Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tình hình kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài

Đề bài

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.

Lời giải chi tiết

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An],...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên],…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Loigiaihay.com

  • Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong

  • - Ở Đàng Trong : Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng.

  • Phù Gia Định gồm hai dinh

  • Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập.

  • Em hãy xác định trên bản đồ Việt Nam ngày nay vị trí các địa danh nói trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [720.75 KB, 85 trang ]

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiLịch sử Việt Nam trải qua thời kì dài của chế độ phong kiến tập quyềnvới những triều đại nối tiếp nhau trong lịch sử. Sau một thời gian dài Bắcthuộc, đất nước ta giành được độc lập và bước vào kỉ nguyên xây dựng nềnquân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trải qua nhiều triều đại khác nhauthì chế độ phong kiến ở Việt Nam dần được củng cố, kiện toàn. Nhưng cũngcó giai đoạn đất nước rơi vào tình trạng phân chia bởi sự cát cứ của các tậpđoàn phong kiến trong nước điển hình là Loạn mười hai sứ quân, Nam - Bắctriều hay Trịnh - Nguyễn phân tranh đã gây nên tình trạng hỗn loạn, đauthương và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước.Đặc biệt, từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII là một giai đoạn đầybiến động trong lịch sử Việt Nam, tình trạng nội chiến giữa các tập đoànphong kiến liên tiếp nổ ra, mâu thuẫn trong nước diễn ra gay gắt. Đất nước rơivào cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều rồi đến Lê, Trịnh - Nguyễn làm chonước ta bị chia cắt thành 2 miền: Đàng Ngoài và Đàng Trong. Chính tìnhtrạng chia cắt này đã tạo nên 2 chính quyền trong một quốc gia: chính quyềnVua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cả haiđều muốn xây dựng một nhà nước tập quyền vững mạnh để củng cố địa vị vàxây dựng vùng cát cứ của mình. Vì mục đích trên nên cả hai Đàng đã xâydựng 2 nhà nước với thể chế chính trị và hoạt động kinh tế khác nhau nhưngvề cơ bản vẫn dựa trên một nền tảng nên có nhiều điểm tương đồng.Ngoài ra đây còn là thời kỳ rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, đấtnước không chỉ chia cắt thành hai Đàng mà ở Đàng Ngoài còn tồn tại thểchế Lưỡng đầu khá mới mẻ ở Việt Nam. Nó không giống với chế độ Vua Thái Thượng Hoàng thời nhà Trần với nền tảng là quan hệ huyết thống màlà tình trạng cả hai họ cùng lên nắm quyền: vua Lê - chúa Trịnh, trong đó1vua mang tính chất hình thức là đại diện của đất nước nhưng không có thực

quyền Chúa mới là người điều hành đất nước, điều này tạo nên một cục diệnchính trị chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu về đề tàinày cũng giúp làm rõ cách thức tổ chức chính trị thời kỳ này với những điểmkế thừa so với các triều đại trước đó và những điểm chỉ có trong giai đoạn lịchsử đặc biệt này.Không chỉ có vậy, song song với việc xây dựng một chính quyền riêngthì ở Đàng Trong các Chúa Nguyễn còn tiến hành Nam tiến khai phá vùng đấtNam Bộ, giúp hình thành nên lãnh thổ nước ta như hiện nay. Do đó, nghiêncứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu được công lao to lớn của cha ông trongquá trình mở mang lãnh thổ để từ đó xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhất là trongthời điểm vấn đề lãnh thổ, biển đảo đang là mối quan tâm hàng đầu.Vì những lý do trên em đã chọn đề tài “So sánh tình hình chính trị vàhoạt động kinh tế giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong [thế kỉ XVI - nửa đầu thếkỉ XVIII]” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềNghiên cứu về tình hình chính trị và hoạt động kinh tế của Đàng Ngoàivà Đàng Trong đã được nhiều tác giả, sử gia đề cập đến qua các bộ sử như:"Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, "Khâm định Việt sử thông giámcương mục" của Quốc sử quán triều Nguyễn, "Phủ biên tạp lục" của Lê QuýĐôn, "Việt Nam sử lược" của Trần Trong Kim…Vấn đề này còn được đề cập đến trong các tác phẩm như: "Lịch sử ViệtNam từ nguồn gốc đến cuối thế kỉ XIX" của Đào Duy Anh [1956], "Lịch sửchế độ phong kiến Việt Nam" do Phan Huy Lê [chủ biên] [1961], "Chế độchính trị Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII" của Lê Kim Ngân [1973], "Xứ ĐàngTrong, lịch sử kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và XVIII" của Litana[1999], "Việt sử xứ Đàng Trong" của Phan Khoang [2001], "Đại cương lịch2sử Việt Nam" [tập 1] do Trương Hữu Quýnh [chủ biên] [2007], "Giáo trìnhlịch sử Việt Nam" [tập 3] do Nguyễn Cảnh Minh [chủ biên], Đào Tố Uyên, VõXuân Đàn biên soạn [2008]. Các tác phẩm lịch sử đại cương này hầu hết trìnhbày về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, hình thức tuyển dụng quan lại,quân đội và hoạt động kinh tế của hai Đàng chứ không tập trung sâu vàonghiên cứu sự giống và khác nhau về tổ chức chính trị cũng như hoạt độngkinh tế của hai Đàng.Ngoài ra, còn có một số bài báo, tạp chí nghiên cứu về tình hình thươngmại của Đàng Trong và Đàng Ngoài thời kì này như : Tạp chí Nghiên cứuLịch sử, số 4 năm 2007 tác giả Nguyễn Văn Kim có bài viết “Vị trí Phố Hiếnvà Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVI - XVII”. Trongđó tác giả có đề cập đến vai trò trung gian của thương nhân Hoa kiều trongviệc duy trì hoạt động ngoại thương giữa Đại Việt và các nước trong khu vực.Bài viết “Chính sách của chính quyền Đàng Trong Việt Nam đối vớingười Hoa thế kỷ XVI - XVIII” của tác giả Dương Văn Huy trong tạp chíNghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2008 đã chỉ ra những chính sách khônkhéo và mềm dẻo của các chúa Nguyễn đối với người Hoa di cư sang ĐàngTrong Việt Nam.Qua các tác phẩm, bài nghiên cứu chuyên sâu hay đại cương của các sửgia, đề tài là sự tổng hợp để phân tích, so sánh làm nổi bật những điểm giốngvà khác nhau về chính trị cũng như kinh tế giữa Đàng Ngoài và Đàng Trongđể thấy được chính sách của các tập đoàn phong kiến đối với mỗi Đàng vànhững tác động của bên ngoài vào nước ta giai đoạn này.