Huyện Trùng Khánh Cao Bằng có bao nhiêu xã

Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Dân tộc tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do hoàn thành xây dựng nông thôn mới, chia tách, sáp nhập địa giới, thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính theo quy định hiện hành.

Theo Quyết định, Cao Bằng có 161 xã [bao gồm cả phường, thị trấn] trong đó, 29 xã thuộc khu vực I, 6 xã khu vực II, 126 xã khu vực III.

Cụ thể: [1] Huyện Bảo Lâm có 13/13 xã, thị trấn khu vực III. [2] Huyện Quảng Hòa có 4 xã, thị trấn khu vực I [Quảng Uyên, Hòa Thuận, Tà Lùng, Đại Sơn]; xã Độc lập khu vực II; 14 xã còn lại khu vực III. [3] Huyện Trùng Khánh có 3 xã, thị trấn khu vực I [Trùng Khánh, Phong Châu, Cao Chương]; 3 xã, thị trấn khu vực II [Ngọc Côn, Đàm Thủy, Trà Lĩnh]; 15 xã còn lại khu vực III. [4] Huyện Hạ Lang có 13/13 xã, thị trấn khu vực III. [5] Huyện Nguyên Bình có thị trấn Nguyên Bình khu vực I; 16 xã, thị trấn còn lại khu vực III. [6] Huyện Hà Quảng có 3 xã, thị trấn khu vực I [Sóc Hà, Ngọc Đào, Thông Nông]; thị trấn Xuân Hòa khu vực II; 17 xã còn lại khu vực III. [7] Huyện Hòa An có 4 xã, thị trấn khu vực I [Nước Hai, Nam Tuấn, Đức Long, Hoàng Tung]; 11 xã còn lại khu vực III. [8] Huyện Bảo Lạc có thị trấn khu vực I, xã Huy Giáp khu vực II, 15 xã còn lại khu vực III. [9] Huyện Thạch An có 2 xã khu vực I [Đức Long, Lê Lai]; 12 xã, thị trấn khu vực III. [10] Thành phố Cao Bằng có 11/11 xã, phường thuộc khu vực I.

Các xã khu vực III, khu vực II được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg, nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày có quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngày 28/2, huyện Trùng Khánh tổ chức hội nghị công bố quyết định sáp nhập đảng bộ các xã, thị trấn, thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Xây dựng Đảng tỉnh và lãnh đạo Sở Nội vụ.


Hội nghị công bố quyết định sáp nhập đảng bộ các xã, thị trấn huyện Trùng Khánh.

Theo đó, huyện Trùng Khánh thành lập xã Đoài Dương trên cơ sở nhập toàn bộ 13,89 km2 diện tích tự nhiên, 1.927 người của xã Thông Huề với toàn bộ 21,51 km2 diện tích tự nhiên, 1.519 người của xã Thân Giáp và toàn bộ 17,63 km2 diện tích tự nhiên, 1.808 người của xã Đoài Côn. Sau khi thành lập, xã Đoài Dương có 53,03 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.254 người. Nhập toàn bộ 20,82 km2 diện tích tự nhiên, 1.053 người của xã Ngọc Chung vào xã Khâm Thành, thành lập xã mới lấy tên là xã Khâm Thành; sau khi sáp nhập, xã Khâm Thành có 44,40 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.907 người. Nhập toàn bộ 15,60 km2 diện tích tự nhiên, 1.845 người của xã Cảnh Tiên vào xã Đức Hồng, thành lập xã mới lấy tên xã Đức Hồng, sau khi sáp nhập, xã Đức Hồng có 36,01 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.809 người. Nhập toàn bộ 16,92 km2 diện tích tự nhiên, 1.220 người của xã Lăng Yên vào xã Lăng Hiếu, thành lập xã mới lấy tên là xã Lăng Hiếu; sau khi sáp nhập, xã Lăng Hiếu có 31,29 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.951 người. Nhập toàn bộ 9,30 km2 diện tích tự nhiên, 1.446 người của xã Đình Minh vào thị trấn Trùng Khánh, sau khi sáp nhập, thị trấn Trùng Khánh có 13,81 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.843 người. Sau khi sắp xếp, huyện Trùng Khánh có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 1 thị trấn.

Hội nghị công bố các quyết định sáp nhập Đảng bộ xã Đình Minh với Đảng bộ thị trấn Trùng Khánh; sáp nhập Đảng bộ xã Đoài Côn và xã Thân Giáp với Đảng bộ xã Thông Huề; sáp nhập Đảng bộ xã Cảnh Tiên với Đảng bộ xã Đức Hồng; sáp nhập Đảng bộ xã Ngọc Chung với Đảng bộ xã Khâm Thành; sáp nhập Đảng bộ xã Lăng Yên với Đảng bộ xã Lăng Hiếu. Hội nghị cũng công bố các quyết định của Huyện ủy về việc chỉ định ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ xã, bí thư, phó bí thư đảng ủy các xã, thị trấn mới.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy biểu dương huyện Trùng Khánh triển khai thực hiện tốt các phương án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Yêu cầu các xã, thị trấn mới tiếp tục triển khai, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương; thực hiện tốt công tác bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số, toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến đơn vị thuộc diện sắp xếp về xã mới đúng quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch sắp xếp lại đội ngũ công chức, phục vụ nhân dân tốt hơn; tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII của Đảng.

Huyện Trùng Khánh có bao nhiêu xóm?

Thị trấn Trùng Khánh được thành lập vào ngày 5 tháng 10 năm 1958. Thị trấn gồm 13 tổ đánh số từ 1 đến 13 và 02 xóm: Thang Lý, Nặm Lìn.

Cao Bằng có bao nhiêu xã?

Các đơn vị hành chính: Cao Bằng có 13 huyện, thị với 189 xã, phường, thị trấn. Bao gồm: Thị xã Cao Bằng, các huyện: Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng.

Huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng có bao nhiêu xã?

Huyện Hạ Lang có 46.335 ha diện tích tự nhiên và 26.600 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thị Hoa, Quang Long, Lý Quốc, Thái Đức, Việt Chu, Vinh Quý, Cô Ngân, Minh Long, Kim Loan, Đồng Loan, Đức Quang, An Lạc, Thắng Lợi và thị trấn Thanh Nhật.

Thành phố Trùng Khánh bao nhiêu dân?

Trùng Khánh.

Chủ Đề