Khai quát Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu và tuyên truyền cho đông đảo nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Sáng nay, 28-3, UBND huyện đảo Hoàng Sa [TP Đà Nẵng] tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà Trưng bày Hoàng Sa - một công trình mang tính lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền Hoàng Sa.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng, huyện đảo Hoàng Sa cắt băng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa được UBND huyện đảo Hoàng Sa [TP Đà Nẵng] tổ chức khởi công xây dựng trên đường Hoàng Sa [quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng] vào ngày 7-12-2015 với vốn đầu tư 40 tỷ đồng, xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.296m², trong đó diện tích xây dựng 412m², có 1 trệt, 3 tầng nổi, cao 18m với diện tích sàn 1.824m², do Công ty Kiến trúc WRIGHT [Nhật Bản] tư vấn thiết kế.

Tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa

Học sinh Trường THCS Hoàng Sa [TP Đà Nẵng] tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa

Thuyết minh về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi trưng bày hệ thống các tư liệu hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi kỹ thuật, mỹ thuật đa phương tiện như video, kết hợp hệ thống bản đồ, sa bàn tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính Hoàng Sa, tập trung vào giới thiệu tài liệu về Hoàng Sa thuộc các chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam thời nhà Nguyễn; những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giai đoạn 1858-1954; chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giai đoạn 1954-1974; các văn bản quản lý Nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1975 đến nay; Hoàng Sa với thế giới - Thế giới với Hoàng Sa; Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử.

Nhà trưng bày Hoàng Sa thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và người dân TP Đà Nẵng cũng như cả nước

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn bên tấm bản đồ đang lưu trữ tại Đại học Harvard do chính ông sưu tầm khẳng định cương thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Hình ảnh trưng bày tại Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu và tuyên truyền cho đông đảo nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhất là thế hệ trẻ, những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đây là minh chứng mạnh mẽ về sự thật và công lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như trên biển Đông qua các bằng chứng lịch sử, pháp lý.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, phát biểu tại lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, phát biểu tại buổi lễ: "Nhà Trưng bày Hoàng Sa sẽ làm cho tâm thức chúng ta càng sâu sắc hơn, khắc khoải hơn, củng cố thêm niềm tin sẽ có ngày huyện đảo thân yêu của chúng ta trở về đoàn tụ trên thực tế với các quận huyện khác trong đất liền của thành phố Đà Nẵng.

Khánh thành Nhà Trưng bày Hoàng Sa sáng nay, thực ra chúng ta cũng chỉ mới đi một nửa đoạn đường. Nửa đoạn đường còn lại là làm sao để nhà trưng bày này hoạt động với hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa công suất phục vụ, xem đây là một khâu quan trọng trong toàn bộ cuộc đấu tranh ngoại giao học thuật để đòi lại Hoàng Sa.

Muốn thế, tôi đề nghị UBND huyện đảo Hoàng Sa, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ viên chức công tác tại nhà trưng bày, phải hết sức năng động, không ngừng đổi mới hình thức hoạt động theo hướng một bảo tàng hiện đại, từ việc tiếp tục tìm kiếm tư liệu, hiện vật để làm phong phú, đa dạng nội dung trưng bày cho đến nâng cao năng lực bảo quản tư liệu, hiện vật, nghệ thuật thuyết minh, hướng dẫn sao cho chạm tới trái tim người xem…"

Lực lượng Hải quân tham dự lễ khánh thành 

Nguồn NGUYÊN KHÔI – SGGP Online

Phối cảnh Nhà trưng bày Hoàng Sa theo kiến trúc “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam”.

Sáng 19/1, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Hội Khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu, chuyên gia để hoàn tất bản thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Mở đầu cho hệ thống Nhà trưng bày Hoàng Sa là đại sảnh rộng 40 m2. Ngay giữa trung tâm sảnh, sẽ dựng cột bia chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam do người Pháp thuộc dựng năm 1938, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa liên tục từ năm 1916 [niên hiệu Gia Long thứ 14] đã thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam.

Cũng tại sảnh này, có ngọn đuốc Hoàng Sa được tái hiện với ý nghĩa ngọn lửa Hoàng Sa sẽ luôn thắp sáng ý chí đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cùng ảnh của lãnh đạo Việt Nam khi khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Phòng trưng bày đầu tiên sẽ là nơi cung cấp những thông tin khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo, trong đó sử dụng các hình ảnh, âm thanh đa phương tiện để tái dựng lại một thiên nhiên Hoàng Sa đa dạng với hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái biển phong phú, với nhiều động thực vật quý hiếm.

Tầng 2 và tầng 3 trưng bày các bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa thời các chúa Nguyễn đến nay, được chia làm 4 chủ đề với những bằng chứng của phương Tây và Việt Nam đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Đặc biệt, có nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, cũng như xác định điểm cuối của lãnh hải Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam.

Cụ thể, tầng 2 có diện tích 375 m2 trưng bày chủ đề 2: “Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - thời các chúa Nguyễn” và chủ đề 3: “Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn [1802-1945]”.