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứuMục đích của đề tài:So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế Đàng Ngoài - ĐàngTrong một cách hệ thống, khách quan.3Rút ra kết luận, nhận xét về sự giống và khác nhau của hai Đàng.Nhiệm vụ của đề tài:Trình bày bối cảnh lịch sử và nguyên nhân dẫn tới cục diện phân chiaĐàng Ngoài - Đàng Trong.So sánh tình hình chính trị giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.So sánh hoạt động kinh tế giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.Phạm vi nghiên cứu:Về thời gian: Tập trung nghiên cứu, so sánh về chính trị và hoạt độngkinh tế của hai Đàng trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉXVIII - giai đoạn từ khi Nguyễn Hoàng vào dựng nghiệp ở Thuận Quảng đếnkhi Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương, lấy Phú Xuân làm kinh đô, cải tổ bộmáy quan lại trung ương thành một triều đình, sai đúc ấn "Quốc Vương".Về không gian: Đề tài nghiên cứu tổ chức chính trị và hoạt động kinh tếcủa cả hai Đàng trên phạm vi cả nước để thấy được sự giống và khác nhaugiữa hai Đàng. Đàng Ngoài là toàn bộ lãnh thổ phía Bắc còn Đàng Trong từsông Gianh đến phía Nam Thuận Quảng.4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứuNguồn tư liệuĐề tài có tham khảo, sử dụng nguồn tư liệu từ các bộ sử như "Khâm địnhViệt sử thông giám cương mục" của Quốc sử quán triều Nguyễn, "Đại Việt sửký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn…Ngoài ra, đề tài còn tham khảo từ một số cuốn sách của các tác giả, nhàsử học như "Lịch sử chế độ phong kiến" của Phan Huy Lê, "Việt sử xứ ĐàngTrong 1558- 1777" của Phan Quang, "Xứ Đàng Trong, lịch sử- kinh tế- xã hộithế kỉ XVII, XVIII" của LiTaNa….Và một số bài viết trong các tạp chí nghiên cứu Lịch sử, tạp chí ĐôngNam Á, tạp chí Xưa và Nay…4Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu chính mà đề tài sử dụng là phương pháp lịch sửvà phương pháp lôgic. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khácnhư: phương pháp tổng hợp và phân tích sử liệu, phương pháp so sánh…đểlàm sáng tỏ vấn đề.5. Đóng góp của khoá luậnLàm rõ được nhiệm vụ đề ra khoá luận có ý nghĩa khoa học:So sánh, làm nổi bật những điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính trịgiữa hai Đàng thế kỉ XVI - nửa đầu thế kỉ XVIII.Làm rõ được các nội dung: tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, quan hệngoại giao giữa hai Đàng, lãnh thổ Việt Nam trong quá trình mở mang bờ cõi.Ý nghĩa thực tiễn: em mong muốn khóa luận sẽ trở thành nguồn tài liệutham khảo cho các bạn sinh viên khoa Lịch sử, đồng thời là nguồn tư liệu gópphần vào phục vụ việc học tập và giảng dạy phần lịch sử cổ trung của ViệtNam.6. Bố cục khoá luậnNgoài phần mở đầu và phần kết luận thì khoá luận gồm có ba chươngchính sau:Chương 1. Lược sử xứ Đàng Ngoài - Đàng TrongChương 2. So sánh tình hình chính trị Đàng Ngoài - Đàng Trong [thế kỉXVI - nửa đầu thế kỉ XVIII]Chương 3. So sánh hoạt động kinh tế Đàng Ngoài- Đàng Trong [thế kỉXVI - nửa đầu thế kỉ XVIII]5Chương 1LƯỢC SỬ XỨ ĐÀNG NGOÀI - ĐÀNG TRONG1.1. NỘI CHIẾN NAM - BẮC TRIỀU VÀ CHIẾN TRANH TRỊNH NGUYỄN1.1.1. Nội chiến Nam - Bắc triềuTrải qua hơn 20 năm đấu tranh chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi đãđánh bại quân Minh lên ngôi vua lập nên nhà Lê Sơ, một triều đại phong kiếnvững mạnh trong lịch sử. Và thế kỉ XV là thời kì phát triển và ổn định của nhàLê Sơ, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông [1460 - 1497], kinh tế pháttriển, chính trị và xã hội ổn định đã đưa vị thế của nước Đại Việt lên cao.Nhưng từ sau thời Lê Thánh Tông, sang thế kỉ XVI chính trị, xã hội nhà Lêlâm vào khủng hoảng lý do là các vua kế vị đều nhỏ tuổi không đủ cả đức lẫntài để lãnh đạo đất nước theo đà đi lên.Từ vua Tương Dực tới vua Chiêu Tông và Cung Hoàng, vua chúa thì sađoạ, các quan lại thì tha hồ tranh giành quyền hành. Có thể nói những nămđầu của thế kỉ XVI cùng với sự suy yếu của nhà nước phong kiến Lê Sơ, xãhội Đại Việt cũng đang ở trong tình trạng rối loạn, chính quyền nhà Lê đãkhông làm nổi công việc quản lý đất nước, vua thì ham chơi, trung thần ngườithì mất người thì cáo quan về quê, không ai can ngăn được vua và giúp vuaquản lý đất nước cho nên giặc giã nổi lên khắp nơi. Xứ Kinh Bắc có ThânDuy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Sơn Tây có Trần Tuân, Nguyễn Nghiêm. Lê Hy,Trịnh Hưng ở Nghệ An… Tuy giặc giã nhiều như vậy nhưng vua cũng khôngchịu sửa sang nghe lời can gián của triều thần. Và trong bối cảnh đó, đã xuấthiện một thế lực mới trong triều nhà Lê mà cầm đầu là Mạc Đăng Dung.Từ sau khi Mạc Đăng Dung trừ được bọn Lê Do, Trịnh Tuy và NguyễnSư rồi lại hàng được bọn Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính về làm vây cánhcho mình thì quyền bính rơi cả vào tay Mạc Đăng Dung, các quan có vì nhà6vua mà can gián thì bị Mạc Đăng Dung giết đi, các quan khác thấy vậy cũngbỏ vua mà phò tá Mạc Đăng Dung. Sau khi thâu tóm mọi quyền hành trongtriều, đến năm 1527 nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã bứcvua Lê phải nhường ngôi cho mình lập ra triều Mạc.Nhà Mạc tuy đã làm vua nhưng vẫn sợ lòng người hướng về nhà Lê chonên công việc gì cũng theo phép của nhà Lê cả, còn phong thưởng và trọngdụng những quan lại cựu thần nhà Lê để dụ họ về với mình tuy nhiên cácquan lại người thì từ chối không ra làm quan, người thì thay tên đổi họ khôngmấy người chịu phục.Sau khi phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc thì một làn sóng đấu tranh chốnglại và không hợp tác với nhà nhà Mạc vẫn diễn ra, đặc biệt là những tôn thấtvà cựu thần nhà Lê như Bích Khê Hầu Lê Công Uyên, hai anh em TrịnhNgung, Trịnh Ngang là cựu thần nhà Lê, Lê Ý là con công chúa An Thái…Nhưng nếu như các cuộc nổi dậy chống lại nhà Mạc mấy năm đầu còn diễn ralẻ tẻ thì những năm sau đó, với Nguyễn Kim thì sự nghiệp trung hưng nhà Lêbắt đầu được khởi dựng và từ đó dẫn tới cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều.Nguyễn Kim là con trai Nguyễn Hoằng Dụ - một công thần thời Lê,Nguyễn Kim từng giữ chức Hữu vệ Điện tiền tướng quân, tước An ThanhHầu. Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, năm 1529 Nguyễn Kim đemtheo một số người lánh sang đất Lào, được vua Lào là Sạ Đẩu cho ở đất SầmChâu để thu phục, nuôi dưỡng quân lính và tìm con cháu họ Lê để tính kế lâudài. Năm 1533, trên đất Ai Lao Nguyễn Kim đã tìm được Lê Duy Ninh là contrưởng của vua Lê Chiêu Tông lên làm vua, tức Lê Trang Tông, đặt niên hiệulà Nguyên Hoà, Nguyễn Kim được phong là Thái sư Hưng quốc công bắt đầusự nghiệp trung hưng của nhà Lê. Sau đó, Nguyễn Kim đem quân chiếm giữmột số nơi ở Thanh Hoá, nghe tin này nhiều người ở các nơi đã kéo về hưởngứng trong số đó có Trịnh Kiểm - một người có võ nghệ tài giỏi được Nguyễn7Kim gả con gái cho. Từ cuối năm 1540, Nguyễn Kim tiến quân vào Nghệ Anrồi tiến ra Thanh Hoá nhiều lần đánh bại quân Mạc. Cuối năm 1543, vua LêTrang Tông đưa quân chiếm lại thành Tây Giai, Tổng trấn Thanh Hoá của nhàMạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Đến năm 1545, Nguyễn Kim đem quântấn công ra Bắc, đến Yên Mô [Ninh Bình] thì bị hàng tướng nhà Mạc làDương Chấp Nhất đầu độc chết, quân Nguyễn Kim tạm thời bỏ dở tấn cônglui về giữ Thanh Hoá, quyền hành được giao cho Trịnh Kiểm, được vua Lêphong làm Đô tướng quân, Thái sư Lạng quốc công nắm giữ binh quyền.Năm sau Trịnh Kiểm cho xây dựng thành luỹ, cung điện xếp đặt quan lại nhưmột triều đình, nhà Lê Trung Hưng lúc này cũng tìm đủ mọi cách để thu phụcnhững nho sĩ đi theo mình, cùng với một số biện pháp khác như chiêu mộ dânlưu tán, đo đạc lại ruộng đất, chỉnh đốn thuế má… để quản lý toàn bộ vùngđất Thanh - Nghệ, đồng thời huy động sức người, sức của phục vụ cuộc chiếntranh với nhà Mạc.Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều hay cuộc chiến tranh giữa nhà Lê Trịnh với nhà Mạc, thực chất diễn ra từ năm 1533 và kết thúc vào năm 1592.Căn cứ chính của nhà Lê - Trịnh là vùng đất Thanh - Nghệ còn căn cứ chínhcủa nhà Mạc là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong 60 năm đã diễn ra gần 40 trậnđánh lớn nhỏ, có thể chia làm các giai đoạn chính:Từ năm 1533 - 1569:Trong giai đoạn này từ khi triều Lê Trung Hưng được thành lập và xâydựng căn cứ chính ở vùng đất Thanh - Nghệ, lực lượng quân Nam triều đãnhiều lần tấn công ra Bắc, có những lần Trịnh Kiểm tấn công ra cả Hưng Hoá,Kinh Bắc, Hải Dương và uy hiếp kinh đô Thăng Long. Còn đối với Bắc triều,nhà Mạc cũng mở những cuộc tấn công lớn vào vùng căn cứ địa của Lê Trịnh ở Thanh - Nghệ.8Ở giai đoạn này, nhà Mạc đã nhiều lần đem quân đánh vào Thanh Hoánhưng hầu hết đều bị thua trở về còn nhà Lê - Trịnh cũng đem quân ra Bắcnhiều lần nhưng cũng không lần nào toàn thắng, hai bên cứ giữ nhau mãi nênnhà Lê tuy đã trung hưng nhưng giang sơn vẫn chưa về một mối còn nhà Mạccó làm vua thì cũng chỉ làm vua miền Bắc mà thôi. Việc tranh chiến vẫn diễnra như trước, khi thì Trịnh Kiểm ra đánh Sơn Nam, khi thì Mạc Kính Điểnvào đánh Thanh Hoá không bên nào được hẳn.Giai đoạn từ 1570- 1583:Đây là giai đoạn quân Bắc triều phản công, quân Nam triều lui về phòngthủ. Năm 1570, Trịnh Kiểm ốm chết đã gây lên cuộc tranh giành quyền lựcgiữa người con trưởng là Trịnh Cối và con thứ là Trịnh Tùng. Nhân cơ hộinày, nhà Mạc đã cử Mạc Kính Điển và Nguyễn Quyện mở nhiều đợt tấn côngvào vùng đất Thanh - Nghệ của nhà Lê - Trịnh.Tháng 10 năm 1571, Trịnh Tùng cử hai tướng là Trịnh Mô và Phan CôngTích đem quân vào ứng cứu Nghệ An buộc quân Mạc phải rút lui. Tháng 8năm 1572 Mạc Kính Điển lại đem quân đánh vào Thanh Hoá và Nghệ An.Các huyện ở phía nam sông Lam bị quân Mạc tàn phá cướp bóc, nhân dânphiêu tán, làng xóm tan hoang, tiêu điều.Liên tiếp các năm sau đó từ 1573 đến 1581 các tướng Mạc đều mangquân tấn công vào vùng Thanh - Nghệ của Nam triều. Nhưng sau các đợt tấncông, quân Mạc đều rút lui về phía Bắc còn quân Lê - Trịnh thì phòng thủchặt chẽ và phản công tại chỗ không tiến quân ra Bắc đánh nhà Mạc.Giai đoạn từ 1584 - 1592Năm 1580, Mạc Kính Điển một người đã từng giữ binh quyền của nhàMạc hơn 20 năm chết. Mạc Mậu Hợp đưa Mạc Đôn Nhượng lên thay KínhĐiển giữ chức "Trung Doanh Tổng Suý" thống lĩnh binh quyền. Nhưng lúcnày nhà Mạc đã thể hiện sự suy yếu cả về chính trị lẫn quân sự.9Sau lần tấn công của quân Mạc do tướng Mạc Đôn Nhượng và NguyễnQuyện tấn công vào Quảng Xương [Thanh Hoá] thất bại vào năm 1581 vànăm 1583, nhà Mạc đã phải từ bỏ ý định tấn công vào vùng đất Thanh- Nghệcủa nhà Lê- Trịnh. Năm 1583 Trịnh Tùng xuất quân đánh ra các huyện YênMô, Yên Khang thu thóc lúa dự trữ quân lương rồi kéo quân về. Năm sau,tháng Giêng năm 1584, Trịnh Tùng lại điều quân đánh vào phủ Trường Yênvà các xứ Thiên Quan, Phụng Hoá thu cướp lương thực rồi rút quân về.Từ năm 1585 trở đi, quân Nam triều tổ chức nhiều đợt tấn công ra Bắc,đánh thắng quân Mạc nhiều trận, quân Mạc bị chết rất nhiều. Đặc biệt trậnđánh nhau giữa quân Mạc và quân Trịnh vào tháng 11 năm 1587 "Quân Trịnhhăng hái đánh phá, quân Mạc không đương nổi, bỏ chạy trốn, đạo quân maiphục của nhà Mạc cũng phải bỏ chạy, đều tranh nhau qua sông bị chết đuốivô kể. Quan quân chém được mấy trăm đầu quân địch rồi đánh đuổi theo đếnnửa ngày mới dừng quân" [5, tr 346- 347]. Phía