Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà

Đèn LED là sản phẩm chiếu sáng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhưng việc phải tính toán chiếu sáng và tìm cách bố trí đèn LED như thế nào cho hợp lý lại là điều không hề dễ. Hiểu được điều đó Hita chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin dưới đây để giúp bạn biết cách thiết kế và bố trí đèn trong nhà sao cho luôn đầy đủ ánh sáng mà vẫn tiết kiệm chi phí.

@mucluc

Các loại đèn LED chiếu sáng trong nhà

Đèn LED là loại đèn được rất nhiều người tin dùng hiện nay bởi tiết kiệm điện hơn 10 lần so với đèn sợi đốt và 4 lần so với đèn compact. Ngoài ra đèn LED còn rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng để bạn có thể lựa chọn theo sở thích, mục đích sử dụng. Do đó trước khi lắp đặt đèn LED bạn cần biết các loại đèn phù hợp với từng không gian khác nhau.

Phòng khách

Phòng khách là nơi được chú trọng nhất trong ngôi nhà. Đây là nơi đón tiếp khách cũng như sinh hoạt chung của cả gia đình. Để có thể cung cấp đầy đủ ánh sáng tại không gian này bạn nên sử dụng đèn LED âm trần chiếu sáng chung. Cùng với đó hãy kết hợp thêm những loại đèn như đèn thả, đèn hắt tăng tính thẩm mỹ ngôi nhà. Hoặc các loại đèn rọi để tạo điểm nhấn.

Phòng bếp và phòng ăn

Đối với phòng bếp bạn nên lựa chọn đèn LED âm trần có nhiệt độ màu từ 3500K - 4500K tiện cho các hoạt động nấu nướng. Nếu sử dụng nhiệt độ màu quá lạnh sẽ gây ra những sự nhầm lẫn khi nấu ăn. Dẫn đến món ăn không được như ý muốn.

Ngược lại với phòng bếp, phòng ăn cần thắp sáng vừa phải, có phần nghiêng về màu ấm. Nhiệt độ màu này sẽ kích thích vị giác mang đến cảm giác ngon miệng. Những loại đèn thả trần với độ cao vừa phải ở giữa bàn có thể điều chỉnh lên xuống khi cần là lựa chọn phù hợp. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số loại đèn khác như LED âm trần, LED tuýp…

Phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Một số loại đèn LED thường sử dụng trong không gian phòng ngủ có thể kể đến như đèn LED âm trần, đèn LED trang trí… Ngoài ra với nhu cầu như đọc sách, thư giãn giải trí, bạn có thể lắp thêm đèn LED đầu giường, đèn LED để bàn với chức năng cao cấp, có thể xoay và điều chỉnh độ sáng tránh ảnh hưởng đến người dùng. Đảm bảo an toàn cho mắt mà vẫn cảm thấy thoải mái.

Nhà vệ sinh phòng tắm

Không gian nhà tắm, nhà vệ sinh thường sử dụng hệ thống đèn LED với ánh sáng vừa đủ. Một số hệ thống đèn trang trí tăng tính thẩm mỹ cho không gian này cũng điều không thể bỏ qua. Gợi ý cho bạn hãy sử dụng đèn ốp trần, đèn gương hoặc các loại đèn LED có kiểu dáng hiện đại.

Các khu vực khác trong nhà

Đối với các khu vực phụ khác như tiền sảnh, cầu thang, tầng hầm, gara bạn cần bố trí chiếu sáng một cách gián tiếp. Ví dụ như khu vực cầu thang thường sử dụng đèn vách để không bị hun hút tạo cảm giác lạnh lẽo. Hoặc với khu vực hành lang hãy sử dụng đèn chiếu nhỏ vài rải đều.

Cân nhắc độ sáng cần thiết cho không gian

Để thiết kế đèn LED chiếu sáng trong nhà trước tiên bạn cần biết được công suất ánh sáng cần thiết trong mỗi gia đình. Dưới đây là bảng công suất bạn có thể tham khảo.

Trong đó:

  • Lux là đơn vị đo lượng ánh sáng hay công suất ánh sáng chiếu trên một bề mặt diện tích. LUX là kí hiệu của đơn vị đo lường quang thông chiếu tới một đơn vị diện tích bề mặt. 1 LUX = 1 Lumen/m2.
  • Quang thông có đợn vị là Lumen ký hiệu Lm là tổng lượng ánh sáng do một nguồn sáng phát ra.

Cách tính số lượng đèn LED trong phòng

Cách tính số lượng đèn LED cần sử dụng trong một không gian sẽ giúp chúng ta tính toán được số lượng đèn cần thiết. Điều này vừa cung cấp đủ ánh sáng vừa tiết kiệm chi phí mua đèn và tiết kiệm điện năng. Thông thường sẽ có 3 cách để tính toán chiếu sáng như sau:

Cách 1 tính toán khi chưa có số liệu về đèn

  • Bước 1: Tính tổng lượng ánh sáng cần sử dụng.

Diện tích của phòng x Tiêu chuẩn quang thông / đơn vị diện tích = Lượng ánh sáng cần sử dụng [Lm]

Ví dụ: Phòng ăn có diện tích 40m2 thì tổng lượng ánh sáng cần dùng được tính theo công thức trên như sau: 40[m2] x 400 [Lux]  = 16.000 [Lm]

  • Bước 2: Tính công suất sử dụng đèn cần thiết.

Tổng lượng ánh sáng cần dùng / hiệu suất sáng của đèn = Tổng công suất

Hiệu suất sáng của đèn LED thể hiện lượng quang thông phát ra trên một đơn vị công suất. Đơn vị là Lumen/watt. Hiệu suất phát quang của đèn LED thông thường nằm trong khoảng 80-130 lumen/watt. Hãy chọn 1 công suất bất kỳ trong khoảng này để tính tổng công suất.

Ví dụ bạn đã tính được tổng lượng ánh sáng cần dùng ở trên là 16.000 Lm. Và hiệu suất sáng của đèn LED là 100 lumen/watt. Áp dụng công thức ta có:

16.000 [Lm] / 100 [Lm/watt] = 160W [tổng công suất cần sử dụng]

  • Bước 3: Tính số đèn led cần dùng

Tổng công suất / Công suất của 1 bóng đèn = Số bóng đèn cần dùng

Ví dụ: Phòng ăn trên có diện tích 40m2, sử dụng đèn LED âm trần có công suất 10W. Tổng công suất cần sử dụng tính ở trên là 200W. Vậy ta sẽ có bao nhiêu bóng đèn cần dùng:

200W : 10W = 20 bóng đèn LED cần dùng.

Cách 2 tính toán dựa trên các thông số được nhà sản xuất cung cấp

Khi đi mua đèn LED nếu bạn đã nắm được những thông số cần thiết như diện tích, độ rọi, quang thông của đèn. Có thể áp dụng công thức tính sau:

Độ rọi tiêu chuẩn x diện tích phòng] / quang thông lumen = Số bóng đèn LED

Diện tích phòng = chiều dài x chiều rộng; 

Độ rọi tiêu chuẩn được xác định dựa trên tiêu chuẩn tính toán chiếu sáng. 

Quang thông là thông số kỹ thuật được thể hiện trên sản phẩm đèn.

Cách 3 sử dụng phần mềm tính toán

Hiện nay để tiết kiệm các bước tính toán thủ công trên, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tính toán chiếu sáng và lượng đèn cần sử dụng trong không gian. Một trong số đó phải kể đến như Calculux, Dialux, Visual Lighting… Tuy nhiên mỗi phần mềm sẽ có ưu và nhược điểm. Vậy nên hãy tham khảo các tư vấn của chuyên gia để lựa chọn phần mềm phù hợp.

Bố trí khoảng cách đèn LED trong nhà

Để đảm bảo phân bố ánh sáng hiệu quả bạn nên biết thêm rằng khoảng cách ánh sáng không chỉ là khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng, mà còn khoảng cách giữa đèn và tường.

Cách bố trí đèn chiếu sáng sao cho hợp lý cụ thể như sau:

Xác định chiều dài, chiều rộng của trần.

  • Khoảng cách giữa 2 đèn downlight = Chiều dài/chiều rộng của trần / số lượng đèn trên 1 hàng.
  • Khoảng cách từ tường đến đèn chiếu sáng đầu tiên bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 đèn LED âm trần trong một hàng.

Dưới đây là hình ảnh miêu tả cách tính để bạn có thể hiểu rõ hơn.

Trên đây là những gợi ý cũng như thông tin quan trọng về tính toán chiếu sáng và cách bố trí đèn LED trong nhà. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể tự lựa chọn cho mình sản phẩm đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Công ty TNHH Nội thất Hita uy tín 

Thành lập vào năm 2016, Công ty TNHH Nội thất HITA chúng tôi tự tin là đại lý chuyên cấp các sản phẩm thiết bị vệ sinh và điện hàng đầu của các thương hiệu như TOTO, INAX, Panasonic, Nanoco, Philips, Paragon, Schneider.

Tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 111 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, TP.HCM

Hotline: 0868.804.440

Email:

Ngày 04-06-2021 Lượt xem 824

Đối với người Việt Nam thì chiếu sáng theo tiêu chuẩn, chiếu sáng vì sức khỏe là những điều còn khá mới mẻ và thực tế không nhiều hệ thống chiếu sáng trong nhà hiện nay đạt tiêu chuẩn. Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn chiếu sáng tiêu chuẩn là như thế nào và có thể bố trí một hệ thống chiếu sáng phù hợp nhé.

Môi trường ánh lý tưởng là gì?

  • Môi trường ánh sáng lý tưởng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
  • Đủ lượng sáng [độ rọi ban ngày trong bóng râm] là 1000 lux – 5000 lux.
  • Góc chiếu rộng
  • Nhiệt độ màu thay đổi theo thời gian

+ Mặt trời mọc là 3000K

+ Buổi trưa là 5500K

+ Bầu trời là 6500K

  • Độ rọi và nhiệt độ màu thay đổi theo nhịp sinh học 24h của con người.

