Học sinh học kém thì dùng từ như thế nào năm 2024

Vấn đề có học sinh “dốt” hay không tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của các giáo viên, phụ huynh và học sinh cả nước.

Nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ chấm điểm, bỏ đánh giá xếp loại, bỏ thành tích để học sinh không còn em nào bị coi là “dốt”.

Nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng đi học là phải có điểm số để tạo động lực cho học sinh cố gắng, học phải có tuyên dương, khen thưởng, phải chấp nhận có học sinh giỏi, học sinh “dốt” để học sinh phấn đấu.

Người viết xin phản biện ý kiến trên vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, một số nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại như Phần Lan, Úc… đều 3 không: không cho điểm, không xếp loại, không cho bài tập về nhà. Chương trình học nhẹ nhàng, không áp lực nhưng họ vẫn xếp thứ hạng rất cao trên thế giới về hiệu quả học tập, phát triển con người. Như vậy, việc bỏ cho điểm, xếp loại là một xu thế tiến bộ, mang lại hiệu quả.

Điều này cho thấy, với giáo dục, tạo môi trường học tập tốt, tạo động lực để học sinh cố gắng tự học, phát huy năng lực là đã hoàn thành sứ mệnh, không nhất thiết phải cho điểm, phải cho học sinh ở lại, phải có học sinh “dốt”.

Nếu học sinh bị cho là “dốt”, bị bỏ lại, có thể các em sẽ bỏ học, mất đi hy vọng về tương lai tươi sáng

Thứ hai, thời đi học nhiều học sinh cho là “dốt” nhưng sau này lại thành đạt, thậm chí còn thành công hơn các bạn học giỏi đồng lứa.

Tôi từng chứng kiến nhiều học sinh học yếu một vài môn, từng bị thi lại thường xuyên khi học phổ thông, bị cho là học “dốt” nhưng sau này các em lại có sự nghiệp rất thành công, có em làm giám đốc doanh nghiệp lớn.

Nếu học sinh bị cho là “dốt”, bị bỏ lại, có thể các em sẽ bỏ học, mất đi hy vọng về tương lai tươi sáng, không có cơ hội nghề nghiệp, trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong khi đó, nhiều em học sinh học đạt loại giỏi nhiều năm nhưng học đại học ra không xin được việc làm vì thiếu kỹ năng mềm.

Học sinh dốt văn trở thành giáo viên tự nhiên

Bản thân tôi trước đây từng là một sinh học khá tốt các môn tự nhiên nhưng lại kém các môn xã hội như Văn, Địa. Nếu không có sự ưu ái của thầy cô, có thể tôi sẽ phải ở lại lớp, rồi chán nản mà bỏ học và không có cơ hội trở thành giáo viên như hôm nay.

Tôi học yếu môn Văn thật, một phần vì chữ viết xấu, một phần vì không hiểu bài. Sau này, khi học lên cao hơn và trở thành giáo viên lĩnh vực khoa học tự nhiên, tôi đã tự trau dồi thêm kiến thức văn học bằng cách đọc thêm sách, báo.

Đến thời điểm này, kiến thức văn học, xã hội cũng tôi đã tiến bộ hơn. Với vài trăm bài viết trên các báo, tạp chí lớn nhỏ trên cả nước, chắc không có ai tin tôi lại xuất thân từ học sinh dốt Văn.

Từ câu chuyện của mình, tôi tin rằng không có học sinh “dốt”, chỉ có học sinh học chưa tốt môn này, môn kia hoặc chưa được chỉ đường đi đúng hướng hoặc học lệch.

Vì thế, tôi cho rằng, nhiệm vụ của giáo dục là uốn nắn, chỉ dẫn để các em đi đúng hướng, phát huy được năng lực, sở trường của bản thân thay vì coi nặng chấm điểm, xếp loại, xét nét những em học chưa tốt

Với các em, tôi cũng mong rằng đừng vì sự thiển cận của một số người, vì thành tích, điểm số, khen thưởng chưa cao… mà đánh mất ước mơ, tương lai, hy vọng của mình. Đôi khi các em học chưa tốt môn này nhưng hoàn toàn có thể học tốt những môn khác và trong số đó, tôi tin rằng sẽ nhiều em có thể làm việc tốt, hữu ích cho xã hội sau này.

