Giao tiếp trong kinh doanh vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

bichngoc1 nguyen

16:32, 05/09/2017

[caption id="attachment_32350" align="aligncenter" width="660"]

Tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh[/caption]

Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh

Nếu trong đời sống giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người thì trong kinh doanh giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần với thành công. Giám đốc truyền thông Andy Cook nói: “Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm một mảnh đất màu mỡ. Muốn đứng trên bục vinh quang, doanh nghiệp cần xây dựng một lực lượng hùng hậu và thúc đẩy đội ngũ của mình phát triển. Yếu tố nào sẽ giúp bạn biến lý thuyết thành hiện thực đó chính là nghệ thuật giao tiếp. Giao tiếp tốt mang đến cho bạn và doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn những gì bạn tưởng tượng”.

Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu

Để xây dựng một đội ngũ tốt đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng giao tiếp “hơn người”. Bởi, người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp nhân viên loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp, tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh.

Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch

“Đôi khi cách diễn giải “loằng ngoằng” có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ thật tệ hại. Nhưng nếu đạt đến trình độ nghệ thuật giao tiếp tốt, nó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai lầm. Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiệm trong giao tiếp”, Andy nói

Thúc đẩy quá trình kinh doanh

Khi kỹ năng giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.

Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở

Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái. Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.

Tăng tương tác với khách hàng

Nghệ thuật giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng [nếu có] của khách hàng [hoặc đối tác]. Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.

Hiểu và nắm bắt được thị trường

Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi, đào tạo kỹ năng và khuyến khích mở các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác.

Theo Khoa học và đời sống

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1.Tên môn học: Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh.

2. Số đơn vị học trình: 3 ĐVHT

3. Trình độ: sinh viên năm thứ 3

4. Điều kiện tiên quyết:

Sinh viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản ở giai đoạn đại cương như Tâm lý học đại cương; Tâm lý quản lý và một số kiến thức cần thiết để phục vụ cho kinh doanh.

5. Mục tiêu học phần:

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh và kỹ thuật đàm phán kinh doanh. - Hiểu được tâm lý khách hàng. - Nghiên cứu kỹ thuật, nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh quốc tế

6. Mô tả vắn tắt nôi dung học phần: Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa trong kinh doanh, tâm lý khách hàng và kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng, đặc biệt giữa các quốc gia có văn hóa khác nhau.

7.Tài liệu học tập

- Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh – PGS. TS Hoàng Đức Thân. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Thống kê 2001. [FONT="]- [/FONT][FONT="]Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh – TS. Đỗ Minh Cương. NXB Chính trị Quốc gia 2001.[/FONT] [FONT="]- [/FONT][FONT="]Tâm lý học quản trị kinh doanh – ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền.[/FONT] [FONT="]- [/FONT][FONT="] Tâm lý học quản trị kinh doanh – Trương Quang Niệm; Hoàng Văn Thành – Trường Đại học Thương mại. NXB Đại học quốc gia Hà Nội-2001.[/FONT] [FONT="]- [/FONT][FONT="]Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh – TS. Thái Trí Dũng. NXB Thống kê 2001.[/FONT] - Giao tiếp và đàm phán. GS. Mai Hữu Khuê; NGƯT, ThS. Đỗ Hữu Tài; ThS. Bùi Quang Xuân. NXB tổng hợp Đồng Nai 2002.

12. Nội dung chi tiết học phần:

1. Khái niệm chung về văn hóa. 1.1. Khái niệm văn hóa. 1.2. Các yếu tố của văn hóa. 1.2.1. Ngôn ngữ. 1.2.2. Tôn giáo. 1.2.3. Giá trị và thái độ. 1.2.4. Thói quen và cách ứng xử. 1.2.5. Văn hóa vật chất. 1.2.6. Thẩm mỹ. 1.2.7. Giáo dục.

2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của con ngườivà xã hội.

2.1. Vai trò của văn hóa đối với đời sống và sự phát triển của các cá nhân 2.1.1. văn hóa là điều liện và là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các cá nhân. 2.1.2. Văn hóa là môi trường xã hội của mỗi cá nhân, là điều kiện không thể thiếu được đối với đời sống của con người. 2.1.3. Văn hóa định hướng mục tiêu và cách thức phát triển của cá nhân. 2.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của các quốc gia. 2.2.1. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển quốc gia. 2.2.2. Văn hóa có vai trò tạo ra động lực của sự phát triển xã hội, nó thể hiện qua một số lý do chính sau đây. 2.2.3 Văn hóa là là linh hồn và điều tiết của phát triển.

