Giấy đăng ký xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình

Nhà ở hay công trình xây dựng trải qua nhiều năm sẽ có dấu hiệu xuống cấp, hoặc cũng có thể do nguyên nhân khách quan như bão, lũ, sạc lở mà cần phải sửa chữa, cải tạo lại nhà ở. Với trường hợp này thì bạn cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới đủ điều kiện thực hiện. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng.

1. Đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở công trình xây dựng là gì?

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:

– Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

– Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở.

– Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Cải tạo sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng chỉ đơn thuần là công tác nâng cấp chất lượng, điều chỉnh hoặc mở rộng cơ cấu diện tích hiện có của một ngôi nhà, công trình xây dựng. Bên cạnh đó, gia chủ, chủ dự án công trình sẽ phải kết hợp với công tác sửa chữa lại các chi tiết trong ngôi nhà, công trình xây dựng đang bị hư hỏng, cũ nát để tạo nên một không gian sống mới rộng rãi và hoàn hảo hơn.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô, máy móc mới nhất năm 2022

Đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở công trình xây dựng là văn bản do người làm đơn lập ra nhằm để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận để họ có đủ điều kiện tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng.

2. Đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở công trình xây dựng để làm gì?

Đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình được lập ra nhằm để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền [cụ thể là ủy ban nhân dân xã, phòng tài chính và kế hoạch của ủy ban nhân dân huyện] để xin phép được sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình. Nếu nội dung của việc sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình của bạn không vi phạm những quy định liên quan đến điều kiện về việc sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình thì bạn sẽ được phép thực hiện.

Việc làm đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng được lập ra cũng là để chủ nhà ở, chủ đầu tư dự án công trình xây dựng được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình xây dựng để đảm bảo điều kiện sống, điều kiện ở tối thiểu, phù hợp với nhu cầu, mục đích của họ, đảm bảo khắc phục được những vấn đề mà ngôi nhà, công trình đang gặp phải cũng như giúp giảm thiểu chi phí nhiều hơn so với việc đập đi xây lại.

3. Mẫu đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở công trình xây dựng

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðộc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

Kính gửi: ………..

Tôi tên là:… Sinh năm …………

CMND số:…………… Cấp ngày… Tại………….

Thường trú tại nhà số:… ……thôn/xóm…………Xã/Phường………Quận/Huyện………

Xin phép sửa chữa căn nhà số:……………thôn/xóm………Xã/Phường……Quận/Huyện……

Thuộc quyền sở hữu của ……………

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: ……ngày …… của…..

Giấy giao đất số: …………… ngày ………

Xem thêm: Mẫu hợp đồng và phụ lục hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

Của Sở Ðịa Chính Thành Phố cấp.

Đặc điểm căn nhà xin sửa chữa:

1. Nhà:

– Loại nhà: [Biệt thự, phố, chung cư] ……

– Cấp nhà: ………….., gồm …………

– Cấu trúc: Móng . …….,vách ………..,Cột………….,Mái…

– Diện tích khuôn viên: ……m2

[Ngang: ……m, Dài: ……m]

Xem thêm: Công trình sửa chữa cải tạo nhà thầu có phải bảo hành không?

– Diện tích xây dựng: ………m2

[Ngang: ……m, Dài: ……m]

2. Ðất:

– Diện tích đất đựơc cấp:……

Nội dung xin sửa chữa

……………, ngày….tháng…năm….

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

Xem thêm: Hỗ trợ tiền xây dựng sửa chữa nhà cho thương binh


Mẫu đơn xin phép sửa chữa, cải tạo công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Cải tạo/sửa chữa ………

Kính gửi: …………

1. Tên chủ đầu tư: ………..

Xem thêm: Công an cấp sai số chứng minh thư nhân dân giải quyết thế nào?

– Người đại diện: ……………. Chức vụ: ………..

– Địa chỉ liên hệ: …….

Số nhà: …….. Đường ………. Phường [xã] ……..

Tỉnh, thành phố: …..

