Hộp thời gian là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu hỏi

"Ở các nước phương Tây, có một hoạt động rất thú vị là "Chiếc hộp thời gian" [time capsule]. Các bạn học sinh sẽ lựa chọn những đồ vật đặc trưng cho thời đại mình sống cho vào Chiếc hộp thời gian và chôn xuống đất. Mấy chục năm sau, người ở tương lai sẽ đào Chiếc hộp thời gian lên, và nhờ đó có thể hiểu thêm về thời đại hiện nay. Em sẽ lựa chọn đồ vật gì để cho vào Chiếc hộp thời gian? Vì sao? Qua đồ vật ấy, em muốn gửi gắm thông điệp gì đến người trong tương lai? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình.".

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi [từ câu số 2 đến câu số 5]
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
[Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013]

câu 1 Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên? Cho biết dẫn theo cách nào?.

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân. Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư?Sao đủ để cùng nói việc binh được? Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành đồng bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: "Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được", nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngômạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tảkhông tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi? [TríchThư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi, SGK lớp 10, Nâng cao, NXB Giáo dục, Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào? Câu 3.Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng? Câu 4.Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh? Câu 5. Anh/Chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Câu 6. Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

[1] Trên đời này có rất nhiều điều đáng quý như tài sản, công việc. Nhưng còn có một thứ quý giá hơn mọi thứ mà chúng ta đều biết. Đó là thời gian. Thời gian giống như mũi tên đã rời khỏi dây cung, một đi không trở lại. Thời gian làm thay đổi mọi thứ, nhưng chúng ta không thể nắm giữ được thời gian và càng không thể khiến thời gian quay ngược trở lại. Không ai địch được sức mạnh của thời gian. Ở điểm này, thời gian mới là người chiến thắng cuối cùng.

[2] Khoảnh khắc mà chúng ta có thể nói là "bây giờ" chỉ có một lần duy nhất. Nếu chúng ta để lỡ khoảnh khắc đó thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được nữa. Tại chính phút giây chúng ta nói là "bây giờ" thì "bây giờ" đã biến mất. Đó là bản chất của thời gian. Chính vì thế, chúng ta phải coi trọng thời gian. Thời gian quan trọng hơn tài sản và công việc […].

[3] Những người trẻ tuổi thường quên đi tầm quan trọng của thời gian. Có lẽ các bạn trẻ thường nghĩ đơn giản rằng thời gian sống còn nhiều tới mức không thể kiểm soát được và cho rằng lãng phí một chút cũng chẳng can hệ gì. Nhưng đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm.

[Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Choong,

NXB Lao động, 2016, tr.85-86]

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Tại chính phút giây chúng ta nói là "bây giờ" thì "bây giờ" đã biến mất?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn [1].

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Thời gian quan trọng hơn tài sản và công việc? Vì sao?

  • Le Ban

10 tháng 11 2016 lúc 19:07

Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?

Câu 1: Đoạn văn bản trên đc trình bày bằng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: hãy cho biết thái độ của người viết trước văn hoá đọc sách của giới trẻ hiện nay?

Câu 3 : Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”.

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: “Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con d tilde a thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!”

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông dã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

[Trích phụ san Thế hệ trẻ]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 . Chiếc hộp yêu thương biểu tượng cho điều gì? 

Chủ Đề