Ham trainer đeo trong bao lâu

Niềng răng Trainer là phương pháp chỉnh nha đem lại hiệu quả cao đối với trẻ em gặp các tình trạng về răng. Hàm Trainer cho bé được quảng cáo sẽ giúp bé sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh trong tương lai. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả như vậy? Hãy cùng giải đáp với các thông tin chi tiết dưới đây.

Hàm silicon Trainer cho bé là loại hàm có công dụng tiền chỉnh nha. Loại hàm này giúp bé cải thiện các thói quen xấu như mút tay, mút môi hay đẩy lưỡi. Những thói quen xấu này có thể ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của răng trong tương lai, khiến răng của bé mọc lệch lạc, không đúng vị trí.

Có thể nói loại hàm Trainer cho trẻ em này như một khí cụ hỗ trợ giúp răng của bé mọc đúng vị trí và thẳng hàng bằng cách sử dụng một lực vừa phải tác động lên răng.

Ngoài ra niềng răng Trainer cũng hỗ trợ điều trị các tình trạng về răng cửa, mang lại cho bé một hàm răng khỏe mạnh và đều đặn.

Trẻ em cần được sử dụng hàm loại hàm theo đúng độ tuổi và kích cỡ để có thể đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất, ngoài ra việc đeo đúng loại hàm phù hợp tránh cho bé cảm giác khó chịu và đau đớn.

Hàm Trainer đem đến cho bé một hàm răng đẹp trong tương lai

Hiện nay trên thị trường, căn cứ vào độ tuổi sử dụng cũng như kích thước, hàm silicon Trainer cho bé được chia ra làm 2 loại chính dưới đây:

Đây là loại hàm Trainer cho trẻ em được sử dụng cho bé bắt đầu bước vào thời kỳ mọc răng sữa, khoảng từ 1 – 4 tuổi. Hàm lúc này tác động lực một cách nhẹ nhàng nhất có thể, khiến xương hàm và cơ mặt của bé được kích thích một cách tích cực.

Ngoài ra hàm Infant Trainer còn giúp bé từ bỏ những thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này như: thở bằng miệng, mút môi, nghiến răng,…

Loại hàm này không cần sử dụng trong thời gian dài, bé chỉ cần đeo hàm vào buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy tác dụng tốt.

Vì được chỉ định cho bé ở độ tuổi rất nhỏ nên hàm Infant Trainer có kích thước nhỏ và cấu tạo rất mềm mại, an toàn với bé.

Hàm Trainer cho trẻ em T4K được chỉ định cho những bé từ 5 – 10 tuổi. Lúc này bé đang ở trong thời kỳ mọc hỗn hợp cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây cũng là độ tuổi mà hàm Trainer được sử dụng nhiều nhất. Hiện hàm T4K có 2 loại như sau:

  • Hàm T4K màu xanh được sử dụng với công dụng tiền chỉnh nha, phòng ngừa các vấn đề về mọc răng. Bé sẽ đeo loại hàm này khoảng từ 8 – 12 tháng để các răng mọc lên thẳng hàng với nhau và đúng khớp cắn.
  • Hàm T4K màu hồng với cấu tạo cứng hơn và kích thước lớn hơn, giúp lực tác động lên răng mạnh hơn, điều chỉnh những răng vẫn còn mọc lệch sau khi đeo hàm trainer xanh. Thời gian đeo hàm màu hồng cũng từ 8 – 12 tháng, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào tình trạng răng của bé. Hàm màu hồng sẽ giúp cho răng của bé duy trì sự ổn định sau khi chỉnh nha, tránh vấn đề răng mọc khấp khểnh trở lại.

Xem thêm: Niềng răng Trainer tại nhà có thực sự hiệu quả không?

Tùy vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của răng, bé sẽ cần đeo những loại hàm khác nhau

Trên thực tế, chi phí cho một ca niềng răng Trainer cho trẻ em sẽ thấp hơn nhiều so với các phương pháp chỉnh nha dành cho người trưởng thành. Bởi vì trong giai đoạn còn nhỏ, xương hàm của bé chưa hoàn thiện nên việc điều trị các tình trạng về răng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với người lớn.

  • Đối với hàm silicon cho bé đang mọc răng sữa, chi phí cho 1 hàm dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.000.000đ/hàm.
  • Đối với hàm T4K dành cho bé từ 5 – 10 tuổi, mức giá của mỗi hàm sẽ là khoảng từ 3.000.000 – 5.000.000đ/hàm.

Ngoài ra, giá thành của hàm silicon Trainer cho bé còn được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất liệu của hàm, nơi mua, các khí cụ đi kèm,… Chính vì vậy, bạn hãy căn cứ vào tình trạng răng và tài chính để lựa chọn cho bé loại hàm phù hợp nhất.

