Giáo trình môn học văn hóa quốc tế

1. Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính sách của Nhà nước. Chính sách là sự can thiệp hay không can thiệp của Nhà nước nhưng là các tác động mang tính định hưởng cho sự phát triển, là khung thể chế cho các hoạt động trong thực tiễn. Chính sách văn hóa cũng có một tầm ảnh hưởng sâu rộng như vậy cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Trong thời kỳ đổi mới, chính sự thay đổi trong chính sách văn hóa đã tạo nên những động lực mới cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực văn hóa văn nghệ trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả hoạt động của đời sống xã hội cần được điều hành bằng pháp luật [chứ không chỉ bằng Nghị quyết của Đảng]. Chúng ta đang gia nhập xu thế toàn cầu hỏa, ký kết công ước quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh hợp tác văn hóa với các nước trên thế giá; do đó, việc xây dựng chính sách văn hóa và hiểu biết chính sách văn hóa của các nước là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay.

Tại các nước phát triển, chính sách văn hóa được giảng dạy và nghiên cứu trong ngành quản lý văn hóa nghệ thuật, cung cấp một cái nhìn tổng thể về chính sách và cơ chế vận hành của chính sách trong thực tiễn cho học viên. Sau khi ra trưởng, một bộ phận sinh viên sẽ làm việc trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật, kiến thức về chính sách văn hóa giúp họ có được hiểu biết về môi trường hoạt động của tổ chức. Một số sẽ cộng tác trong các tổ chức Chính phủ, tham gia vào quá trình đánh giá và hoạch định chính sách. Ở các nước này, môn Chính sách văn hóa thường được dạy ở bậc đại học và cao học, đặc biệt cho những học viên đã có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và giảng dạy về chính sách văn hóa trong các trường đại học và cao đẳng từ trước đến nay chưa được triển khai một cách đầy đủ và chuyên nghiệp. Trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học, một số vấn đề về chính sách văn hóa chỉ được đề cập trong các môn học như: "Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam", "Pháp luật về Văn hỏa" mà chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và thấu đáo. Chính vì vậy, việc đưa món “Chính sách văn hóa" vào giảng dạy và học tập cho ngành Quản lý văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và các trường cao đẳng, đại học khác là việc làm có tính đổi mới và cấp thiết cao. Biên soạn giáo trình về chính sách văn hóa trên cơ sở quan điểm, nhận thức mới về văn hóa và chính sách văn hóa cũng như các phương pháp giảng dạy hiện đại là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật trong điều kiện mới. Giáo trình này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về chính sách văn hóa trên thế giới và trong nước, đặt nền tảng cho hiểu biết của sinh viên về môi trưởng thể chế cho hoạt động văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và thế giới.

2. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính sách văn hóa như: khái niệm, vai trò, đặc tính và cấu trúc của chính sách văn hóa, chinh sách văn hóa của một số nước trên thế giới và các vấn đề cốt yếu trong chính sách văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cơ bản trong việc phân tích chính sách văn hóa và quả trình vận hành của chính sách văn hóa trong thực tiễn.

3. Giáo trình môn học do nhóm tác giả biên soạn với sự phân công trách nhiệm như sau:

Chương 1. PGS.TS. Lương Hồng Quang biên soạn

Chương 2. TS. Phạm Bích Huyền biên soạn

Chương 3. TS. Lê Thị Hiền biên soạn phần Chinh sách văn hóa Việt Nam thời kỳ trước đổi mới.

ThS. Nguyễn Lâm Tuấn Anh biên soạn phần Chinh sách văn hóa Việt Nam thời kỳ Đổi mới [từ 1986 đến nay].

Chương 1: Tổng quan về chính sách văn hóa

Chương này sẽ giới thiệu và phân tích các khái niệm văn hóa, chính sách và chính sách văn hóa, các định nghĩa khác nhau về chinh sách văn hóa như định nghĩa của UNESCO. Hội đồng Châu Âu [EC] và của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Chương 1 tìm hiểu các cấp độ của chính sách văn hóa và vai trò của chính sách văn hóa đối với sự phát triển văn hóa trên phạm vi quốc gia, vùng và quốc tế. Cấu trúc chung về mặt hình thức của một chính sách văn hóa quốc gia được giới thiệu để sinh viên có thể hiểu cơ sở hình thành, nội dung và công cụ của mỗi chính sách văn hóa quốc gia, làm tiền đề cho việc học tập và nghiên cứu về chính sách văn hóa,

Chương 2: Các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới

Chương 2 giới thiệu và phân tích khái niệm, tiêu chi phân loại các mô hình chính sách văn hóa và một số mô hình chính sách văn hỏa phổ biển trên thế giới.

Cụ thể, các mô hình chính sách văn hóa "Người tạo điều kiện", "Nhà bảo trợ", "Kiến trúc sư" và "Kỹ sư", mô hình chính sách văn hòa Trung Quốc và mô hình chính sách văn hóa Hàn Quốc sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu với các nội dung chi tiết như: vai trò quản lý của Nhà nước, kế hoạch chiến lược cho phát triển văn hóa, cơ chế tài trợ cho nghệ thuật và địa vị xã hội của nghệ sỹ, hệ thống tổ chức để xây dựng, thực thi chính sách văn hóa và các vấn đề khác. Mỗi mô hình đều được minh họa bằng chính sách văn hóa cụ thể của một sổ nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô [cũ], Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chương 3: Chính sách văn hóa việt Nam

Chương này trình bày chính sách văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử: thời kỳ phong kiến tự chủ, thời kỳ Pháp đô hộ và thời kỳ hiện đại - dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, một số vẫn đề nổi bật của chính sách văn hóa Việt Nam hiện nay như chính sách đầu tư cho văn hóa nghệ thuật, chinh sách về di sản văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số, vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu.

4. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ Quỹ Ford, TS. Michael Digregorio, GS.TS. Gerald Lidstone - Trường Goldsmiths - Đại học Tổng hợp London - Vương quốc Anh, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hóa [A&C], cùng các chuyên gia trong và ngoài nước đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Phạm Duy Đức và TS. Nguyễn Văn Tình, những người đã đọc và đóng góp ý kiến hữu ích cho việc hoàn chỉnh giáo trình.

5. Giáo trình được xuất bản lần đầu năm 2009, tái bản lần thứ nhất năm 2012 đây là lần thứ 3 được chỉnh lý, bổ sung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những thiểu sót nhất định. Kính mong độc giả góp ý để giáo trình được hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau.

Chủ Đề