Số điện thoại: ……….

2. Hiện trạng công trình:

– Lô đất số: …….. Diện tích ……… m2.

– Tại: ……

Xem thêm: Trường hợp phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

– Phường [xã] …………… Quận [huyện] ……..

– Tỉnh, thành phố: ………..

– Loại công trình: ………….. Cấp công trình: …………

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………… m2.

– Tổng diện tích sàn: ……………. m2 [ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum].

– Chiều cao công trình: ……… m [trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum].

– Số tầng: [ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum]

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy khai sinh

– Loại công trình: …………… Cấp công trình: …….

– Diện tích xây dựng tầng 1: ……. m2.

– Tổng diện tích sàn: ……… m2 [ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum].

– Chiều cao công trình: ……. m [trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum].

– Số tầng: [ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum]

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:

– Chứng chỉ hành nghề số: ………….. do ………..Cấp ngày: …………..

– Địa chỉ: ……….

Xem thêm: Xử phạt hành vi sửa chữa công trình không có giấy phép xây dựng

– Điện thoại: …………..

– Giấy phép hành nghề số [nếu có]: ………… cấp ngày …….

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.

6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

……………, ngày….tháng…năm….

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở công trình xây dựng

– Đối với đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở:

Xem thêm: Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất chi tiết nhất

+ Đề gửi Ủy ban nhân dân xã nơi có nhà ở cần sửa chữa, cải tạo

+ Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến người làm đơn

+ Đối với căn nhà sửa chữa, cải tạo cần điền địa chỉ cụ thể, tên chủ sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

+ Điền các thông tin cụ thể về nhà ở, đất đang có nhà ở theo như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

+ Điền cụ thể nội dung xin sửa chữa, cải tạo nhà ở. Ví dụ: xây lại ban công tầng 2, cải tạo lại khuôn viên phía trước nhà,…

– Đối với đơn xin sửa chữa, cải tạo công trình:

+ Đề gửi Phòng Tài chính và kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện nơi công trình đang thi công hoặc đã thi công xong.

+ Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ đầu tư như tên, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

Xem thêm: Sửa chữa tờ khai khi sai tên hàng hóa trên hóa đơn

+ Cần mô tả đúng hiện trạng công trình và các thông tin liên quan đến công trình như về loại công trình, số tầng, diện tích xây dựng các tầng,…

+ Điền rõ nội dung công trình đề nghị cấp phép .

+ Điền đơn vị/người chủ nhiệm thiết kế như về chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề [để cơ quan có thẩm quyền xem thử đơn vị, chủ nhiệm thiết kế có đáp ứng về điều kiện hành nghề hay không], địa chỉ, số điện thoại.

+ Điền khoản thời gian dự kiến hoàn thành công trình.

Lưu ý:

Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

“2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a] Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

Xem thêm: Bác sỹ tự ý sửa chữa hồ sơ bệnh án có bị vi phạm pháp luật không?

b] Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c] Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d] Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ] Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e] Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g] Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h] Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i] Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

Xem thêm: Những trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép

k] Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l] Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

– Trường hợp miễn xin giấy phép sửa chữa nhà:

+ Nhà ở riêng lẻ ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn.

+ Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.

Nếu thuộc trường hợp được miễn xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình thì bạn không cần phải viết đơn và làm hồ sơ xin phép. Ngược lại, nếu không thuộc thì bạn phải làm hồ sơ như sau:

– Hồ sơ đính kèm đơn xin sửa chữa nhà bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Xem thêm: Sữa chữa, cải tạo nhà trọ có cần xin phép xây dựng không?

+ Bản vẽ xin phép

+ Hồ sơ kiểm định móng

+ Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước

+ Hộ khẩu

+ Tờ khai thuế trước bạ

– Hồ sơ đính kèm đơn xin sửa chữa, cải tạo công trình:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Sửa nhà có phải xin phép không? Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở?

+ Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

+ Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

5. Thủ tục xin sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng

– Lập hồ sơ xin phép xây dựng.

– Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng.

– Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ.

– Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.

– Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.

Video liên quan

Chủ Đề