Học Đại học Kiểm sát có phải xin việc không

Trường đạo tạo về Nhân SựTrường đào tạo về Kinh DoanhTrường đạo tạo về Digital MarketingTrường đào tạo về NLPTrường đào tạo về GoogleTrường đạo tạo về Editor và Designer

  • Trung tâm

    Trung tâm Tiếng anh tại HNTrung tâm Tiếng anh tại HCMTrung tâm Tiếng anh tại Toàn quốcTrung tâm tiếng Nhật Toàn quốcTrung tâm tiếng Hàn Toàn quốcTrung tâm tiếng Trung Toàn quốcTrung tâm tiếng Phát, Đức, TBNTrung tâm kỹ năng và nghiệp vụ

  • Trường học

    Trường đại học ở HNTrường đại học ở HCMTrường đại học trên Cả nướcTrường cao đẳng trên cả nướcTrường trung cấp nghề trên cả nướcTrường trung học phổ thông ở HNTrường trung học phổ thông ở HCMTrường trung học phổ thông trên cả nướcTrường trung học cơ ở trên cả nướcTrường Quốc tếTrường tiểu học ở HNTrường tiểu học ở HCMTrường tiểu học trên cả nướcTrường mầm non

  • Du học

    Du học Anh - MỹDu Học Nhật BảnDu học Hàn QuốcDu học Đài LoanDu học CanadaDu học Singapore

  • Học Online
  • Search

    Review Giáo Dục

    • Trang chủ
    • Review Review Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội

    Review Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội

    Tổ chức giáo dục 10k+

    Phố Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Nội dung [Hiện] [Ẩn]

    • Có nên học Đại học Kiểm sát Hà Nội không?
      • Đi sâu đào tạo duy nhất một chuyên ngành: Luật học
      • Điểm tuyển sinh cao nhất nhì cả nước
      • Cơ sở vật chất chuẩn "sang – xịn"
      • 4 năm không hối tiếc với những hoạt động sôi nổi
    • Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh 2020
    • Địa chỉ trường

    Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Hiện tại, trường chỉ đào tạo 1 ngành duy nhất là Luật Học.

    Ngày 21/4/1970, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ký Quyết định số 62/QĐ-TC về tổ chức bộ máy của VKSND tối cao, trong đó có Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát [Ngày 12/10/1964 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã ký Quyết định thành lậpTrường Cán bộ kiểm sát trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao]. Quyết định này được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 900/NQ-UBTVQH ngày 25/4/1970, ngày 25/4 hàng năm được coi là ngày truyền thống của Trường. Ngày 25 tháng 4 năm 2014 vừa qua, trường đã tổ chức lễ kỉ niệm 44 năm thành lập trường.

    Có thể chia quá trình xây dựng và phát triển của trường thành 4 giai đoạn:

    • Giai đoạn thứ nhất: Tổ chức và hoạt động của Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát [1970-1981].

    • Giai đoạn thứ hai: Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng kiểm sát [1982-2005].

    • Giai đoạn thứ ba: Tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát [từ năm 2005 - 4/2013].

    • Giai đoạn thứ tư: Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

    Ngày 24/04/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 614/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

    Nguồn ảnh: //vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Ki%E1%BB%83m_s%C3%A1t_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

    Có nên học Đại học Kiểm sát Hà Nội không?

    Đi sâu đào tạo duy nhất một chuyên ngành: Luật học

    Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kiểm sát, trường tập trung đào tạo một ngành duy nhất là Luật học ở bậc đại học. Ngoài ra, trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức đã và đang làm việc trong ngành.

    Với phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, sinh viên phát huy được tính chủ động, tư duy độc lập, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề chuyên môn. Dưới sự chỉ dẫn tận tình của đội ngũ giảng viên đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật và ngành Kiểm sát, sinh viên không chỉ được trau dồi kiến thức chuyên ngành Luật mà còn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ.

    Sinh viên Đại học Kiểm sát trong giờ học thực hành [Nguồn: hoahoctro]

    Điểm tuyển sinh cao nhất nhì cả nước

    Đại học Kiểm sát là một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh cao nhất nhì cả nước. Trong kỳ tuyển sinh 2018, điểm chuẩn của trường dao động từ 17,0 đến 26,75 điểm đối với thí sinh miền Bắc và 16,5 đến 24,42 điểm đối với thí sinh miền Nam.

    Bên cạnh đó, đây là cánh cửa mơ ước của nhiều học sinh trên phạm vi cả nước nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại khá khiêm tốn [từ 200 đến 400 sinh viên mỗi năm]. Điều này đã góp phần nâng cao tỉ lệ chọi của trường, gây áp lực không nhỏ cho các sĩ tử với ước mơ trở thành kiểm sát viên, đặc biệt là đối với các bạn nữ.

