Hướng dẫn tạo subdomain matbao

Nó cho phép website phân tách và sắp xếp nội dung cho một vai trò cụ thể với phần còn lại của website. Ví dụ như hướng dẫn sử dụng, blog, store,…

Subdomain sẽ có dạng:

//abc.domain.com

Ví dụ về subdomain:

  • //blog.cuongdigital.com/
  • //store.cuongdigital.com/
  • //helps.cuongdigital.com/
  • //learn.cuongdigital.com/

Mình ví dụ thôi chứ đừng truy cập vì mình chưa có tạo :]]

Phân biệt subdomain và domain

Như bạn có thể phân biệt được rõ ràng giữa Domain và Subdomain rồi.

1 Domain sẽ có 2 phần là:

  • The top-level domain [TLD] ví dụ như .com, .net, .vn, .org,…
  • Second-level domain [SLD] là phần đứng trước TLD

Subdomain là phần đứng trước SLD – bất kể ký tự gì.

Bạn có thể đặt là x.domain.com cũng được xem là 1 subdomain.

Hoặc phổ biến hơn là ở Facebook có subdomain dành riêng cho mobile là: //m.facebook.com/

Cách tạo Subdomain

Hướng dẫn tạo Subdomain trên cPanel

Hướng dẫn tạo Subdomain trên CloudFlare

Ngoài ra nếu bạn mua tên miền ở một số nơi thì cũng có hướng dẫn chi tiết:

Godaddy: //vn.godaddy.com/help/tao-mien-con-4080

TenTen: //tenten.vn/tin-tuc/huong-dan-tao-subdomain-trong-cpanel/

Mắt bão: //wiki.matbao.net/sub-domain-la-gi-vi-sao-website-can-co-sub-domain/

Phân biệt Subdomain và Subfolder

Subfolder [hay Subdirectory] là một loại phân cấp website theo tên miền gốc để sắp xếp nội dung trên website.

Nhìn hình dưới chắc bạn cũng đã phân biệt được Subdomain và Subfolder.

Hiểu 1 cách đơn giản là:

  • Subdomain sẽ nằm phía bên trái domain chính
  • Subfolder [Subdirectory] sẽ nằm phía bên phải domain chính

Ảnh hưởng Subdomain tới SEO?

Đây là một vấn đề được bàn luận một thời gian khá lâu về trước.

Rất nhiều người làm SEO cho rằng việc sử dụng subfolder rất tốt cho SEO.

Tuy nhiên góc nhìn từ phía Google lại khác.

Matt Cutts cho rằng subdomain hay subfolder chúng gần như là tương đương vì cả 2 đều nằm trên 1 tên miền. Cái nào phù hợp hơn với bạn thì hãy dùng.

John Mueller cũng đồng ý như vậy và nên duy trì một cách sử dụng để tránh biến động kết quả tìm kiếm của website.

Google ít khi đưa ra một khẳng định chắc chắn để hạn chế khả năng thao túng kết quả tìm kiếm.

Bên cạnh đó John Mueller từ Google đã đưa ra 1 ý kiến khá thú vị.

“We’re running low on subdirectory-servers” – đây là ý kiến từ 1 người làm SEO cho rằng Google luôn chạy máy chủ ở các thư mục con [subfolder].

Và John phản đối lại ý kiến này.

Khá là buồn cười khi đi tranh cãi về vấn đề bên trái hay bên phải domain sẽ lợi hơn cho SEO.

Hãy dừng lại và để ý 1 điểm.

Đó là bạn hoàn toàn có thể thay đổi subdomain và subfolder một cách nhanh chóng chỉ vài cú click chuột.

Bất kỳ ai sử dụng subdomain như là 1 phần của website thì nó sẽ được đối xử như thế trong mắt của Google.

Và đối với subfolder nếu bạn đối xử nó như một phần riêng biệt thì Google cũng sẽ xem là như vậy [ví dụ nó không liên kết nội bộ với bất kỳ trang nào trên website].

Ngoài ra bạn có thể xem thêm video về sự ảnh hưởng subdomain tới SEO tại đây:

Có một thời điểm mà SEOer đã lợi dụng subdomain để tăng lợi thế hiển thị 2 kết quả trên SERPs [cả domain lẫn subdomain].

Và đương nhiên như nhiều trường hợp khác, Google đã xử lý nhanh chóng vấn đề này và bạn giờ đã không còn thấy trường hợp này xảy ra nữa.

Ngày nay thì subdomain đã được xem như 1 phần của website.

Do nó được xem là 1 phần của website cho nên nó nằm ở đâu trong cấu trúc website là 1 điều rất quan trọng mà bạn cần quan tâm.

Mà đã là 1 phần website rồi thì hiệu suất của subdomain không tốt thì SEO của domain chính cũng không hề tốt.

Nếu website bạn đang có hiệu suất SEO không tốt thì trước tiên hãy kiểm tra subdomain trước nhé.

Dưới đây là 1 ví dụ về việc sử dụng subdomain để phân loại website một cách rất bài bản.

Vậy có nên điều hướng hay thay đổi subdomain hay không?

Tùy.

Nếu bạn làm điều đó với mục đích đúng thì nó là được phép.

