Hệ số lương cand 2023

Giải quyết thủ tục hành chính tại một xã thuộc huyện Yên Thành, Nghệ An.

Cùng với tăng lương cơ sở, Chính phủ cũng đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH áp dụng cho đối tượng do ngân sách Nhà nước chi trả; hỗ trợ thêm với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

Dự kiến việc thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ 1/1/2023.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trong bối cảnh công việc của cán bộ, công chức nhiều và áp lực ngày càng lớn; đặc biệt, việc giảm biên chế thì mỗi cán bộ đang phải làm nhiều việc hơn; do vậy, để cán bộ, công chức làm việc tốt, hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng thì một trong các giải pháp là tăng lương.

“Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu là tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức. Nhưng chúng tôi mong rằng không chỉ dừng lại tăng lương cơ sở, mà trong năm 2023 hoặc trong thời gian sớm nhất, Chính phủ nghiên cứu tăng lương theo Nghị quyết 27 về chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức để giúp cho cán bộ công chức cơ bản sống bằng lương. Tôi tin rằng việc đó sẽ được Chính phủ lưu tâm vì đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển. Thực tế, tùy từng vùng thì mức lương hiện nay mới đáp ứng nhu cầu căn bản của cán bộ công chức. Nếu để tích luỹ và gia đình có điều kiện tốt hơn chăm lo cho con cái, cán bộ công chức vẫn phải bươn chải nhiều”, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết.

Còn ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, việc cải cách tiền lương đã được bàn thảo từ lâu và thực hiện phải có lộ trình. Việc sắp xếp lại bộ máy, tổ chức tinh gọn thời gian qua giúp công cuộc cải cách tiền lương thành công được một nửa. Khoản tiền tăng lương công chức, viên chức chính là từ nguồn tinh giản này.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương [nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động] cho rằng, mức đề xuất tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thực chất chưa đủ để xóa đi chênh lệch giữa lương khu vực công và tư. Tuy nhiên, việc tăng lương cũng góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động. Thực tế, mức lương của công chức, viên chức chưa bằng được trung bình của thị trường. Do vậy, việc thực hiện cải cách tiền lương sớm thực hiện để đưa tiền lương về đúng giá trị thực, tạo động lực cho phát triển.

Theo báo Tin tức

Nếu lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì lương công chức 2023 cũng tăng theo. Do đó, nếu dự kiến lương cơ sở tăng từ ngày 1.7.2023 thì lương công chức cũng sẽ tăng từ ngày 1.7.2023.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị nên lương công chức vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Lương cơ sở + Phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm xã hội, công đoàn.

Trong đó: Hệ số lương của công chức vẫn đang thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các ngạch công chức loại A3 [gồm hai nhóm là A3.1, A3.2]; công chức loại A2, công chức loại A1, công chức loại A0, công chức loại B và công chức loại C [gồm C1, C2 và C3].

Với các ngạch nêu trên, hệ số lương cao nhất là 8,0 thuộc về công chức loại A3 nhóm 1 [Công chức A3.1] và hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc về công chức loại C nhóm 3 [C3].

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng từ 1.7.2019 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo đề xuất mới nhất thì lương cơ sở mới từ 1.7.2023 dự kiến là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, nếu tăng lương cơ sở thì mức lương cao nhất của công chức sẽ là 14,4 triệu đồng/tháng [hiện nay mức lương cao nhất của công chức đang áp dụng là 11,92 triệu đồng/tháng]; lương thấp nhất của công chức sẽ là 2,43 triệu đồng/tháng [hiện nay, mức lương thấp nhất của công chức là khoảng 2,01 triệu đồng/tháng].

Đồng thời, công chức hiện đang hưởng phụ cấp theo hai cách tính. 

Cách tính thứ nhất phụ cấp tính theo lương cơ sở thông qua công thức:  Phụ cấp = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp được hưởng.

Cách tính thứ hai phụ cấp tính theo tỷ lệ % thông qua công thức: Phụ cấp = [Lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.

Dù phụ cấp được tính theo công thức nào thì khi lương cơ sở tăng cũng đồng thời kéo theo mức phụ cấp tăng. Do đó, nếu lương cơ sở tăng thì phụ cấp tăng và mức lương cơ bản [chưa tính phụ cấp và trừ đi các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, công đoàn…] cũng được tăng theo.

Kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra đã đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Chủ trương cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lao động trong doanh nghiệp được Trung ương đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2018; thời gian dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này đã phải lùi lại hai năm liên tiếp. Ban đầu Trung ương dự kiến lùi thời điểm cải cách tiền lương một năm so với mục tiêu ban đầu, tức là từ 1/7/2022 thay vì 1/7/2021. Sau đó các cấp có thẩm quyền tiếp tục quyết định chưa thực hiện trong năm 2022.

Lương cơ sở điều chỉnh hai mươi năm qua. Đồ họa: Tiến Thành

Nghị quyết của Quốc hội nêu sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào "thời điểm phù hợp", không xác định cụ thể thời gian. Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đề xuất, nếu đại dịch được khống chế và kinh tế phục hồi, Trung ương nên chuẩn bị nguồn lực để bắt đầu cải cách vào thời điểm đầu hoặc giữa năm 2023.

