Hải Vân có bao nhiêu hàm?

Khoảng hơn 6 giờ, ngày 15-10, Xí nghiệp đã thông xe hầm Hải Vân 2 theo phương án thông xe từng hướng lưu thông, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, cảnh sát giao thông điều tiết giao thông tại hầm Hải Vân 2. Với khối lượng đất đá còn lại trên đường dẫn 8.000 - 10.000 m3 trên tuyến Hải Vân 1, việc xử lý thu dọn dự kiến phải mất đến 8 tiếng để có thể lưu thông trở lại.

Khoảng 6 giờ sáng 15-10, hầm Hải Vân 2 đã được thông xe. 

Trước đó, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 14-10, phía cửa hầm Hải Vân ở thành phố Đà Nẵng nước bắt đầu dâng lên khoảng 0,5m tại khu vực bùng binh nút giao Tạ Quang Bửu và đường dẫn phía Nam hầm. Sau đó chỉ 10 phút đã xuất hiện lũ quét tràn từ đỉnh núi Hải Vân đổ về phía trước quảng trường cửa hầm và ở đường dẫn cầu số 1, số 2 với dòng chảy lớn, rất nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông. Xí nghiệp vận hành hầm Hải Vân đã quyết định tạm thời đóng cửa hầm Hải Vân để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Theo Xí nghiệp vận hành hầm Hải Vân, khối lượng đất đá trước cửa hầm Nam hầm Hải Vân trải dài 200m, dày 1m và rộng 60m; tổng khối lượng đất đá vùi lấp khoảng 12.000 m3. Ngay sau khi nước rút, mưa giảm, Xí nghiệp tập trung toàn bộ ca trực và tăng cường lái xe xúc để xử lý thu gom đất đá trên làn đường dẫn hầm Hải Vân 2 để ưu tiên thông xe.

Lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở để sớm thông xe hầm Hải Vân. 

 

Ước tính khối lượng đất đá bị sạt lở trước cửa phía Nam hầm Hải Vân là khoảng khoảng 12.000 m3.  

Hầm Hải Vân có hai đường hầm, với chiều dài hơn 6km, kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Đây là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngày 11-1, tại TP Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải [GTVT] phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, UBND TP Đà Nẵng tổ chức khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.

Khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2 - Ảnh: Văn Duẩn

Theo Bộ GTVT, hạng mục hầm đường bộ Hải Vân thuộc dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả [hầm Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân với tổng chiều dài toàn tuyến là 31,95 km]. Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư [PPP] loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư ban đầu là 26.154 tỉ đồng do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư.

Hạng mục hầm Hải Vân được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 để giải quyết tình trạng xuống cấp cần trùng tu, sửa chữa, đã hoàn thành từ tháng 8-2017.

Khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 2 dài nhất Đông Nam Á

Hạng mục hầm Hải Vân 2 thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả có chiều dài 6,2 km [chiều dài tuyến là 12,4km bao gồm cả đường dẫn] là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á. Hầm Hải Vân 2 được Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư, triển khai sau khi thực hiện một loạt công trình hầm qua đèo Cổ Mã, đèo Cả, đèo Cù Mông. Đây là một công trình kỷ lục, khẳng định năng lực của Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế.

Khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả - Ảnh: Bộ GTVT

Theo Tập đoàn Đèo Cả, Hầm Hải Vân 2 là công trình khó khăn bậc nhất về mặt kỹ thuật và giải pháp công nghệ. Trong quá trình xây dựng, nhà đầu tư phải xử lý các khâu kỹ thuật phức tạp, vừa thi công hầm Hải Vân 2 vừa bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông cho hầm Hải Vân 1. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả, nhấn mạnh việc hoàn thành công trình đã khẳng định khát vọng cháy bỏng đục thông các ngọn đèo hiểm trở ở miền Trung Bộ được thực hiện, xóa đi tai nạn thảm khốc trên những cung đường đèo. Người Việt Nam một lần nữa khẳng định, đã làm chủ và sáng tạo công nghệ đào hầm tiên tiến của thế giới để thực hiện dự án.

Tuy vậy, đến nay, tổng thể dự án Đèo Cả vẫn tồn tại những vướng mắc kéo dài cần được tích cực giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư khi dự án đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Trong đó, phần vốn Ngân sách nhà nước cam kết đóng góp vẫn còn 1.180 tỉ đồng chưa được giải ngân; tình trạng tranh chấp trạm thu phí Bắc Hải Vân đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư ước tính 486 tỉ đồng; việc điều chỉnh cơ chế thu phí tại trạm La Sơn-Túy Loan để hoàn vốn cho dự án so với hợp đồng đã ký đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm...

Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Bộ GTVT, các địa phương có công trình đi qua, ngân hàng tài trợ vốn, đặc biệt là Tập đoàn Đèo Cả, chủ đầu tư công trình, với tâm huyết, năng lực, bản lĩnh đã vượt qua khó khăn để thực hiện công trình giao thông quan trọng, trong đó có hầm Hải Vân 2. Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiếp tục thực hiện những công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.

Thông xe và khánh thành hầm Hải Vân 2

Để công trình khai thác sử dụng an toàn chất lượng hiệu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo, phối hợp với các địa phương cùng Tập đoàn Đèo Cả tổ chức quản lý khai thác vận hành bảo trì công trình, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, vận hành thông suốt, hiệu quả. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành liên quan xem xét tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, trong đó, có doanh nghiệp tham gia đầu tư công trình hạ tầng giao thông và công trình hầm Hải Vân 2.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân,trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2021, Tập đoàn Đèo Cả cả sẽ tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 1-2 đến hết ngày 21-2. Sau thời gian trên, hầm Hải Vân 2 sẽ tạm dừng vận hành do khó khăn về cơ chế tài chính của dự án, hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường.

Chủ Đề