Có 1 trường hợp khá thú vị:

Github đã di chuyển từ một thư mục con [github.com/blog] sang một miền phụ [blog.github.com] và sau đó đến một miền hoàn toàn khác [github.blog].

Có một số thay đổi trong quá trình thay đổi và điều hướng tên miền. Tuy nhiên mặt traffic cũng không thay đổi đáng kể lắm.

Tuy nhiên sẽ có trường hợp thay đổi traffic mạnh.

Điều này có thể ảnh hưởng bởi:

  • Thay đổi tín hiệu tạm thời – Google chưa kịp thích ứng
  • Theo dõi hoặc đo lường đang có vấn đề
  • Có trang bị chặn hoặc không được Google index [lập chỉ mục]
  • Thay đổi liên kết nội bộ – Cấu trúc website thay đổi

Khi nào nên sử dụng Subdomain?

Có 1 key bạn cần phải nhớ khi sử dụng subdomain đó là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Subdomain được xem là một phần mở rộng khác so với domain chính cho nên bạn có thể tùy biến mà không ảnh hưởng tới domain chính.

Khi bạn mang lại trải nghiệm người dùng tốt trên subdomain điều này cũng giúp cho subdomain xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

Tuy subdomain được xem là một thực thể riêng biệt so với website chính nhưng chúng có tác động tích cực tới độ uy tín và thẩm quyền của website chính.

1. Hỗ trợ/ Hướng dẫn

Đôi khi việc hỗ trợ khách hàng trên website chính của bạn không có ý nghĩa gì cho SEO.

Ví dụ:

  • Google sử dụng support.google.com thay vì google.com/support
  • Ahrefs sử dụng help.ahrefs.com thay vì ahrefs.com/help
  • Hubspot sử dụng help.hubspot.com thay vì hubspot.com/help

Những nội dung hỗ trợ hoàn toàn không cần chuẩn SEO, có thể trùng lặp, không cần chuẩn cấu trúc website.

Nhưng hãy lưu ý rằng đừng để subdomain này phá hủy cấu trúc website chính bằng cách liên kết nội bộ.

2. Đất nước/ Khu vực khác nhau

Nếu bạn phục vụ nhiều nước khác nhau hay khu vực khác nhau thì sử dụng tên miền phụ là một ý tưởng không tồi.

Ví dụ bên Craigslist sử dụng subdomain để phân biệt khu vực. Subdomain của họ như sau: orangecounty.craigslist.org/ or stgeorge.craigslist.org/.

Điều này giúp cho việc tăng trải nghiệm cho đối tượng cụ thể tốt hơn từ đó xếp hạng SEO ở các quốc gia cụ thể còn tốt hơn rất nhiều.

Nội dung và ngôn ngữ trên các tên miền phụ cần phải được đồng nhất để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bạn nhé.

3. Thiết bị khác nhau

Facebook có lẽ là 1 ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.

Mobile đang được xem là xu thế truy cập internet thời hiện nay. Google ưu tiên trải nghiệm thiết bị di động như một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Facebook đã cho ra 1 subdomain dành riêng cho phiên bản mobile: //m.facebook.com/

Bạn cũng đã biết trên mobile thì giao diện hay trải nghiệm cũng hoàn toàn khác hẳn với trên desktop.

Cho nên nếu bạn có 1 lượng truy cập lớn từ mobile thì đây cũng là 1 lựa chọn cần phải có.

4. Lĩnh vực khác

Ví dụ ở đây có thể cần kể đến Disney đã làm.

Bên Disney làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có cho mình nhiều subdomain khác nhau như ở trên mình cho bạn xem: cars.disney.com, shop.disney.com, movies.disney.com,…

Các subdomain ở đây được xem như 1 website riêng biệt so với tên miền chính của nó.

Cho nên hoạt động SEO ở các subdomain vẫn rất hiệu quả mặc dù các lĩnh vực rất khác nhau.

5. Sự kiện

Nếu doanh nghiệp bạn tổ chức sự kiện hay đang có một dịch vụ nhằm tăng trải nghiệm, thu hút khách hàng thì cũng có thể sử dụng subdomain.

Microsoft đã ứng dụng điều này với các sự kiện của nó: //events.microsoft.com/

Tóm lại là

Subdomain không cần thiết cho mọi doanh nghiệp.

Tùy vào nhu cầu cụ thể để sử dụng subdomain cho hợp lý.

Nếu bạn sử dụng subdomain như một cách để cố ý để nhồi nhét từ khóa, lấy backlinks hay thao túng kết quả tìm kiếm thì chắc chắn sẽ bị Google phạt cả domain chính.

Tuy nhiên nếu bạn biết cách sử dụng subdomain phù hợp cho mục đích như mình đã liệt kê phía trên thì sẽ có lợi rất lớn cho SEO ngay cả trên subdomain.

Mặt khác nếu nội dung hay cấu trúc trên subdomain bạn cực kỳ tốt nhưng trên domain chính nội dung và hiệu suất SEO tệ thì điều đó cũng chất lượng SEO của subdomain cũng khó tốt được.

Cho nên bạn hãy ưu tiên SEO cho website chính trước nhé.

Website bạn hiện tại đang có subdomain hay không? Nếu có câu hỏi nào liên quan tới subdomain thì hãy đế lại phần bình luận nhé.

Chủ Đề