Giáo an Công nghệ 9 trồng cây an quả

Mở đầu Ở nước ta, trồng cây ăn quả là nghề truyền thống lâu đời. Nhân dân ta đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý báu. Cây ăn quả đã góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm thuốc phòng, chữa bệnh thông thường và cũng là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Vì vậy, nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh trong cả nước, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội rất lớn. Việc trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về yêu cầu của cây đối với ngoại cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả ; những hiểu biết về giá trị dinh dưỡng, kinh tế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây ăn quả là việc làm cần thiết, tạo điều kiện cho các em có thể áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình và địa phương.

Trồng cây ăn quả giỏi là biết khai thác hết tiềm năng về giống cây ăn quả, đất đai, thời tiết, lao động, vật tư và kĩ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, nhất là những sản phẩm quý của vùng nhiệt đới. Điều này đòi hỏi các em phải học tập tích cực, chủ động tìm tòi để lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng một cách chắc chắn và áp dụng vào thực tế sản xuất một cách sáng tạo.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 13: TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T3] MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 13: TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T3]

          1.Kiến thức  Biết cách trồng cây theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

          2.Kỹ năng Trồng được cây theo đúng yêu cầu kỹ thuật theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

          3.Thái độ Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên

Cuốc, xẻng, cây để trồng.

Kiến thức liên quan, cuốc, xẻng, cây để trồng

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

          GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu của HS

          * Đặt vấn đề vào bài mới [1phút]

          Bài trước các em đã được thực hành về bón phân lót cho cây ăn quả. Trong tiết này chúng ta sẽ cùng thực hành trồng cây ăn quả.

  1. Dạy nội dung bài mới [34phút]

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

GV

HS

GV

?

HS

GV

GV

HS

 Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành

 Đưa ra các dụng cụ, vật liệu chuẩn bị cho bài thực hành.

Cho HS quan sát quy trình trong SGK.

Hãy nhắc lại để trồng cây ăn quả đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước?

Trả lời

Nhận xét, kết luận.

 Cho HS quan sát H36/SGK.

- Làm các thao tác cho HS quan sát.

- Phân công công việc cho các nhóm.

     + Nhóm 1 : Trồng cây Vải.

     + Nhóm 2 : Trồng cây Bưởi.

     + Nhóm 3 : Trồng cây Nhãn.

     + Nhóm 4 : Trồng cây Xoài.

- Phân công vị trí cho các nhóm làm thực hành.

- Phát dụng cụ cho các nhóm.

- Cho các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn.

- Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các nhóm.

 Thực hành theo yêu cầu của GV

I. Dụng cụ và vật liệu:   [5phút]

- Cuốc, xẻng, bình tưới.

- Cây trồng có bầu đất.

II. Quy trình thực hành: [8phút]

B3: Trồng cây.

- Đào hố trồng.

- Bóc vỏ bầu cây.

- Đặt bầu cây vào giữa hố.

- Lấp đất : Cao hơn mặt bầu 3-5cm và ấn chặt.

- Tưới nước.

III. Tiến hành:   [21phút]

       B3: Trồng cây.

     + Nhóm 1 : Trồng cây Vải.

     + Nhóm 2 : Trồng cây Bưởi.

     + Nhóm 3 : Trồng cây Nhãn.

     + Nhóm 4 : Trồng cây Xoài.

     
  1. Củng cố, luyện tập [5phút]

          Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra.

          Các tiêu chí đánh giá:

          - Sự chuẩn bị của các nhóm.

          - Số lượng cây trồng được.

          - Theo quy trình thực hành.

          - Vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà [1phút]

          Xem lại tiết thực hành, chuẩn bị cây để tiết sau thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả.

**********************************

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T1] MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ [T1]

Ngày giảng

lớp - sĩ số

9A

9B

9C

9D

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

Ø Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả

Ø Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

Ø Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả

Ø Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

  • Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
  • Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGk
  • Một số sơ đồ cần thiết.