Nhà ở, trường học và nơi làm việc là những nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất và tác động của ánh sáng cũng là lớn nhất. Chính vì thế, chiếu sáng nhân tạo càng khác biệt với những tiêu chí trên thì càng gây ô nhiễm ánh sáng và có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Phương thức chiếu sáng truyền thống là gì?

Không gian sử dụng phương thức chiếu sáng truyền thống thường có những đặc điểm:

+ Để lộ bóng đèn, nguồn sáng khiến người dùng có thể bị chói khi nhìn vào

+ Tạo nền tối, chói lóa, tạo bóng đồ vật gây cận thị, nhược thị, mõi mắt và mất ngủ.

+ Ánh sáng được tỏa ra 180 độ, gây lãng phí, không tối ưu

+ Ánh sáng cả chỉ có một thông số duy nhất, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.

Các tiêu chí chiếu sáng trong nhà:

Độ rọi [Lux]:

Độ rọi là đơn vị thể hiện mật độ năng lượng ánh sáng được tính trên đơn vị diện tích m2. Độ rọi và sự phân bố độ rọi trong không gian trong nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của người sử dụng. Nếu độ rọi không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến thị giác, gây trạng thái stress cho thị giác và gây ra các tật về mắt khi sử dụng trong thời gian dài.

Trong một ngôi nhà sẽ có nhiều khu vực chiếu sáng khác nhau như phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách… Mỗi khu vực sinh hoạt sẽ có một tiêu chuẩn về độ rọi phù hợp. Tùy từng nhu cầu chiếu sáng của người sử dụng mà bảng yêu cầu độ rọi của từng không gian cũng có thể được điều chỉnh linh hoạt trong phạm vi cho phép. Cùng tham khảo bảng yêu cầu độ rọi theo không gian sống dưới đây:

STT Không gian chiếu sáng  Độ rọi yêu cầu 
1 Phòng khách  >=300
2 Phòng ngủ  >=100
3 Phòng bếp, phòng ăn  >=500
4 Cầu thang, hành lang  >=100

Chỉ số hoàn màu [CRI]:

Chỉ số hoàn màu là chỉ số thể hiện sự trung thực của màu sắc với thang đo chỉ số hoàn màu từ 1 – 100. Chỉ số hoàn màu càng cao càng chứng minh được sự chân thực của sự vật được ánh đèn chiếu vào.

Nếu tiêu chuẩn về độ rọi của thiết bị chiếu sáng trong nhà khác nhau thì chỉ số hoàn màu của các khu vực là giống nhau. Tất cả các không gian chiếu sáng trong nhà đều cần đảm bảo chỉ số hoàn màu Ra >= 80. Để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt, bộ y tế cũng khuyến cáo không nên sử dụng đèn có chất lượng ánh sáng < 80.

Đối với hệ thống chiếu sáng cũ sử dụng đèn sợi đốt hay đèn dây tóc có chỉ số hoàn màu < 80, đây được coi là một trong những nhược điểm về chất lượng ánh sáng của đèn truyền thống.

Nhiệt độ màu [K]:

Bên cạnh độ rọi, chỉ số hoàn màu thì nhiệt độ màu hay màu sắc ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng theo tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà. Bảng màu sắc ánh sáng gồm 3 ánh sáng chính có thông số như sau:

STT Nhiệt độ màu  Ánh sáng màu sắc 
1 Thấp hơn 3300K  Trắng ấm 
2 3300 - 5300K Trắng trung bình
3 Lớn hơn 5300K  Trắng lạnh

Để lựa chọn màu sắc ánh sáng phù hợp cần phải đảm bảo 3 yếu tố:

Màu sắc sơn tường: Nếu dùng ánh sáng trắng sẽ giúp giữ nguyên màu sắc của sơn tường, sử dụng ánh sáng vàng sẽ khiến màu sơn tường vàng trở nên nhạt hơn và màu xanh lá sẽ bị xỉn màu đi, còn đối với ánh sáng xanh sẽ giúp cho màu sơn tường chuyển sang màu tông lạnh.

Tùy thuộc vào từng khu vực trong nhà sẽ có yêu cầu chiếu sáng khác nhau nên cần lựa chọn ánh sáng với màu sắc khác nhau. Ví dụ phòng khách sẽ yêu cầu ánh sáng trắng, phòng ngủ sẽ yêu cầu ánh sáng vàng để phù hợp cho đôi mắt và kích thích giấc ngủ sâu hơn.

Lựa chọn màu sắc ánh sáng phù hợp với không gian chiếu sáng trong nhà sẽ làm nổi bật không gian chiếu sáng, đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người sử dụng.

Mật độ công suất:

Đơn vị tính mật độ công suất là W/m2. Mật độ công suất là chỉ số sử dụng để đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà về sử dụng năng lượng có hiệu quả. Việc sử dụng công suất quá cao so với nhu cầu sẽ gây tốn điện và ngược lại công suất quá thấp sẽ gây hiện tượng thiếu sáng.

Tham khảo bảng tính công suất theo từng không gian trong nhà:

STT Không gian chức năng  Mật độ công suất 
1

Phòng khách 

Chủ Đề