Bắc triều do lương thực ngàymột suy yếu nên từ thế tấn công đã quay về chiến lược củng cố hệ thốngphòng ngự, lập phòng tuyến đắp luỹ xây thành.Năm 1589, nhà Mạc cử đại binh do Mạc Đôn Nhượng chỉ huy để đánhmột trận quyết liệt với quân Lê - Trịnh. Trịnh Tùng dùng kế giả lui quân, dẫnquân địch vào chỗ hiểm ở núi Tam Điệp, huyện Yên Mô [Ninh Bình]. Trongtrận này quân Mạc thua to, hơn 1000 quân bị chém đầu, hơn 600 quân bị bắtsống. Mạc Đôn Nhượng phải thu thập tàn quân chạy về Đông Kinh, còn TrịnhTùng lui quân về Thanh Hoá, sau trận thất bại này quân Mạc không còn khảnăng tấn công vào vùng đất Thanh - Nghệ, đồng thời cũng là thời cơ để quânTrịnh mở cuộc tấn công quyết định ra Bắc.Tháng Chạp năm Tân Mão [đầu năm 1592], Tiết chế Trịnh Tùng quyếtđịnh điều động 6 vạn quân chia thành 5 đạo tấn công ra Bắc, xuất phát từ TâyĐô men theo đường núi phía Tây qua Ninh Bình, Hoà Bình đến Hà Tây - Hà10Nội ngày nay. Về phía Bắc triều, được tin này Mạc Mậu Hợp cũng muốn cửbinh mã đánh một trận quyết liệt để định được thua bèn đốc thúc điều độngbinh mã trong bốn trấn và năm phủ được mười vạn quân. Ngày 27 tháng Chạpnăm Tân Mão [đầu năm 1592], Mạc Mậu Hợp cùng các tướng Mạc NgọcLiễn, Nguyễn Quyện đến Phấn Thượng [Tùng Thiện, Hà Tây] kịch chiến vớiquân Trịnh. Trong trận này quân Mạc thua to "bị chém hơn một vạn, máuchảy khắp nội, thây chất thành non, quân Trịnh được khí giới và ngựa nhiềukhông kể xiết" [5, tr 353].Ngày năm tháng Giêng năm Nhâm Thìn [1592], Trịnh Tùng chỉ huy đạiquân vượt sông tổng công kích Thăng Long. Mạc Mậu Hợp bỏ thành vượtsông Nhị đến bến Bồ Đề. Ngày sáu tháng Giêng cử các tướng tiến vào thànhtheo ba cửa ô: Cầu Dừa, Cầu Muống, Cầu Dền. Trận chiến diễn ra tại CầuDền, tướng Mạc là Nguyễn Quyện đem đại binh và súng lớn trấn giữ, chốngtrả quân Trịnh do Hoàng Đình Ái chỉ huy. Trịnh Tùng mang quân tiếp ứng,quân Mạc chết hàng nghìn, Nguyễn Quyện bị bắt sống, cung điện, nhà cửa,kinh thành bị cháy rụi. Làm chủ kinh thành, Trịnh Tùng cho binh sĩ san bằngluỹ đất Đại La, sau hai tháng tiến hành bình định Trịnh Tùng rút quân vềThanh Hoá.Vua Mạc trở lại Thăng Long nhưng lúc này nhà Mạc đã nghiêng ngả,quân sĩ và lòng người ly tán, bỏ sang theo Lê - Trịnh ngày một đông. Cuốinăm 1592, Trịnh Tùng lại đem đại quân đánh ra Bắc, tiến quân vào thànhThăng Long, Mạc Mậu Hợp trốn chạy về vùng Kim Thành [Hải Dương],quân Trịnh truy quét bắt được Mạc Mậu Hợp đem về kinh hành hình. Cuộcnội chiến Nam - Bắc triều kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà Mạc. Ngày 16tháng 4 năm Quý Tỵ [1593] vua Lê chính thức ngự lên chính điện ở ThăngLong. Tuy nhiên, sau khi bị đánh bật ra khỏi Thăng Long, nhà Mạc còn tiếptục chiếm cứ các vùng Hải Dương, An Quảng [Quảng Yên], sau đó rút lên cố11thủ ở vùng núi Cao Bằng. Đồng thời với việc chiếm cứ nhà Mạc cho xâydựng thành quách ở một số nơi như Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên,Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.Chiếm cứ và hoạt động ở vùng biên giới giáp Trung Quốc, nhà Mạcthường dựa vào thế lực nhà Minh để gây sức ép với nhà Lê - Trịnh. Nhưng từkhi nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên thay thì chỗ dựa của nhà Mạc không còn.Năm 1677 nhà Lê - Trịnh cử quân tiến đánh Cao Bằng, Mạc Kính Vũ phảitrốn sang Trung Quốc bị nhà Thanh bắt giữ, sau này nhà Thanh nộp cho nhàLê- Trịnh, tàn dư của nhà Mạc đến đây hoàn toàn chấm dứt.Hơn một nửa thế kỉ diễn ra nội chiến Nam - Bắc triều đã để lại hậu quảnghiêm trọng cho đất nước, chiến tranh liên miên đã ảnh hưởng lớn đến sảnxuất nông nghiệp. Đồng bằng Thanh Nghệ nhiều năm là bãi chiến trường làmcho đồng ruộng bị bỏ hoang không người cày cấy, hàng vạn quân lính bị xôđẩy vào chiến tranh và bị chết chóc làm hao tổn đến lực lượng sản xuất chínhcủa xã hội. Ngoài ra, do chiến tranh nhà Mạc không thể chăm lo đến kinh tế,ổn định chính trị cũng như xã hội đã làm cho thiên tai, đói kém hoành hành,điều này tác động xấu đến mọi mặt kinh tế, tư tưởng, văn hoá của Đại Việtđương thời.1.1.2. Trịnh - Nguyễn phân tranhNgay từ trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, sự chia rẽ và mâu thuẫntrong nội bộ Nam triều đã nảy sinh. Sau khi Nguyễn Kim chết, các con đềunhỏ tuổi nên quyền hành đều rơi vào tay Trịnh Kiểm, để thâu tóm quyền hànhvào tay mình Trịnh Kiểm đã tìm mọi cách loại bỏ thế lực nhà họ Nguyễn.Trịnh Kiểm đã lập mưu giết hại con trưởng của Nguyễn Kim là Tả tướngNguyễn Uông, con thứ là Nguyễn Hoàng thấy vậy đã đi hỏi Trạng TrìnhNguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời nhờ chị gái là Ngọc Bảo tác động đến TrịnhKiểm để được vào trấn thủ Thuận Hoá. Dưới thời Lê Thánh Tông, Thuận Hoá12là một trong mười ba đạo thừa tuyên gồm vùng đất từ phía nam đèo Ngangđến đèo Hải Vân. Mặc dù nhà Lê vẫn đặt quan cai trị nhưng cho đến thế kỉXVI thì vẫn là vùng "ô châu ác địa", dân cư thưa thớt và kinh tế kém pháttriển. Thêm vào đó "lòng dân còn tráo trở" thậm chí có người còn vượt biểnđi theo họ Mạc, do vậy cử Nguyễn Hoàng vào trong đất này cũng là giúp vuaLê trấn trị và vỗ về dân chúng.Tháng 10 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hoá, những ngườibộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoáđều vui vẻ đi theo. Những năm sau, vùng Thanh Hoá, Nghệ An bị lụt lội đóikém nhiều người đã theo nhau vào Thuận Hoá để sinh sống. Lúc mới vào,Nguyễn Hoàng dựng dinh ở xã Ái Tử [nay là Thiệu Phong, Quảng Trị], quanlại tam ty thì vẫn do vua Lê cắt đặt. Từ năm 1570, sau khi Tổng binh QuảngNam là Nguyễn Bá Quýnh theo lệnh của vua Lê vào trấn thủ Nghệ An thìNguyễn Hoàng được giao trấn thủ ở cả hai xứ Thuận Hoá. Với nhiệm vụ trấnthủ của mình, Nguyễn Hoàng luôn giữ thái độ mềm mỏng, thần phục vua Lê,hàng năm nộp thuế đầy đủ, cùng với nhà Lê - Trịnh trừng phạt và đánh đuổitàn quân nhà Mạc giữ yên đất Thuận Quảng. Nhưng