    Đại học Kiểm sát là một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh cao nhất nhì cả nước [Nguồn: baomoi]

     

    Cơ sở vật chất chuẩn "sang – xịn"

    Một trong những yếu tố làm sinh viên Kiểm sát tự hào đó là cơ sở vật chất của trường. Ngỡ như đi lạc vào một khu chung cư hiện đại nào đó là tâm lý chung của những ai lần đầu ghé thăm trường. Từ khu nhà hiệu bộ, giảng đường, lớp học, ký túc xá... đều là những tòa nhà cao tầng được trang bị đầy đủ thiết bị tiện nghi.

    Ngoài ra, dù tọa lạc tại khu vực khá cách biệt và yên tĩnh nhưng sinh viên Đại học Kiểm sát sẽ không phải đau đầu với câu hỏi muôn thuở "đi đâu, ăn gì" khi khuôn viên trường học dư sức để đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Bạn có thể chơi thể thao ở sân vận động, đi dạo, chụp hình sống ảo trong khuôn viên hay học nhóm, tụ tập bạn bè ngay tại căn-tin của trường.

     

    Phòng học rộng rãi và đầy đủ tiện nghi [Nguồn: baomoi]

    4 năm không hối tiếc với những hoạt động sôi nổi

    Cứng nhắc, khô khan và chỉ biết học là những gì chúng ta thường nghĩ đến khi nói về một sinh viên chuyên ngành Luật học. Với nhãn "kiểm sát viên tương lai" có lẽ sinh viên Đại học Kiểm sát càng bị gán với hình ảnh những "con mọt sách" chính hiệu. Tuy nhiên, họ cũng không kém phần năng động, nhiệt huyết và "tài sắc vẹn toàn" với những câu lạc bộ tài năng và hoạt động bổ ích.

    4 năm đại học của sinh viên Đại học Kiểm sát sẽ đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ từ những cuộc thi học thuật đến giải thưởng về tài năng. Có thể kể đến như: Rung chuông vàng pháp luật, HPU's Got Talent, Sinh viên thanh lịch, các hoạt động tình nguyện...

     

    Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh 2020

    1. Đối tượng đăng ký sơ tuyển

    Thí sinh đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện tham gia tuyển sinh đại học quy định tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT- BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    sửa đổi tên và bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 02/2013/TT- BGDĐT ngày 28/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT

    ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Điều kiện được đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

    2.1. Đối tượng tuyển sinh

    Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo các phương thức xét tuyển [xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh hoặc xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi THPT] phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:

    - Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên, lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2019-2020 thì lấy kết quả học tập các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

     

    - Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi [tính đến năm dự thi].

    - Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, là Đảng viên hoặc Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vị phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.

    - Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Về chiều cao, cân nặng:

    +] Nam: Chiều cao từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;

    +] Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg trở lên.

    + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

    4. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển

    - Thời gian nộp hồ sơ dự sơ tuyển: từ ngày 15/4/2020 đến hết ngày 10/5/2020.

    - Địa điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển: Tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.

    5. Thời gian, địa điểm sơ tuyển và lệ phí sơ tuyển

    - Thời gian sơ tuyển: từ ngày 11/5/2020 đến hết ngày 30/5/2020 [chi tiết theo Thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh gửi cho thí sinh].

    - Địa điểm sơ tuyển: Theo Thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh gửi cho thí sinh.

    - Lệ phí sơ tuyển là 50.000 đ [năm mươi ngàn đồng]/thí sinh.


     

    1. Đối tượng đăng ký sơ tuyển

    Thí sinh đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện tham gia tuyển sinh đại học quy định tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT- BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    sửa đổi tên và bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 02/2013/TT- BGDĐT ngày 28/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT

    ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Điều kiện được đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

    2.1. Đối tượng tuyển sinh

    Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo các phương thức xét tuyển [xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh hoặc xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi THPT] phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:

    - Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên, lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2019-2020 thì lấy kết quả học tập các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

    - Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi [tính đến năm dự thi].

    - Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, là Đảng viên hoặc Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vị phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.

    - Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Về chiều cao, cân nặng:

    +] Nam: Chiều cao từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;

    +] Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg trở lên.

    + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

    Lưu ý: Nếu có trường hợp thí sinh thiếu dưới 05 cm về chiều cao hoặc thiếu dưới 05 kg về cân nặng theo quy định trên nhưng đoạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; giải nhất, nhì trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế về lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi thì Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có văn bản báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao [qua Vụ Tổ chức cán bộ] để xem xét, quyết định.

    3. Hồ sơ dự sơ tuyển

    - Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển [theo mẫu].

    - Lý lịch tự khai [theo mẫu] có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú [được khai trong năm 2020]; đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch.

    - Bản sao [có chứng thực] Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và bản sao [có chứng thực] Sổ hộ khẩu.

    - Bản trích sao kết quả học tập [theo mẫu] đối với thí sinh đang học lớp 12 THPT hoặc THBT. Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2019 trở về trước thì phải nộp bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp, trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

    - 04 ảnh chân dung cỡ 4x6 cm.

    - Phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận thư [để VKSND cấp tỉnh gửi thông báo thời gian, địa điểm sơ tuyển].

    Chủ Đề