Thanh Bình

Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Có học sinh dốt thật không?", mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh học yếu kém. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Có rất nhiều nguyên nhân học sinh học yếu kém

Nguyên nhân chủ quan từ học sinh

  • Học sinh lười học: Đầu tiên, lười học chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sa sút, yếu kém, kết quả học tập thấp. Các con không dành nhiều thời gian cho việc học tập ở nhà, trên lớp thì không chú ý, không ghi bài, không làm bài tập, khiến con bị hổng kiến thức lớn. Tình trạng này kéo dài càng khiến cho con lười, ngại học, nhắc đến là tìm lý do để trốn tránh.
  • Không có phương pháp học: Tình trạng học vẹt không có phương pháp cũng dẫn đến việc học hành yếu kém. Các em chỉ nghe lý thuyết, chép bài nhưng không hiểu bài, không áp dụng được vào làm bài tập.
  • Không có mục đích, động lực học: Điều này gây tình trạng chán nản, không thích học, từ đó không dành ưu tiên cho việc học.
  • Không biết tự học: Chính vì không thích, chán học nên không có niềm say mê tự học, tự tìm tòi khám phá, học một cách chống đối, học cho người khác mà không vì bản thân.

Nguyên nhân từ giáo viên

  • Người giáo viên hay trường lớp có tác động không nhỏ đến việc học hành của học sinh. Không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức mà còn ở thái độ, động lực học tập của các em.
  • Phương pháp dạy chưa phù hợp: Nhiều giáo viên dạy giỏi nhưng áp dụng phương pháp không phù hợp hay linh hoạt với từng em học sinh sẽ dẫn đến tình trạng có em thì thích học thầy cô này nhưng có em thì không.
  • Chưa quan tâm đúng mức đến học sinh: Đặc biệt là học sinh đặc biệt, cần có sự kiên nhẫn và quan tâm hơn, giúp các em vượt qua những rào cản đến với việc học trước khi giúp các em tập trung vào việc tiếp thu kiến thức. Với những em tiếp thu chậm hơn các em cũng cần giáo viên giảng bài chậm hơn.
  • Chưa tâm huyết với nghề, chưa truyền được động lực cho các em: Khiến các em không hứng thú với việc học, cách truyền đạt không hấp dẫn, không có những ví dụ thực tế, dễ hiểu.

Thầy cô cần có sự quan tâm, tạo hứng thú học tập cho các em

Nguyên nhân từ phụ huynh

  • Không quan tâm đến việc học của con: Nhiều gia đình vì công việc mà không có thời gian dành cho con, phó mặc cho thầy cô và nhà trường.
  • Quá nuông chiều con cái: Con muốn nghỉ học, đi chơi, du lịch,... cũng để ảnh hưởng đến việc học.
  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn: khiến con cái gián đoạn việc học hay phải phụ giúp gia đình nhiều, không còn thời gian cho việc học.

Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém

Theo những nguyên nhân trên thì từng đối tượng đều cần có ý thức khắc phục và gắn kết với nhau để đem lại kết quả tốt nhất là con em/ học sinh của mình học hành tiến bộ.

Về phía học sinh, các em cần tự xác định được mục đích, động cơ học tập là cho bản thân để tự mình cố gắng vươn lên, dành nhiều thời gian cho việc học, tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức, áp dụng những phương pháp học khác nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả, tránh sự tác động của người hay hoàn cảnh vào việc học.

Về phía giáo viên cần có đủ tâm huyết với nghề để tìm ra phương pháp giảng bài dễ hiểu, phù hợp với từng em học sinh, chủ động quan tâm đến từng em, đặc biệt là các học sinh đang ở trong tình trạng sa sút, yếu kém để giúp các em tiến bộ. Giáo viên cũng cần tạo hứng thú, động lực học cho học sinh, giúp các em yêu thích việc học môn của mình.

Giáo viên cũng cần gần gũi, chăm lo, động viên học sinh trong quá trình nỗ lực vươn lên. Đồng thời bù lấp phần kiến thức bị hổng cho các em để có thể theo kịp tốc độ của các bạn trong lớp. Sau một thời gian, thầy cô nên kiểm tra đánh giá học sinh theo lộ trình để xem các em thay đổi như thế nào và tiếp tục đổi mới giải pháp.

Sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp các em khắc phục tình trạng học yếu kém

Về phía phụ huynh, đừng bao giờ phó mặc việc học hành của con cho nhà trường. Bởi giáo dục gia đình là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, trưởng thành của con.

Phụ huynh cần có sự quan tâm đúng mức đến con cái, đặc biệt ở từng lứa tuổi từ nhỏ tới thiếu niên rồi đến khi trưởng thành. Nếu có điều kiện nên để con được tập trung cho việc học, tránh sự ảnh hưởng của gia đình đến việc học của các em.

Ngoài ra, cần có sự kết nối giữa gia đình và nhà trường, trao đổi thường xuyên về tình hình của các em để giúp các em phát triển tự nhiên, thuận lợi.

Chủ Đề