mặt khác Nguyễn Hoàngvẫn lo củng cố quyền thống trị của mình ở đất này, đồng thời phát triển kinhtế để thoát ly dần sự lệ thuộc vào nhà Lê - Trịnh. Những năm sau đó, NguyễnHoàng vẫn mang quân ra giúp vua Lê đánh dẹp tàn dư của nhà Mạc ở phíaBắc và làm tròn nhiệm vụ của viên quan trấn thủ, hàng năm vẫn nộp thuế chonhà Lê - Trịnh đầy đủ. Trong khi đó, họ Trịnh lại từng bước tiếm quyền vuaLê, từ khi Trịnh Tùng dẹp được nhà Mạc thu giang sơn về cho nhà Lê thìngày một kiêu căng, nắm hết chính trị hà hiếp vua Lê. Năm 1599 Trịnh Tùngxưng vương, xây dựng vương phủ thâu tóm mọi quyền hành trong tay và coivua Lê chỉ là bù nhìn.13Tháng 5 năm 1600 Nguyễn Hoàng từ Đông Đô trở về nhưng vì có côngđi đánh dẹp phản loạn là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê nên bị họTrịnh ghét, Nguyễn Hoàng bèn đem tướng lĩnh bản bộ giả vờ đi đánh giặc rồitheo đường biển trở về Thuận Hoá, về đến nơi rồi sợ họ Trịnh nghi ngờ bènđem gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai Trịnh Tùng. Từ đóNguyễn Hoàng không ra Đông Đô nữa, thể hiện ý đồ xây dựng một chínhquyền riêng cho dòng họ để tách khỏi chính quyền nhà Lê - Trịnh.Tháng 5 năm 1613, trước khi mất Nguyễn Hoàng đã để lại lời dặn vớicon cháu và cận thần: "Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang [HoànhSơn] và sông Giang [Linh Giang] hiểm trở, phía Nam ở núi Hải Vân và núiĐá Bia [Thạch Bi Sơn] vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cát muối, thật làđất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh chống chọi vớihọ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Vì bằng thế lực không địchđược thì cố giữ vững đất đai chờ cơ hội chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta" [12,tr 37].Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp thay cha làm trấn thủ ởThuận Hoá ở tuổi 51, được vua Lê gia hàm Thái bảo tước Quận công. Ông đãcho sửa thành luỹ, đặt quan ải, vỗ về nhân dân trong ngoài ai cũng vui phục.Tuy nhiên, ông cũng tìm cách trì hoãn việc nộp thuế cống cho triều Lê Trịnh. Năm 1620, Trịnh Tráng cử Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân đóngở cửa biển Nhật Lệ định phối hợp với Chưởng cơ Hiệp và Trạch là hai em củaPhúc Nguyên mưu nổi loạn nhưng việc không thành Nguyễn Khải phải rútquân, từ đấy Phúc Nguyên không nộp thuế nữa. Mâu thuẫn giữa họ Nguyễnvà triều Lê - Trịnh trở nên gay gắt. Năm 1627, Trịnh Tráng muốn cử quânxâm lấn đất Thuận Quảng nên sai người mang sắc chỉ của vua Lê vào đòi nộpvoi và thuyền đi biển để dùng vào lệ cống nhà Minh nhưng Nguyễn PhúcNguyên đã khước từ. Tháng 3 năm 1627, Trịnh Tráng đưa [hộ tống] vua Lê đi14mượn tiếng xem xét địa phương đều tiến và cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễnbùng nổ. Về phía quân Nguyễn, Nguyễn Phúc Nguyên đã huy động các lựclượng bộ binh và thuỷ binh ra chống cự, thấy quân Lê - Trịnh thế mạnh quânNguyễn đã cho tượng binh đánh chặn ngang làm cho quân Trịnh tan vỡ, TrịnhTráng buộc phải rút quân về.Tháng 12 năm 1633, Trịnh Tráng tự thống lĩnh đại quân thuỷ bộ thẳngtới cửa biển Nhật Lệ, Nguyễn Phúc Nguyên sai đại tướng Nguyễn Hữu Thắngvà Đốc chiến Nguyễn Hữu Dật đem quân chống cự, quân Nguyễn còn đóngcọc gỗ chắn ở cửa biển, đắp luỹ Trường Dục để bảo vệ luỹ chính. Sau hơnmột tuần không vượt qua được hệ thống chiến luỹ quân Trịnh chán nản, quânNguyễn ùa ra đánh quân Trịnh tan vỡ chết quá nửa, Trịnh Tráng phải rút quânvề. Tháng 2 năm 1648 thuỷ binh quân Trịnh lại xâm phạm cửa biển Nhật Lệ,quân Nguyễn vẫn cố thủ ở luỹ Trường Dục, đang đêm dùng tượng binh đánhbất ngờ vào doanh trại quân Trịnh. Lần này quân Trịnh bị bắt sống và tiêu diệtđến vài ba vạn, đây là trận thắng lớn nhất của quân Nguyễn kể từ khi nổ rachiến tranh với Lê - Trịnh.Năm 1655, nhân việc quân Trịnh ở Bắc Bố Chính xâm lấn cướp bóc,chúa Nguyễn quyết định đem quân vượt sông Gianh đánh lên Nghệ An chiếmđược bảy huyện nhưng đến năm 1660 bị đánh lui phải rút về. Năm 1661, chúaTrịnh lại cho quân đánh vào nhưng nhà Nguyễn dựa vào thành luỹ hiểm trởđể cầm chân Trịnh, sau mấy tháng quân Trịnh đành rút lui.Thời gian sau đó, vì phải lo đối phó với nhà Mạc nên tới 1672 chúaTrịnh mới lại đem quân đánh vào nhưng sau nhiều trận quyết liệt mà khôngphân được thắng bại đành phải rút quân về Bắc. Nhận thấy tình hình ngàycàng khó khăn dù có đánh nhau cũng không thay đổi được cục diện chiếntranh nên hai bên đành phải giảng hoà lấy sông Gianh làm giới tuyến. Chiếntranh Lê Trịnh - Nguyễn đã biến vùng đất từ mạn Nam sông Lam [Nghệ An]15đến Bắc Quảng Bình [Bắc sông Gianh] thành chiến trường chết chóc đauthương, đói khổ liên tiếp đổ xuống đầu người dân.Như vậy, kể từ năm Đinh Mão [1627] đời vua Thần Tông lần thứ nhấtđến năm Nhâm Tý [1672] đời vua Gia Tông, trong vòng 45 năm chiến tranhvới bảy lần đánh nhau, quân Lê - Trịnh tuy mạnh hơn nhưng do phải hànhquân xa, vận chuyển lương thực khó khăn, thêm vào đó thời gian này nhà Lê Trịnh còn đang phải lo đối phó với nhà Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở TuyênQuang. Trong khi đó, họ Nguyễn tuy yếu hơn nhưng lại chiến đấu trên đất củamình, có thuận lợi về địa hình nên có thể chiến đấu lâu dài với quân Trịnh.Chế độ phong kiến phát triển trên một lãnh thổ có địa hình phức tạp,kinh tế hàng hoá chưa phát triển, phương tiện giao thông thiếu thốn… đã tạođiều kiện cho việc hình thành các thế lực phong kiến địa phương. Chínhquyền trung ương suy yếu, xu thế phân tán gia tăng nên sự hình thành củaNam triều, Bắc triều và tiếp đó là Đàng Ngoài - Đàng Trong trở thành tất yếu,từ đó chiến tranh phong kiến nổ ra là điều khó tránh khỏi, đất nước chuyểnsang thời kì chia cắt.1.2. CỤC DIỆN ĐÀNG NGOÀI- ĐÀNG TRONGLấy sông Gianh làm giới tuyến, vùng đất từ sông Gianh trở về Bắc [BắcHà] nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.Vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam [Nam Hà] được gọi là Đàng Trong củachính quyền chúa Nguyễn. Tuy vậy, theo quan niệm của nhân dân hai Đàngthì đây chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.Trong đó, Đàng Ngoài chính là lãnh thổ của nước Đại Việt được thiết lậptừ thời Văn Lang - Âu Lạc, trải qua các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đãtrở thành một quốc gia hùng mạnh trong khu vực, nhất là khi vua Lý CôngUẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La - Thăng Long thì nơi đây trở thành trung tâmchính trị- kinh tế, văn hoá của cả nước. Trải qua các triều đại thì chế độ phong16kiến ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt là dưới thời vua Lê ThánhTông. Nhưng từ đó về sau, chính quyền trung ương ngày càng suy yếu, vuaquan sa đoạ, dân chúng đói khổ, các cuộc chiến tranh của các tập đoàn phongkiến trong nước đã diễn ra, ban đầu là Nam - Bắc triều sau là chiến tranhTrịnh - Nguyễn, đã dẫn tới việc đất nước bị chia cắt thành hai Đàng, tên gọiĐàng Ngoài - Đàng Trong xuất hiện từ đó, đất nước bị chia cắt, chiến tranhxảy ra liên miên đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nước ta thời kì này.Còn Đàng Trong thuộc quyền của chúa Nguyễn mà khởi đầu là vùng đấtThuận Quảng. Vùng đất này đã được kinh dinh từ thời Lý - Trần và Lê Sơnhưng kinh tế còn lạc hậu, sự liên lạc kinh tế với Đàng Ngoài bằng đường bộrất khó khăn còn đường biển vì nhiều nguy hiểm nên cũng thưa thớt. Tìnhtrạng ấy là điều kiện để cho miền Thuận Quảng dần dần phát triển thành mộtkhu vực kinh tế độc lập. Từ khi vào trấn thủ Thuận Quảng thì các chúaNguyễn đã thực hiện nhiều công việc để biến khu vực này thành nơi cát cứcủa mình. Ban đầu, xứ Thuận Hoá được khai thác nhiều hơn xứ Quảng Nam,theo sổ kê năm 1655 thì trong 9 huyện châu xứ ấy có 862 làng với số đinh là126.859 người và số ruộng 153.181 mẫu, các thôn ở vùng đất cũ thì họp thànhtổng lệ thuộc huyện, những làng mới mở ở miền núi và duyên hải cũng họpthành thuộc giống như tổng ở đồng bằng. Xứ Quảng Nam thì có 25 huyện và1 châu, số ruộng công tư nhiều hơn xứ Thuận Hoá song phần nhiều là đất mớimở nên họp thành thuộc cũng nhiều hơn. Còn đối với các bộ tộc thiểu số ởdọc theo dải Trường Sơn về phía Tây xứ Thuận Hoá và Quảng Nam thì cácchúa Nguyễn cho lệ thuộc vào các phủ huyện và họp thành các sách ở xungquanh các cửa nguồn, đối với các bộ lạc ở Tây Nguyên cũng vậy, dân ở đâycũng giữ lệ triều cống đối với chúa Nguyễn.Các vùng đất mới từ Quảng Nam đến Phú Yên thì nhà Nguyễn khai tháctheo phương chủ yếu là di dân miền Bắc đến khẩn hoang, lập làng sinh sống.17Nhà Nguyễn còn cho phép các nhà giàu được đem gia nhân và tôi tớ vào khaithác được bao nhiêu ruộng cho lấy làm của riêng để nộp thuế. Năm 1753,chúa Nguyễn đi chinh phục thêm đất Chân Lạp cho binh sĩ khẩn hoang miềnGia Định để làm quan đồn điền và quan điền trang.Trong hai thế kỉ, họ Nguyễn dần dần khai thác miền Thuận Quảng [từHoành Sơn đến Hà Tiên] thành một khu vực kinh tế độc lập với một tầng lớpquý tộc địa chủ giàu có để làm cơ sở cho sự xây dựng một nhà nước phongkiến độc lập, đương đầu với nhà nước phong kiến Đàng Ngoài.Tiểu kết chương 1Từ thế kỉ XVI, chính quyền trung ương suy yếu là cơ hội để cho các thế lựcphong kiến địa phương nổi dậy. Sự tiếm quyền của Mạc Đăng Dung đối với vuaLê, lập ra nhà Mạc đã mở đầu cho thời kỳ nội chiến liên miên trong lịch sử dân tộc.Nhà Lê được trung hưng đã hình thành nên cục diện Nam - Bắc triều kéo dàitrong nhiều năm gây bao đau thương cho nhân dân. Về sau, Nam triều đã đánh bạiBắc triều khôi phục lại cơ nghiệp nhưng trong khi cuộc nội chiến vẫn đang diễn rathì Nam triều cũng xảy ra mâu thuẫn. Sau khi Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lênnắm quyền thay đã thâu tóm mọi quyền hành, trừ khử con cái của Nguyễn Kim.Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng là con thứ của Nguyễn Kim đã nhờ chị gáiNgọc Bảo là vợ của Trịnh Kiểm xin cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa vừa để bảotoàn tính mạng vừa để tính kế xây dựng nghiệp lớn.Việc Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa với ý đồ xây dựng mộtchính quyền riêng tồn tại độc lập với nhà Lê đã dẫn tới cuộc chiến tranh kéodài gần nửa thế kỉ. Sau nhiều lần giao chiến không phân thắng bại, cả hai bênđã đồng ý lấy sông Gianh làm giới tuyến chia đất nước làm hai: từ sông Gianhtrở về Bắc [Bắc Hà] nằm dưới quyền cai trị nhà Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài,từ sông Gianh trở về Nam [Nam Hà] thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễngọi là Đàng Trong, tên gọi Đàng Ngoài - Đàng Trong xuất hiện từ đây.18Chương 2SO SÁNH TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ĐÀNG NGOÀI - ĐÀNG TRONG[THẾ KỈ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVIII]2.1. GIỐNG NHAUMặc dù bị chia cắt thành hai Đàng nhưng chỉ là hai khu vực trên lãnh thổnước ta, ban đầu khi mới tách riêng thành lập chính quyền chúa Nguyễn vẫngiữ lại hệ thống tổ chức chính quyền đã có từ trước đó của triều Lê mãi saunày mới thành lập một chính quyền giống như Đàng Ngoài. Do đó, chínhquyền của cả hai Đàng vẫn tồn tại nhiều điểm giống nhau về cách thức tổchức chính quyền.2.1.1. Mục đích xây dựng bộ máy trung ương tập quyềnChế độ phong kiến ra đời và ngày càng được kiện toàn, củng cố cùng vớisự phát triển của các triều đại phong kiến. Tất cả các triều đại đều có chungmột mục đích khi xây dựng bộ máy nhà nước là giúp ổn định tình hình trongnước, duy trì trật tự xã hội, lãnh đạo nhân dân trong cuộc chiến đấu chốnggiặc ngoại xâm và thiên tai, địch hoạ. Càng về sau, tính chất tập quyền củacác triều đại phong kiến ngày càng cao, mức độ chuyên chế càng được củngcố, ngoài các mục đích trên thì nhà nước còn bảo vệ quyền lợi, địa vị của giaicấp thống trị.Bước sang thế kỉ XVI, đất nước rơi vào tình trạng chiến tranh giữa cáctập đoàn phong kiến dẫn đến cục diện Đàng Ngoài - Đàng Trong, cùng với đólà hai tập đoàn phong kiến cùng thống trị đất nước với các chính sách khácnhau trong đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, cả hai đều có chung một mục đíchkhi xây dựng bộ máy trung ương tập quyền.