Tầng 3 diện tích 375 m2, giới thiệu chủ đề 4: “Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa 1945-1975” và chủ đề 5: “Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ 1974 đến nay”.

Nhà trưng bày Hoàng Sa không chỉ là nơi trưng bày thông thường để thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu về truyền thống yêu nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi lưu trữ những bằng chứng pháp lý về sự thật và công lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa có tổng vốn đầu tư 40 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 7/12/2015 tại nút giao thông ngã 3 Hoàng Sa-Phan Bá Phiến. Công trình được thiết kế, xây dựng theo phương án kiến trúc “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam”.

Hồng Hạnh


Nhà trưng bày Hoàng Sa trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa

Với người dân Việt Nam nói chung, Hoàng Sa không chỉ có ý nghĩa về một vùng biển, đó còn là máu thịt trong huyết hình đất nước. Dù qua nhiều biến thiên của lịch sử, những mỗi thế hệ người Việt đều hướng về Hoàng Sa, khắc ghi trong tim vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những vật dụng của người Việt Nam sử dụng khi sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa cũng được trưng bày phục vụ khách tham quan

TS Lê Tiến Công - Phó Giám đốc Phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa cho biết, nhà trưng bày Hoàng Sa được UBND huyện đảo Hoàng Sa [TP Đà Nẵng] tổ chức khởi công xây dựng trên đường Hoàng Sa [quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng] vào ngày 7/12/2015, xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.296m², trong đó diện tích xây dựng 412m², có 1 trệt, 3 tầng nổi, cao 18m với diện tích sàn 1.824m² do Công ty Kiến trúc WRIGHT [Nhật Bản] tư vấn thiết kế.

Những tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam

Nhà Trưng bày Hoàng Sa với tầng 1 tái tạo cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc [dựng năm 1938]. Tầng này còn tái hiện Ngọn đuốc Hoàng Sa.

Nơi đây có hàng trăm tư liệu cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Tầng 2 trưng bày các hiện vật giới thiệu về những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thời Chúa Nguyễn. Tầng này có hơn 175 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, 29 bản đồ cổ của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.

Tái hiện cuộc sống của người dân và phương tiện ở Hoàng Sa

Tại các điểm trưng bày có nhiều màn hình trình chiếu hình ảnh tư liệu về quá trình xác lập chủ quyền, quản lý hành chính liên tục của Việt Nam từ thời nhà Nguyễn đến bây giờ.

Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước. Trong đó có bản đồ do chính nhà nước Trung Quốc xuất bản, thể hiện Hoàng Sa không có trong lãnh thổ nước này.

Tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của nước ngoài

Tại đây còn trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa.

Tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn [1802-1945]

Chân dung những công dân Việt Nam từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa được trưng bày trang trọng, khẳng định sự thật hiển nhiên rằng người Việt Nam đã làm việc, sinh sống tại Hoàng Sa từ lâu đời.

Tầng 3 trưng bày những bằng chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa từ năm 1945 cho đến khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.

Chân dung những công dân Việt Nam từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa được trưng bày trang trọng, khẳng định sự thật hiển nhiên rằng người Việt Nam đã làm việc, sinh sống tại Hoàng Sa từ lâu đời.

Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng trưng bày những hình ảnh về những nhân chứng từng có thời gian làm việc ở trên quần đảo Hoàng Sa. tổng diện tích mặt sàn của Nhà trưng bày là 1.500m2 và diện tích xây dựng là 2.000m2 với 3 tầng. Trong đó khu vực trưng bày chiếm hơn 1.500m2. Tổng số hiện vật đang được trưng bày tại đây khoảng hơn 300 đơn vị hiện vật.

Chiếc tàu cá ĐNA 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 được đưa vào khuôn viên Nhà Trưng bày

Đồng thời, cũng đã đưa chiếc tàu cá ĐNA 90152 [tàu của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa] vào khuôn viên bên hông Nhà trưng bày để mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Hoàng Sa là niềm tự hào cũng là nỗi đau về chủ quyền đất nước của người Đà Nẵng nói riêng, người Việt Nam nói chung. Hoàng Sa là của Việt Nam, mãi mãi là của Việt Nam.

Tại Nhà trưng bày Hoàng Sa có 12 thuyết minh viên túc trực để đảm nhận việc hướng dẫn khách tham quan, lượng khách đến đây khá đông.

Hiện tại, Nhà Trưng bày Hoàng Sa vẫn mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ, tết. Theo thống kê, trung bình có từ 2.600 lượt khách/tháng đến tham quan, tìm hiểu. Tổng lượng khách ghé thăm từ khi Nhà Trưng bày Hoàng Sa được thành lập [28/3/2018] đến nay có khoảng 45.000 lượt khách với gần 600 đoàn. Lượng khách đến tham quan, tìm hiểu tại Nhà Trưng bày khá đông và đa dạng.

Video liên quan

Chủ Đề