2.Học sinh

  • Học thuộc bài 2
  • Nghiên cứu trước bài 3

III. Tiến trình bài học

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành chăm sóc cây ăn quả
  4. Khi thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm của cây ăn quả cần lưu ý điều gì?

3.Bài mới

Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao phải có nhiều giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh, chất lượng cao.Muốn vậy cần phải coi trọng khâu thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả. Bài học hôm nay chúng ta cùng thiết kế vườn ươm và nhân giống cây trồng bằng hạt.

Tìm hiểu về xây dựng vườn ươm cây ăn quả

Giới thiệu : để nhân giống cây có hiệu quả, bắt buộc chúng ta cần phải xây dựng vườn ươm cây ăn quả thật khoa học.

- Bước đầu tiên là phải chọn được địa điểm hợp lý.

? Theo em phải chọn địa điểm như thế nào mới gọi là hợp lý.

-Có được địa điểm hợp lý ta sẽ tiến hành quy hoạch thiết kế vườn ươm.

GV:Treo sơ đồ vườn ươm cây ăn quả

CH: Theo em, để có một khu vườn ươm thật lý tưởng, chúng ta cần phải thiết kế như thế nào?

Dẫn dắt học sinh dần hình thành các khu theo như sơ đồ, giải thích rõ nhiệm vụ mỗi khu.

Tìm hiểu các phương pháp nhân giống

CH:  có những phương pháp nhân giống nào?

CH: Thế nào là nhân giống hữu tính?

CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống này?

CH: Để đạt hiệu quả cao trong nhân giống bằng hạt cần chú ý đến vấn đề gì?

v Câu hỏi mở rộng: gieo hạt thường áp dụng trong những trường hợp nào?

v Câu hỏi chuyển tiếp: ngoài phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt, ta còn phương pháp nhân giống nào nữa?

v Qua câu trả lời của HS, nêu lên phương pháp nhân giống vô tính. Đầu tiên tìm hiểu về phương pháp chiết cành

v Đưa một cành cây đã chuẩn bị sẵn, yêu câu một HS nêu cách chiết.

CH: Thời vụ chiết cành lúc nào là tốt nhất?

CH: Chiết cành có những ưu nhược điểm gì?

CH: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, em hãy giới thiệu khái quát về phương pháp giâm cành?

v Giới thiệu cho HS biết khi tiến hành giâm cành cần lưu ý những vấn đề gì.

CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành?

I.Xây dựng vườn ươm cây ăn quả

1.Chọn địa điểm

-Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.

-Gần nguồn nước tưới.

-Đất phì nhiêu, dễ thoát nước,  thành phần cơ giới trung bình

2.Thiết kế vườn ươm.

-Khu cây giống

-Khu nhân giống

-Khu luân canh

II.Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

1.Phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt

- Ưu điểm: nhân giống với số lượng nhiều trong thời gian ngắn, cây sống lâu, đơn giản, dễ làm, chi phí thấp.

Nhược điểm: khó giữ đặc tính cây mẹ, cây lâu ra hoa, quả.

TL: Cần trả lời được những vấn đề sau:

Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

Không có phương pháp nhân giống khác thay thế.

Chọn lọc giống cây tốt.

2.Phương pháp nhân giống vô tính

a.Chiết cành

Nên chiết cành vào đầu mùa mưa là tốt nhất.

- Ưu điểm:  giữ được đặc tính của cây mẹ, mau ra hoa, quả, mau cho cây giống.

- Nhược điểm: nhân giống với số lượng thấp, cây mau già cỗi, tốn thời gian.

b.Giâm cành

- Ưu điểm: giữ được đặc tính cây mẹ, mau ra hoa, quả, hệ số nhân giống cao.

- Nhược điểm: yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi cần phải có nhà giâm.

-Học sinh đọc “Ghi nhớ”

-Trả lời các câu hỏi sau:

  1. Khi tiến hành nhân giống cây ăn quả, cần chọn vườn ươm như thế nào?
  2. Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp gieo hạt; chiết cành; giâm cành?
  3. HDVN:

-bài 3

-Nghiên cứu trước các phương pháp ghép, nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Video liên quan

Chủ Đề