Theo ông, mục tiêu và lộ trình cải cách đều đã có, các khâu kỹ thuật cũng không phải vấn đề lớn, song nền kinh tế sau đại dịch sẽ có nhiều nhiệm vụ ưu tiên khác nhau, do vậy để đưa vấn đề tiền lương vào nhóm việc cần làm thì "phải chuẩn bị nguồn lực và sự quyết tâm của cả hệ thống".

"Việc cải cách tiền lương khu vực công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, nếu sản xuất tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu sẽ rất khó thực hiện, do vậy chúng ta phải chủ động chuẩn bị nguồn lực ngay từ bây giờ", ông nói thêm, và cho rằng thực chất cải cách tiền lương là động lực của cải cách bộ máy hành chính, do vậy, không nên trì hoãn quá lâu việc này.

Một yếu tố quan trọng khác để cải cách tiền lương, theo ông Huân là cần xem lại "biên chế tinh gọn thực chất hay chưa". "Chỉ cần tinh giản được 10% biên chế, sẽ có khoản đáng kể để tăng lương. Các khu vực sự nghiệp như giáo dục, y tế, Nhà nước chỉ bao cấp một phần còn lại để các đơn vị tự chủ", ông nói.

Với kịch bản không mong muốn là kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, ông Huân nói thời điểm cải cách tiền lương có thể lùi tiếp, song "nên tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức vì thời gian tạm dừng điều chỉnh đã quá lâu". Trong kịch bản này, việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa thực hiện, cách tính lương khu vực công vẫn như hiện nay [lương = lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp nếu có], tuy nhiên cần tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức mới.

Về định hướng cải cách tiền lương sau năm 2022, ông Huân cho hay Trung ương đã quyết định thiết kế cơ cấu tiền lương mới khu vực công gồm lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương], các khoản phụ cấp [chiếm 30%]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Việc cải cách sẽ tiến tới xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bảng lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Trung ương cũng định hướng xây dựng ban bảng lương khác nhau, gồm bảng lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo [bầu cử và bổ nhiệm]; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức; bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Theo ông Huân, việc quy định lương bằng lương cơ sở nhân hệ số nhiều năm liền đã không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Lương trả theo hệ số và cào bằng cả hệ thống công chức cùng hưởng lương như nhau, dù trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc mỗi người khác nhau. Do vậy, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ giúp bảng lương mới khắc phục được các hạn chế vừa nêu, đồng thời khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Phạm Minh Huân. Ảnh: Xuân Hoa

Một điểm mới của cải cách tiền lương tới đây là đối với khu vực công sẽ không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Trước năm 1993, bên cạnh lương có khoảng 50 loại phụ cấp, dù đã được cắt giảm đi nhiều song sau đó lại phát sinh. Tất cả đều do ngân sách chi trả. Mức lương cơ sở hiện duy trì 1,49 triệu đồng, song các chế độ phụ cấp đi kèm có khoảng 20 loại.

Nghịch lý lương không đủ sống mà phụ cấp quá nhiều, được cho xuất phát từ sự quản lý không cân đối, áp lực lương thấp đè nặng buộc các ngành phải tìm cách bổ sung phụ cấp. Tới đây, cùng với bảng lương mới, các cơ quan sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Dự kiến trong năm đầu tiên thực hiện cải cách, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp, sau đó tăng dần theo lộ trình 5 năm.

Với khu vực doanh nghiệp áp dụng lương tối thiểu vùng, lộ trình cải cách đặt ra từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Song hai năm qua, mức lương tối thiểu vùng chưa thể tăng, vẫn giữ nguyên mức cũ với bốn vùng. Vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước.

Theo ông Dung, lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động, theo nguyên tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Người lao động được tăng lương dựa trên tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số giá cả, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Một dãy phòng trọ của công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM, thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Hữu Khoa

Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân phân tích, lương trong khu vực doanh nghiệp những năm qua cơ bản vẫn do thị trường quyết định. Nhà nước can thiệp vào lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động không bị bần cùng hóa hay nghèo đi. Phần còn lại thị trường tự điều phối, song phụ thuộc vào hai bên: Sức khỏe của doanh nghiệp và khả năng thương lượng của người lao động.

Với lao động chuyên môn cao, những năm qua cũng đã tự thương lượng được với giới chủ. Bằng chứng là thị trường cần trình độ nào thì thuê lao động ở trình độ đó, không đáp ứng được sẽ bị đào thải. Điều này bắt buộc đào tạo những năm tới phải đổi mới, gắn với nhu cầu của thị trường, tránh lãng phí.

Với lao động chuyên môn thấp, cần thiết phải có tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động đứng ra thương lượng với giới chủ. Tổ chức này nằm trong doanh nghiệp, do người lao động tự thành lập, tham gia, như quy định của Bộ luật Lao động 2019. "Từ trước đến nay, người lao động luôn ở trong thế yếu, nên nếu trả lương theo sức lao động, vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động thương lượng với giới chủ về tiền lương là cực kỳ quan trọng", ông Huân nói.

Theo ông, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự nhận thức trách nhiệm xã hội qua vấn đề lương, phúc lợi xã hội để giữ chân lao động. Việc các cơ quan nhà nước cần làm là tăng cường kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin thị trường, giúp người lao động có cơ sở thương lượng với giới chủ.

Chủ Đề