Đối với Đàng Ngoài, bên cạnh việc xây dựng và kế thừa tổ chức nhànước đã có từ thời Lê Sơ trước đó thì các chúa Trịnh còn kiện toàn lại bộ máynhà nước theo thể chế Lưỡng đầu nhằm củng cố địa vị thống trị của họ Trịnh19ở Đàng Ngoài, không chỉ xây dựng nhà nước vững mạnh thực hiện nhiệm vụđối nội, đối ngoại mà nó còn giúp họ Trịnh tiến hành các cuộc chiến tranh vớicác chúa Nguyễn ở Đàng Trong suốt thời gian dài.Còn Đàng Trong, xây dựng bộ máy nhà nước giúp chúa Nguyễn thựchiện mưu đồ cát cứ của mình, một chính quyền vững mạnh sẽ giúp họNguyễn củng cố địa vị của mình ở xứ Thuận Quảng, tạo điều kiện cho côngcuộc khai hoang sau này, không những thế nó còn tạo nên sức mạnh để họNguyễn chống lại những cuộc tấn công của nhà Lê - Trịnh hình thành nênmột nhà nước độc lập ở Đàng Trong giai đoạn sau này.Dù nhiệm vụ ban đầu có thể có những điểm khác nhau nhưng mục đíchchính của cả chính quyền Lê - Trịnh lẫn chúa Nguyễn là nhằm xây dựng mộtchính quyền riêng cho dòng tộc mình, bảo vệ lợi ích của các tập đoàn phongkiến đồng thời bóc lột, đàn áp sự nổi dậy của nhân dân.2.1.2. Tổ chức quân độiQuân đội là yếu tố hàng đầu trong việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, khôngchỉ chống quân xâm lược mà còn giúp ổn định tình hình trong nước. Đặc biệt,trong thời kì có chiến tranh thì quân đội là yếu tố quan trọng đảm bảo chiếnthắng của các bên tham chiến do đó, xây dựng quân đội vững mạnh là sự quantâm hàng đầu của các triều đại phong kiến cả trong thời bình lẫn khi có chiếntranh. Chính vì thế, dù là Đàng Ngoài hay Đàng Trong thì chúa Trịnh và chúaNguyễn đều rất quan tâm, chú trọng xây dựng quân đội vững mạnh của riêngmình. Tổ chức và biên chế quân đội đều giống nhau có khác thì chỉ khác nhauvề cách gọi tên các loại quân mà thôi.Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê - Trịnh đã không có cơ sở vững chắctrong nhân dân lại thường xuyên phải đối đầu với các thế lực uy hiếp từ nhiềuphía nên nhà Lê - Trịnh sớm có ý thức xây dựng cho mình một lực lượngquân đội thường trực vững mạnh. Vào buổi ban đầu, tổ chức quân đội vẫn20theo quy chế cũ của thời Lê Sơ. Quân được chia làm 5 phủ và vẫn đặt chứcĐô đốc phủ quân như cũ. Bên cạnh chức Đô đốc 5 phủ lại cho đặt quân dinh 5khuông gồm có Trung khuông, Hữu khuông, Tả khuông, Tiền khuông và Hậukhuông. Ở dinh lại chia ra cơ đội theo thứ bậc khác nhau. Từ thời Thuận Đức[1600] trở đi quân đội được chia thành 2 loại:Loại quân thường trực: chuyên canh giữ kinh thành và phủ Chúa gọi làquân Túc vệ, bao gồm những binh lính Thanh - Nghệ đã từng theo họ Trịnhchống lại họ Mạc từ trước sau được lưu lại kinh thành cùng binh mới tuyểncủa 3 phủ thuộc Thanh Hóa và 12 huyện thuộc Nghệ An. Đây là quân đội chủlực ngoài việc bảo vệ kinh thành và phủ Chúa còn là lực lượng nòng cốt trongcuộc chiến tranh với chúa Nguyễn.Loại thứ hai là Ngoại binh hay Nhất binh được tuyển từ hai phủ TrườngYên, Thiên Quang và bốn nội trấn có nhiệm vụ phòng thủ ở địa phương vàcanh gác các trấn. Hầu hết chỉ lấy người tình nguyện và những người đónggiữ lại thì cho vào quân ngũ, còn lại chỉ có tên ở binh ngạch khi có việc mớigọi ra xong việc lại về làm ruộng.Năm 1722, theo lời bàn của các đại thần, Trịnh Cương thấy không thểgiữ mãi chỉ một bộ phận quân Thanh - Nghệ hơn nữa lãnh thổ Đàng Ngoài đãhoàn toàn thuộc về mình nên quyết định chọn binh 4 trấn phụ vào cho đông.Đinh tráng ở 4 trấn cứ 5 người lấy 1, sự phân chia danh hiệu ưu binh và nhấtbinh cũng rõ ràng hơn. Toàn quân được chia làm 6 quân doanh: Trung dực,Trung oai, Trung thắng, Trung khuông, Trung nhuệ, Trung tiệp. Sang thế kỉXVIII, chúa Trịnh cho các địa phương đặt thêm hương binh để tự vệ, chốngcác cuộc khởi nghĩa nông dân. Tuy nhiên, binh lính nòng cốt và là lực lượngbảo vệ chính quyền thống trị nhà Lê - Trịnh vẫn là lực lượng binh lính túc vệở Thanh - Nghệ.21Ở Đàng Trong cũng vậy, do nhu cầu sống còn của vùng đất Đàng Tronglà vừa phải lo đối phó với quân Trịnh ở mặt Bắc, vừa phải thực hiện côngcuộc khai phá đất đai ở phía Nam nên họ Nguyễn cũng sớm chú ý đến việcxây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh.Quân đội của họ Nguyễn ở Đàng Trong cũng chia ra thành quân bảo vệkinh thành và quân địa phương giống như Đàng Ngoài chỉ khác nhau về têngọi và cách thức chia mà thôi, bao gồm 3 loại: quân Túc vệ ở kinh thành PhúXuân, quân chính quy thường trực ở các dinh và Thổ binh ở địa phương.Quân Túc vệ hay còn gọi là Thân quân bao gồm có 2 vệ: Tả tiệp và Hữutiệp mỗi vệ 50 người. Loại quân này có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Phú Xuânvà hộ vệ chúa Nguyễn, đến năm 1744 đổi thành Vũ lâm quân, quân này họNguyễn chỉ tuyển những người bản huyện [Tống Sơn] cùng quê chúa Nguyễnvà con cháu võ quan chứ không tuyển người ở nơi khác.Quân chính quy thường trực: Là đội quân đóng ở các dinh được phiênchế theo thứ tự dinh, cơ, đội và thuyền. Đứng đầu đội quân ở dinh là Chưởngdinh- một chức võ quan cao nhất trong quân đội. Ở cấp Cơ có Chưởng cơ, Caicơ. Cấp Đội là Cai đội và Đội trưởng. Thuyền là phiên chế thấp nhất trongquân đội. Tất cả những trọng chức trong quân đội từ cấp dinh trở xuống đềuđược họ Nguyễn tuyển chọn từ những người trong đồng tộc ở Thanh Hoá vàolàm ngoài ra không ai được tham dự. Điều này giống với cách làm của chúaTrịnh khi tuyển chọn đội quân ưu binh ở Tam phủ. Tuy nhiên, hệ thống tổchức quân đội của chúa Nguyễn chưa được thống nhất, dưới dinh là cơ, cơ cókhi gồm nhiều đội, có khi gồm nhiều thuyền, số thuyền và số đội của mỗi cơcũng không thống nhất. Ngay