Niềng răng Trainer cho trẻ em là phương pháp vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Chính vì vậy nhiều khách hàng cảm thấy vô cùng băn khoăn liệu hàm Trainer cho trẻ em có hiệu quả hay không?

Trên thực tế, theo đánh giá của một số phụ huynh, hàm Trainer cho trẻ em đã có tác dụng lớn trong việc khắc phục những thói quen xấu và 1 số tình trạng răng đơn giản của bé. Như vậy, loại hàm này giúp định hướng sự phát triển của xương hàm và các răng theo một khuôn khổ nhất định.

Tuy nhiên, kích thước hàm của mỗi bé không giống nhau, nếu cùng sử dụng một loại hàm thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và răng. Từ đó, hàm Trainer không những không cải thiện tình trạng răng cho bé mà còn khiến bé bị mất cân đối mặt, lệch khớp cắn, răng thưa,…

Chính vì vậy, để niềng Trainer cho bé được hiệu quả hơn, phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn loại hàm Trainer thực sự phù hợp. Ngoài ra nên sử dụng hàm silicon cho bé từ sớm để hàm phát huy tác dụng tốt hơn, đồng thời giúp cho quá trình chỉnh nha sau này của bé dễ dàng và đơn giản hơn.

Phụ huynh nên cho bé sử dụng hàm Trainer sớm để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt hơn

Hàm Trainer cho bé là một khí cụ đem lại hiệu quả cao với các vấn đề về răng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải cứ đeo hàm là đồng nghĩa với việc niềng răng trainer cho trẻ em phát huy tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho việc đeo hàm silicon cho bé hiệu quả hơn:

  • Bạn cần đưa bé đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng cũng như đo kích thước cung hàm để lựa chọn loại hàm phù hợp, vì mỗi bé có một kích thước cung hàm khác nhau.
  • Niềng răng silicon cho trẻ cần phải đeo hàm đủ thời gian để có thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, bạn hãy cho bé đeo hàm vào thời gian đi ngủ và 1 – 2 tiếng vào thời gian ban ngày.
  • Vì hàm Trainer sẽ tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của bé nên bạn cần về sinh hàm thật cẩn thận, tránh việc đưa vi khuẩn vào miệng gây nên các vấn đề về răng khác cho bé.
  • Phương pháp niềng răng silicon cho trẻ thường được sử dụng tại nhà, tuy nhiên bạn nên đưa bé đi khám định kỳ tại nha khoa để nha sĩ đánh giá tình trạng răng của bé và sớm can thiệp nếu có vấn đề.
  • Để không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha của bé, bạn cần tuân thủ lộ trình thay hàm theo sự tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về hàm Trainer cho bé, hy vọng các phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn cho bé phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn vẫn cần đến nha khoa để nhận được sự tư vấn trước khi quyết định sử dụng bất kỳ phương pháp nào với bé.

Cùng chuyên mục:

Hàm trainer cho trẻ được đánh giá là phương pháp chỉnh sửa hướng mọc và điều trị các vấn đề về răng miệng hiệu quả nhất. Là một phụ huynh thông thái, bạn không thể không tìm hiểu những thông tin về phương pháp này để chuẩn bị cho bé quá trình phát triển hàm răng vĩnh viễn đều đặn và khỏe mạnh nhất. 

Hàm Trainer cho bé được thiết kế với dạng khay liền, chất liệu silicon không nhiệt, dẻo hoặc Polyuretan. Hàm trainer có tính đàn hồi tốt, mặt ngoài cung răng ở trên và dưới có các gờ hình parapol phù hợp với các kích cỡ răng khác nhau và có thể dễ dàng điều chỉnh. 

Hàm trainer đang được rất nhiều phụ huynh lựa chọn cho bé

Những trường hợp nên dùng hàm bao gồm: các bé có thói quen răng miệng xấu [nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi…], khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc, mọc lệch lạc hoặc mọc thưa. Những trường hợp này có thể phát hiện bằng mắt thường tuy nhiên độ chính xác không cao, chính vì thế bạn nên đưa bé đến nha khoa thăm khám cụ thể nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ.

Các chuyên gia nha khoa chia hàm thành 2 loại với 2 màu sắc khác nhau:

➤ Hàm màu xanh: Sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, nó còn được gọi là niềng răng phòng ngừa. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ đeo khoảng 8 – 12 tháng để giúp định hình lại khoảng răng cửa, giúp chúng mọc thẳng, cân đối và đúng khớp cắn.

