Hướng dẫn cách làm mặt nạ giấy bồi

Theo quan điểm của người Việt, Tết Trung thu [15/8 âm lịch hàng năm] là một dịp quan trọng của văn hóa Việt Nam. Tết Trung thu được tất cả trẻ con háo hức, mong ngóng bởi những món quà, món đồ để rước đèn trông trăng với đầy những niềm vui cùng bè bạn,…

Từ xưa, tất cả các món đồ chơi Tết trung thu cho trẻ nhỏ đều được tự làm thủ công với sự sáng tạo, khéo léo và tỉ mỉ. Những món đồ chơi bình dị đó lại khiến trẻ vô cùng vui sướng khi được người lớn hướng dẫn làm ra. Mặt nạ giấy bồi cũng được sáng tạo từ đó với rất nhiều khuôn mẫu là các nhân vật được trẻ em yêu thích.

Theo ông Vũ Huy Đông người đã có hơn 30 năm làm nghề đồ chơi truyền thống ở làng Hảo thì mặt nạ giấy bồi được làm từ giấy, hồ dán bột sắn, sơn màu tổng hợp và phơi khô. Sau khi có những khuôn mẫu giấy bồi thì nhờ vào sự tài hoa của người thợ đã vẽ nên những chiếc mặt nạ ấn tượng và ngộ nghĩnh sao cho phù hợp với trẻ nhỏ. Theo ông Đông công đoạn vẽ mặt nạ đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm để cho những nét vẽ thể hiện rõ tính cách của nhân vật mình đang họa.

Trước Tết Trung thu khoảng 1 tháng là thời điểm “vào mùa” nhất của nghề làm đồ chơi truyền thống làng Hảo. Những chiếc mặt nạ giấy bồi nói riêng hay những đồ chơi truyền thống nói chung được bán đi khắp mọi nơi để phục vụ trẻ nhỏ vui Tết Trung thu truyền thống của người Việt./.

Mặt nạ giấy bồi là món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu. Đến nay, món đồ chơi truyền thống này đã dần mai một bởi nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện, chính vì thế mặt nạ giấy bồi dần dần ít người tìm mua.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên phố Hàng Than, ông bà Nguyễn Văn Hòa - Đặng Hương Lan vẫn cần mẫn tiếp tục nghề làm mặt nạ giấy bồi. Công việc này được ông bà gìn giữ hơn 40 năm qua.

Hình ảnh người giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi duy nhất ở phố cổ Hà Nội:

Hơn 40 năm nay, ông Hòa và bà Lan vẫn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi mang những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của món đồ chơi ngày Tết Trung thu
Để làm ra một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi, phải trải qua nhiều công đoạn công phu.

Trước tiên phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn, rồi tiếp tục các lớp còn lại. Lớp trước được dán chồng lên lớp sau, kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn bồi lên nhau sẽ tạo ra khuôn của chiếc mặt nạ, nên mới gọi là mặt nạ giấy bồi.

Mỗi lần tô chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.
Khi tô màu, người tô cũng cần hết sức cẩn trọng trong từng nét vẽ, có như vậy mới tạo được một chiếc mặt nạ mềm mại, sinh động và có hồn…

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:[043]8724033, Fax: 38724618

Email:ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

Trường THCS Thanh Am

Địa chỉ:Tổ 20, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung :Hiệu Trưởng Trần Thị Thanh Hà

Liên hệ: 0988757401| Email:c2thanham@longbien.edu.vn

Chủ Đề