Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước [GDP] và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng [năm 2000]. Trả lời: Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước + Pháp: 21.862,2 USD/người. + Đức: 22.785,8 USD/người. + Ba Lan: 4.082,5 USD/người. + CH See: 4.929,8 USD/người. - Rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng [năm 2000]: + Các nước có nền kinh tế khác nhau, thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước và thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước khác nhau. + Nước đứng đầu về tổng sản phẩm trong nước là Đức, nhưng do dân số đông, nên thu nhập bình quân đầu người không cao hơn Pháp là mấy. Nước có tổng sản phẩm trong nước thấp nhất là Ba Lan. V. CÂU HỎI Tự HỌC Trong khu vực Tây và Trung Ấu, từ Bắc xuống Nam lần lượt là các dạng địa hình: A. Núi trẻ, núi già, đồng bằng. B. Đồng bằng, núi già, núi trẻ. c. Núi già, núi trẻ, đồng bằng. D. Núi trẻ, đồng bằng, núi già. Các vùng nông nghiệp trù phú ở khu vực Trung Âu phần lớn tập trung: Trên các vùng núi già thấp. Trong các thung lũng núi trẻ. c. Trên các đồng bằng dọc sông Đa-nuýp. D. Ven biển Đen. Miền núi trẻ An-pơ là nơi phát triển mạnh: A. Trồng trọt B. Du lịch, c. Khai khoáng. D. Chăn nuôi. B. Tây và Trung Âu. D. Đông Âu và Nam Âu. Các ngành dịcli vụ phát triển mạnh ớ": A. Tây và Nam Âu. c. Trung Âu và Đông Âu. Lúa mạch được trồng nhiều ở Đồng bằng Tây và Trung Âu. Vùng đất thấp ven Biển Bắc. c. Bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp. D. Ven biển phía tây.

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1. Khái quát tự nhiên
+ Vị trí:
– Trải dài từ quần đảo Anh-Ailen đến dãy Cac-pat
– Gồm 13 quốc gia: Anh-Ailen, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Áo, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Séc, Đức, Ba-lan
– Địa hình gồm ba miền:
+ Đồng bằng ở phía Bắc:
– Giáp biển Bắc và biển Ban Tích.
– Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.
– Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
+ Núi già ở giữa:
– Nằm ở phía nam miền đồng bằng.
– Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
+ Núi trẻ ở phía Nam:
– Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.
– Dãy An-pơ cao và đồ sộ.
– Dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.

Hinh 57.1. Lược đồ tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu

2. Kinh tế
a. Công nghiệp
– Tây và Trung Âu tập trung nhiều cường quốc Công nghiệp hàng đầu thế giới, nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn
– Nền công nghiệp phát triển đa dạng và năng suất cao nhất châu Âu
b. Nông nghiệp
– Nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu.
– Các loại nông sản chính: lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, bò sữa …
c. Dịch vụ
– Phát triển ở trình độ cao và là ngành kinh tế chính của các quốc gia.
– Các trung tâm lớn: Luân Đôn, Pa-ri …

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 174 SGK Địa lý 7] Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở Tây và Trung Âu.
+ Đồng bằng ở phía Bắc:
– Giáp biển Bắc và biển Ban Tích.
– Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.
– Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
+ Núi già ở giữa:
– Nằm ở phía nam miền đồng bằng.
– Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
+ Núi trẻ ở phía Nam:
– Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.
– Dãy An-pơ cao và đồ sộ.
– Dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.

? [trang 174 SGK Địa lý 7] Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
– Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước.
– Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước.

Nước

Dân số

[triệu người]

Tổng sản phẩm trong nước [triệu USD]

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước [GDP] theo khu vực kinh tế [%]

Nông-lâm- ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Pháp

59,2

1294246 3,0 26,1

70,9

Đức

82,2

1872992 1,0 31,3

67,7

Ba Lan

38,6

157585 4,0 36,0

60,0

CH Séc

10,3

50777 4,0 41,5

54,5

– Tính thu nhập bình quân đầu người mỗi nước:

+ Áp dụng công thức: Thu nhập BQĐN = Tổng sản phẩm trong nước / Dân số = ? [USD/người].
+ Ta có:
. Pháp = 1294246 / 59,2 = 21862 USD/người
. Đức = 1872992 / 82,2 = 22785 USD/người
. Ba Lan = 157585 / 38,6 = 4083 USD/người
. Đức = 50777 / 10,3 = 4930 USD/người

– Nhận xét:
+ Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước lớn [số liệu minh chứng]
+ Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng đóng góp của nông – lâm – ngư nghiệp ít, của dịch vụ cao [số liệu minh chứng]
+ Bình quân thu nhập theo đầu người cao [số liệu minh chứng].
=> Qua các chỉ tiêu trên, chứng tỏ đây là những nước có nền kinh tế rất phát triển trên thế giới.

Xem thêm về Khu vực Tây Âu tại đây và Khu vực Trung Âu tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề