Giấy công nhận lưu hành phân bón là giây gì năm 2024

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. Có thể thấy phân bón có vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Vậy nên nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra Quy chuẩn áp dụng đối với sản phẩm phân bón. Theo đó, tổ chức cá nhân liên quan cần nắm rõ những nội dung sau đây để có thể thực hiện chứng nhận hợp quy phân bón hiệu quả nhất.

1.Chứng nhận hợp quy phân bón là gì?

Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá, kiểm tra, xác nhận chất lượng của phân bón dựa trên các yêu cầu, tiêu chí, phương pháp thử phù hợp với Quy chuẩn tương ứng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. Quy chuẩn được áp dụng là QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

Chứng nhận hợp quy là hoạt động doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để có thể đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam một cách hợp pháp. Theo quy định tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón thì tất cả các loại phân bón trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất phân bón tại Việt Nam thì phải có chứng nhận hợp quy phân bón cho sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

► Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các điều kiện sau để có thể tiến hành chứng nhận hợp quy:

  • Thứ nhất, sản phẩm phân bón phải được Công bố lưu hành;
  • Thứ hai, doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất phân bón.

Chất lượng phân bón cần đáp ứng các yêu cầu tại QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

✍ Xem thêm: Chứng nhận chế phẩm vi sinh - Hướng dẫn lưu hành

2. Vì sao doanh nghiệp phải chứng nhận hợp quy cho phân bón?

Căn cứ vào các quy định pháp luật tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Nghị định 119/2017/NĐ-CP, Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT, cá nhân tổ chức cần chứng nhận chất lượng phân bón để:

  • Lưu thông sản phẩm phân bón trên thị trường Việt Nam một cách hợp pháp theo luật định;
  • Đảm bảo chất lượng phân bón theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành áp dụng;
  • Đảm bảo đầy đủ tính pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của doanh nghiệp;
  • Tránh các rủi ro pháp lý hoặc bị xử phạt hành chính do vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động chứng nhận, công bố hợp quy sản phẩm từ cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, chứng nhận phân bón cũng nhận được các lợi ích đáng kể sau:

  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp;
  • Kiểm soát hiệu quả chất lượng của phân bón;
  • Tạo lòng tin từ khách hàng;
  • Sử dụng dấu hợp quy, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

.jpg]

Nông nghiệp bền vững với phân bón có chất lượng đạt chuẩn

✍ Xem thêm: Thủ tục công bố hợp quy thức căn chăn nuôi mới nhất

3. Những sản phẩm phân bón cần phải chứng nhận hợp quy?

Những sản phẩm phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam cần lưu ý tiến hành chứng nhận, công bố hợp quy là:

  • Các loại phân bón đơn [đạm, lân, kali];
  • Các loại phân bón hỗn hợp [NPK, NP, NK, PK có/không bổ sung trung lượng, vi lượng];
  • Các loại phân bón phức hợp [DAP, APP, nitro phosphat, MAP. Kalinitrat, kali dihydrophosphat, MKP];
  • Các loại phân khoáng sinh học [phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp có bổ sung tối thiểu 01 chất sinh học];
  • Các loại phân khoáng hữu cơ [phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp có bổ sung chất hữu cơ.
    ✍ Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết các loại phân bón cần chứng nhận trong Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNVPTNT

4. Thủ tục chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận

► Bước 2: Nhận tư vấn của tổ chức chứng nhận

► Bước 3: Đánh giá chứng nhận hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

Quá trình đánh giá và thử nghiệm được thực hiện theo phương thức 5 đối với phân bón được sản xuất trong nước và theo phương thức 7 đối với phân bón được nhập khẩu [Giấy chứng nhận phương thức 7 chỉ có giá trị với lô hàng].

Các tiêu chí, chỉ tiêu, phương pháp thử được áp dụng phu hợp với QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

► Bước 4:Xem xét hồ sơ của doanh nghiệp

► Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp

Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận Hợp quy phân bón. Giấy chứng nhận Hợp quy phân bón sẽ có giá trị trong vòng 3 năm.

► Bước 6: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Mỗi năm cá nhân tổ chức phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định.

Chứng nhận hợp quy phân bón đáp ứng các yêu cầu luật định cũng như cơ quan quản lý thị trường

5. Hướng dẫn công bố hợp quy phân bón

Doanh nghiệp được cấp chứng nhận hợp quy phân bón sẽ tiến hành công bố hợp quy theo quy định pháp luật. Cá nhân tổ chức công bố tiến hành theo các bước sau:

► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố.

Hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu;
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận chỉ định cấp. cụ thể là chứng nhận hợp quy phân bón do tổ chức chứng nhận cấp;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm[đặc điểm, tính năng, công dụng,…].

► Bước 2: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Nông nghiệp trên địa bàn đăng ký kinh doanh nếu là phân bón hữu cơ, nộp tại Sở Công thương nếu là phân bón vô cơ bón rễ.

Chủ Đề