3. Văn hóa kinh doanh.

3.1. Văn hóa kinh doanh. 3.2. Vai trò của các nhân tố văn hóa trong kinh doanh 3.2.1. Văn hóa kinh doanh là một nguồn lực và cách thức phát triển kinh doanh bền vững. 3.2.2. Văn hóa và đạo đức, phong cách của nhà kinh doanh 3.2.3. Văn hóa trong quản trị doanh nghiệp. 3.2.4. Văn hóa trong sản xuất hành hóa và dịch vụ. 1. Những vấn đề chung về tâm lý khách hàng. 1.1 Khái niệm và đặc điểm của khách hàng 1.1.1. Khái niệm khách hàng. 1.1.2. Đặc điểm khách hàng. 1.2. Tâm lý khách hàng là gì? 1.2.1. Khái niệm tâm lý khách hàng. 1.2.2. Nhận diện một số đặc trưng biểu hiện về tâm lý tiêu dùng 1.3. Vai trò của thị trường và sự cần thiết của việc tìm hiểu tâm lý khách hàng. 1.4. Những vấn đề cần tìm hiểu của tâm lý khách hàng.

2. Một số đặc điểm tâm lý của khách hàng .

2.1. Một số đặc điểm chung của tâm lý khách hàng. 2.2. Sơ đồ thể hiện diễn biến tâm lý khách hàng .

3. Một số đặc điểm tâm lý của một vài dạng khách hàng thường gặp.

3.1. Khách hàng là phụ nữ. 3.2. Khách hàng là nam giới. 3.3. Khách hàng là người cao tuổi 3.4. Khách hàng là trẻ con. 3.5. Khách hàng là người đau ốm , bệnh tật.

4. Các quy liật liên quan đến tâm lý trong việc ra quyết định mua hàng.

3.1. Quy luật giá trị. 3.2.Quy luật lợi ích. 3.3. Quy luật chú ý. 3.4. Quy luật về tình cảm. 3.5. Quy luật về cự ly. 3.6. Sự ngẫu hứng.

5. Một số yêu cầu cần thiết đối với người bán hàng.

5.1. Yêu cầu về phẩm chất cá nhân. 5.2. Yêu cầu về khả năng nghề nghiệp. 5.3. Yêu cầu về thể chất. 1. Khái quát chung về giao tiếp. 1.1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp. 1.1.1. Khái niệm giao tiếp. 1.1.2. Bản chất giao tiếp. 1.2.Các phương tiện giao tiếp. 1.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1.2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ. 1.3. Cấu trúc của giao tiếp.

2. Giao tiếp trong quản lý và kinh doanh .

2.1. Những học thuyết về giao tiếp. 2.1.1.Học thuyết về giao tiếp ở người. 2.1.2. Hệ thống nhu cầu của Maslow. 2.1.3. Các thuyết x-y-z. 2.1.4. Học thuyết phân tích giao tiếp. 2.1.5. Học thuyết về giao tiếp liên nhân cách. 2.2. Đặc điểm của giao tiếp trong kinh doanh . 2.2.1. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp. 2.2.2. Giao tiếp trong kinh doanh hết sức gấp rút về mặt thời gian. 2.2.3. Kinh doanh là hoạt động thường có thể gặp những rủi ro. 2.2.4. Giao tiếp kinh doanh yêu cầu phải đảm bảo hai bên cùng có lợi. 2.2.5. Giao tiếp kinh doanh vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. 2.3. Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh . 2.3.1. Hãy hợp tác hai bên cùng có lợi 2.3.2. Hãy tôn trọng đối tác như tôn trọng chính bản thân mình. 2.3.3. Hãy lắng nghe và nói với nhau hết lời. 2.3.4. Chú ý tầm quan trọng của những quy phạm khách quan 2.3.5. Hãy thông cảm với nhau về hoàn cảnh. 2.3.6. Hãy kiên nhẫn và biết chờ đợi. 2.3.7. Hãy biết chấp nhận trong giao tiếp 2.4. Một số hình thức giao tiếp trong công ty. 2.4.1. Giao tiếp nội bộ. 2.4.2. Giao tiếp với bên ngoài. 2.4.3. Phỏng vấn tuyển chọn.

3. Những kỹ năng giao tiếp.

3.1. Kỹ năng nói. 3.1.1. Giao tiếp phi ngôn ngữ. 3.1.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3.2. kỹ năng nghe. 3.3. Kỹ năng phản hồi. 3.4. Kỹ năng đọc. 3.5. Kỹ năng viết.

NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH

1. Khái quát chung về đàm phán. 1.1. Khái niệm về đàm phán. 1.2. Đặc điểm của đàm phán. 1.2.1. Đàm phán không đơn thuần theo đuổi lợi ích của một bên. 1.2.2. Đàm phán không phải là sự lựa chọn đơn nhất. 1.2.3. Đàm không phải là thỏa mãn lợi ích của một bên. 1.2.4. Đánh giá một cuộc đàm phán thành công hay thất bại. 1.2.5. Đàm phán là một khoa học, đồng thời là nghệ thuật . 1.3. Các nguyên tắc cơ bản . 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. 1.4.1. Các yếu tố cơ sở. 1.4.2. Bầu không khí đàm phán. 1.4.2. Quá trình đàm phán.

2. Các phương thức đàm phán

2.1. Đàm phán giao dịch qua thư tín . 2.2. Đàm phán giao dịch qua điện thoại. 2.3. Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiép.

3. Các giai đoạn đàm phán .

3.1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán. 3.1.1. Thu thập thông tin. 3.1.2. Chuẩn bị chiến lược. 3.2. Giai đoạn đàm phán. 3.3. Giai đoạn sau đàm phán.

4. Phong cách đàm phán kinh doanh.

4.1. Phong cách cạnh tranh trong đàm phán. 4.2. Hợp tác trong đàm phán. 4.3. Lẩn tránh trong đàm phán. 4.4. Nhượng bộ, thỏa hiệp. 4.5. Chấp nhận trong đàm phán.

5. Sách lược đàm phán kinh doanh.

6. Nghệ thuật trong đàm phán.

6.1. Nghệ thuật trả lời trong đàm phán 6.2. Nghệ thuật nghe trong đàm phán . 6.3. Nghệ thuật hỏi trong đàm phán . 6.4. Nghệ thuật thách giá trong đàm phán 6.5. Nghệ thuật trả giá trong đàm phán 6.6. Nghệ thuật khắc phục bế tắc trong đàm phán

7. Những bài học kinh nghiệm trong đàm phán kinh doanh quốc tế

7.1. Chuẩn bị càng kỹ càng tốt. 7.2. Thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết 7.3. Xây dựng chiến lược đàm phán khoa học 7.4 Những điểm cần lưu ý trong quá trình đàm phán 7.5. Những điểm cần lưu ý trong ký kết hợp đồng 7.6. Phát triển mối quan hệ và tính thuyết phục 7.7. Thường xuyên điểm lạinhững việc đã làm, rút kinh nghiệm cho lần sau

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU

1. Nghệ thuật đàm phán. 1.1. Đàm phán theo phong cách Á Đông. 1.2. Đàm phán theo phong cách Âu – Mỹ.

2. Đàm phán kinh doanh quốc tế với một số nước châu Á điển hình.

2.1. Đàm phán với người Nhật Bản. 2.2. Đàm phán với người Trung Quốc. 2.3. Đàm phán với người Hàn Quốc.

3. Đàm phán kinh doanh quốc tế với một số nước Âu – Mỹ điển hình.

3.1. Đàm phán với người Mỹ. 3.2. Đàm phán với người Nga. 3.3. Đàm phán với người Pháp. 3.4. Đàm phán với người Anh.

Tài liệu sưu tầm.

bạn ơi cho mình xin giáo trình này đc k?

mình cũng cần tài liệu này nữa. bạn có thể cho mình tham khảo tài liệu với. :frog::frog::frog::frog::frog::frog:

HAZZ Tớ có mà không giồng hoàn toàn mọi người tham khảo nha

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh Hiểu đối tác, mềm dẻo, tận dụng thời cơ Có nhiều cách, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để dành lợi thế về cho mình khi đàm phán trong kinh doanh. Ðó có thể là việc sử dụng củ cà rốt và cây gậy một cách khéo léo, diễn lại trò chơi thỏ và rùa... Tất cả các kinh nghiệm trên nếu được sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp cho nhà đàm

phán đạt được mục tiêu của mình khi thương thuyết với đối tác kinh doanh.Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích của các chuyên gia về đàm phán​


Nghệ thuật đàm phán TẠI ĐÂY

Nghệ thuật giao tiếp TẠI ĐÂY

Nguốn đh ngân hàng

oh,nhưng đó chỉ là dề cương thui mà,bạn có tài liệu ko,gửi cho mình

Video liên quan

Chủ Đề