➤ Hàm màu hồng: Sau khi trẻ đã đeo hàm màu xanh và răng đã định hình lại thì sẽ tiếp tục đeo hàm màu hồng. Hàm này cứng hơn, lực tác dụng mạnh hơn và có tác dụng duy trì kết quả điều trị ổn định, tránh tình trạng răng mọc chen chúc trở lại.

2 loại hàm trainer với 2 màu bắt mắt

Khác với những dòng chỉnh nha thông thường khác, hàm trainer không những giúp định vị răng mà còn giúp bé thay đổi những thói quen xấu trong khoang miệng. Cụ thể như sau:

➤ Chỉnh lại thế mọc răng, định vị hàm

Hàm trainer giúp ổn định lại sự phát triển khuôn hàm của bé ngay từ khi còn răng sữa, đồng thời sắp xếp lại các răng trên khuôn hàm theo một trật tự chuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng lực các cơ ở má, môi, chỉ đạo đúng vị trí của lưỡi trên khuôn hàm.

Hàm giúp định vị hướng mọc của răng 

Đây là chức năng chính của hàm trainer, nhằm tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và đều đẹp hơn.

➤ Thay đổi những thói quen xấu trong khoang miệng

Ngoài việc định vị hướng mọc của răng, hàm còn có chức năng tập lại các chức năng trong khoang miệng cho bé, giúp bé thay đổi những thói quen xấu như đẩy lưỡi, thở bằng miệng, mút ngón tay hay nghiến răng khi ngủ.

Những tật xấu này thường gặp ở rất nhiều trẻ và nó chính là một trong những nguyên nhân gây sai lệch thế mọc răng hay mòn men răng sau này.

Đẩy lưỡi là một trong những tật xấu gây hại đến khuôn hàm của trẻ

Theo khuyến cáo chung, hàm trainer nên được sử dụng khi bé ở khoảng 5 – 10 tuổi vì đây là thời điểm các khuyết điểm của hàm răng đã thể hiện rõ nhất, cấu trúc hàm cũng ổn định hơn nên sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Sau khoảng thời gian này, hàm trainer sẽ không còn tác dụng nữa và nếu muốn điều chỉnh lại răng cho bé, bạn cần phải chọn phương pháp khác phù hợp hơn với chi phí cao hơn và quá trình niềng cũng lâu hơn rất nhiều.

Nếu qua độ tuổi dùng hàm trainer, bé sẽ phải niềng kim loại với giá cao hơn

Việc niềng răng sớm còn giúp cho hệ thống răng, xương hàm và các cơ nhai của trẻ phát triển một cách hài hòa nhất, giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Khi đến độ tuổi nhận thức được nhiều hơn về bản thân, bé cũng sẽ tránh được sự tự ti về ngoại hình.

Một điểm cộng cho việc niềng răng sớm chính là ít gây ra cảm giác đau nhức cho bé. Nếu bạn biết cách tạo hứng thú cho bé, bé còn rất thích đeo hàm trainer và có được kết quả điều trị tốt nhất.

Không phải cứ đeo hàm trainer là có hiệu quả, để phát huy được tối đa công dụng của nó bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

➤ Mỗi bé có một khuôn hàm với hình dáng và kích cỡ khác nhau, để lựa chọn được loại hàm phù hợp thì bạn cần đến nha khoa thăm khám cụ thể, tuyệt đối không tự ý mua hàm bán sẵn bên ngoài thị trường.

➤ Đa số các bé đều không thích sự gò bó khi đeo hàm, vì thế bạn hãy đeo hàm cho bé khi đi ngủ và cố gắng giúp bé đèo từ 1 – 2 giờ vào ban ngày [có thể vào lúc ngủ trưa].

➤ Mỗi lần đeo hàm vào hay tháo hàm ra đều cần vệ sinh cẩn thận để tránh hàm có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh răng miệng cho bé.

Giúp bé vệ sinh răng miệng cẩn thận khi đeo hàm

➤ Thông thường khi đeo được 8 – 10 tháng sẽ thay loại hàm khác, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định được bác sĩ đưa ra ban đầu để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng của bé.

➤ Lịch khám định kỳ khi đeo hàm là 2 – 3 tháng/lần nên bạn cần đưa bé đến nha khoa đúng thời gian quy định. Những lần thăm khám này sẽ giúp bác sĩ theo dõi quá trình đeo hàm có hiệu quả không và kịp thời phát hiện, khắc phục những phát sinh nếu có.

Đưa bé đến nha khoa khám đúng theo lịch định kỳ

Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào về hàm trainer, hãy liên hệ với nha khoa Navii chúng tôi để nhận được những tư vấn cụ thể nhất.

Video liên quan

Chủ Đề