cả số lính của mỗi cơ cũng vậy, có khi là 260,300, 500 nhưng có khi lên đến 2.700 người. Thuyền là cấp dưới của đội từ 30đến 50 người nhưng có khi lên đến hơn 100 người.22Về binh chủng: quân đội Lê - Trịnh gồm 4 binh chủng là bộ binh, thủybinh, kỵ binh và pháo binh. Ngoài bộ binh là lực lượng chính thì thủy binhcũng là lực lượng quan trọng trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Quân độiĐàng Trong cũng giống như Đàng Ngoài gồm có bộ binh, thủy binh, pháobinh và tượng binh. Thủy binh của họ Nguyễn rất mạnh từng đẩy lùi chiếnhạm của Hà Lan trong một lần đụng độ.Thuyền chiến ở Đàng Ngoài thời kì này được đóng rất tinh xảo, đượctrang bị vũ khí quy mô, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Theo tườngtrình của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes [1593- 1660] có mặt ở Đàng Ngoàivào nửa đầu thế kỉ XVIII thì ở Đàng Ngoài lúc ấy đã "có nhiều đội thuyềnchiến vừa tàu thường vừa tàu chiến với đầy đủ binh sĩ và thủy quân làm choChúa trở nên hùng mạnh" và " chiến thuyền thì dài… thường có 24 hoặc 30và nhiều khi 35 hoặc 40 tay chèo mỗi bên… các thuyền chiến này không thiếuvũ khí và súng ống cho việc binh đao. Không có thuyền nào không có mộtkhẩu súng lớn hoặc một khẩu súng nhỡ ở ngay mũi thuyền và hai khẩu ở đuôithuyền…" [23, tr 11]. Thuyền chiến ở Đàng Trong cũng khá lớn, mỗi chiếc cókhoảng 30 mái chèo, 3 khẩu đại bác ở mũi và 2 khẩu ở hai bên như miêu tảcủa một giáo sĩ phương Tây có mặt ở Đàng Trong vào cuối thế kỉ XVII.Như vậy, thuyền chiến ở Đàng Ngoài cũng giống như thuyền chiến ởĐàng Trong nhưng "chỉ khác là ở Đàng Ngoài có nhiều hơn, vững hơn vàtrang hoàng đẹp đẽ hơn". "Thuyền của chúa Đàng Trong có thể lên tới con sốít ra là 200 và đúng như người ta nói chúa Đàng Ngoài có thể có gấp ba haybốn lần, thế cho nên người ta đoán có tới 500 hay 600 chiến thuyền ĐàngNgoài" [23, tr 12- 15].Nhìn chung quân lực của Đàng Ngoài luôn có sự vượt trội hơn ĐàngTrong, do ở đây là cái nôi của người Việt, cư dân đông đúc và đất rộng hơnĐàng Trong của họ Nguyễn, nên việc xây dựng một đội quân thiện chiến là23rất thuận lợi. Tuy nhiên, trải qua 45 năm Nam chinh đội quân này lại bị khuấtphục bởi chiến lũy và sức chiến đấu của quân dân Đàng Trong. Quân đội củahai Đàng được xem là một thế lực hùng mạnh ở bán đảo Đông Dương lúc bấygiờ, có khả năng bành trướng thế lực xa hơn nữa, tuy nhiên hai lực lượng nàylại đối kháng lẫn nhau, làm cho sức mạnh kiệt đi rất nhiều.2.1.3. Luật phápTrong các thế kỉ XVI - XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động, tìnhhình chính trị, kinh tế cũng như xã hội diễn ra khá phức tạp. Cuộc chiến tranhTrịnh - Nguyễn dẫn đến tình trạng đất nước bị chia cắt làm hai miền với haichế độ chính trị khác nhau: vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúaNguyễn ở Đàng Trong cùng thực thi những đường lối trị nước.Trong suốt chặng đường dài mấy thế kỉ như thế nhưng về phương diệnpháp luật thì các vương triều này đã không xây dựng một bộ luật riêng, tứckhông có một công trình pháp luật nào đáng kể mà vẫn lấy bộ luật Hồng Đức[Lê triều hình luật] được xây dựng và hình thành vào thế kỉ XV làm quy tắcmẫu mực và chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản cho phù hợp vớithực tế xã hội lúc bấy giờ mà thôi. Về điều này, Phan Huy Chú trong sáchLịch triều hiến chương loại chí [Hình luật chí] cũng đã viết rằng "Hình luậtthời Hồng Đức… xử trị có những điều nhất định, nặng nhẹ có những mức caothấp, các đời tuân theo dùng làm phép sẵn, dù các điều mục lặt vặt có thêmbớt nhưng đại cương chế độ bao giờ cũng vẫn theo đó, thật là cái mẫu mựctrị nước…" [2, tr 94].Nhìn chung trong giai đoạn lịch sử này, ngoài một số điều luật quy địnhcụ thể về thể lệ xử kiện ở thế kỉ XVII [vào các năm 1625, 1639 và 1659] vànhững điều lệ sửa định về luật kiện tụng ở thế kỉ XVIII [vào những năm1718,1719, 1721…] ra thì ở thời kì này không có một công trình lập pháp nàođáng kể. Về đại thể cả nhà Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đều có một số hoạt24động lập pháp trên các phương diện kinh tế, văn hóa cũng như tổ chức nhànước nhưng chế độ luật pháp nói chung cơ bản vẫn phải dựa trên nền phápluật có sẵn từ thời Hồng Đức trước đó.Ví dụ như vào năm 1663, trên cơ sở mô phỏng 24 điều giáo hóa dướithời Lê Thánh Tông, Trịnh Tạc đã cho biên soạn và ban bố 47 điều giáo hóa,nhắc lại và củng cố những nguyên tắc cơ bản của Nho giáo trong các quan hệtừ gia đình cho đến làng xóm và bên ngoài xã hội. Triều đình còn sắc chỉ chocác Thừa chính, Hiến sát các xứ và phủ, huyện, châu mỗi nha môn phải saomột bản treo ở công đường làm việc. Ở các làng thì Xã trưởng chép vào mộttấm biển treo ở trong đình, cứ ngày hương ẩm hội họp già trẻ, trai gái tronglàng, những chức sắc hoặc nho sinh đem những giáo điều này ra để giảng giải"khiến mọi người biết mà khuyên răn để tiến lên phong tục tốt đẹp".Như vậy, trong thời kì này luật pháp ở hai Đàng không có gì khác biệtvẫn dựa trên luật lệ cũ sẵn có chỉ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnhmới mà thôi.2.2. KHÁC NHAUMặc dù có nhiều điểm chung như vậy nhưng do hoàn cảnh, điều kiện củamỗi Đàng khác nhau nên chúa Trịnh hay chúa Nguyễn cũng đều có nhữngcách thức xây dựng nhà nước riêng cho mình, đặc biệt là cách thức tổ chức bộmáy nhà nước của mỗi bên là không giống nhau với một nhà nước phát triểnđến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông ở Đàng Ngoài và một chính quyềnnon trẻ mới được thành lập ở Đàng Trong.2.2.1. Sự khác biệt giữa "Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài" và"Chính quyền Đàng Trong"2.2.1.1. Tổ chức chính quyền trung ươngSau khi vào trấn thủ Thuận Hóa, các chúa Nguyễn đã bắt tay ngay vàocông cuộc xây dựng đất nước nhằm xây dựng một nhà nước tồn tại độc lập so25

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề