Giãn cách xã hội tphcm chỉ thị 15 là gì

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP HCM theo chỉ thị 15 thêm 14 ngày.

Đó là quyết định của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau khi nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] giảm cấp áp dụng giãn cách xã hội từ theo chỉ thị 16 xuống theo chỉ thị 15.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 như chỉ đạo trước đó, TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 30/6.

Nhiều người dân TP HCM đã viết trên Facebook động viên nhau với những lời chia sẻ như "Sài Gòn cố lên thêm 2 tuần nữa", "Cả nước cùng đồng lòng chống dịch", "Thêm 2 tuần nghỉ với sáng ở nhà, đêm coi bóng đá".

Trước đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần thiết giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, tương ứng một chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới hiện nay.

Ông Nên lưu ý rằng với những nơi có nguy cơ cao, dự liệu những tình huống khó đoán định, khó kiểm soát thì có thể áp dụng những biện pháp phòng chống dịch cao hơn. Những nơi đảm bảo an toàn, có thể đảm bảo kiểm soát được có thể áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 19.

Còn phía Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng toàn TP HCM kể cả quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15 từ ngày 15/6. Vì hiện hai khu vực này đang thực hiện Chỉ thị 16.

Covid-19: Dân góp quỹ, phép lạ của Việt Nam?

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Lý giải việc này, ông Bỉnh cho rằng mầm bệnh vẫn âm thầm trong cộng đồng, sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt các chuỗi lây nhiễm trong TP thời gian khoảng giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm.

Như vậy, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh dịch.

Kiến nghị này được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 14/6 khi thành phố đã ghi nhận 819 ca nhiễm - xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM khá phức tạp với cụm lây nhiễm mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Điểm dịch này được phát hiện từ ngày 11/6 khi một nhân viên phòng Công nghệ thông tin được xét nghiệm vì có triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, truy vết thần tốc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Đến nay, 53 nhân viên đã có kết quả dương tính.

Trước đó, theo ông Bỉnh, cụm lây nhiễm liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng với các hội viên của điểm nhóm này cư ngụ tại 16/22 quận, huyện, thành phố đã làm lây lan dịch bệnh ra 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam [gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu].

Tính từ ngày 26/5 đến nay, thành phố có có tổng cộng 463 trường hợp dương tính liên quan điểm nhóm tôn giáo này.

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

Ngoài ra, TP HCM vẫn có những ổ dịch khác như ở xưởng cơ khí Hóc Môn và Khách sạn Đệ Nhất; chung cư Ehome 3 [phường An Lạc, quận Bình Tân]; quán bánh cánh O Thanh [hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3]...Chính vì tình hình này, nhiều người cho rằng TP HCM cần tiếp tục giãn cách xã hội.

Trước đó, hôm 1/6, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng xin dừng giãn cách theo Chỉ thị 16: "Tình hình chung của quận đang có chiều hướng tốt, trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng thì chỉ cần giãn cách theo Chỉ thị 16 hết 15 ngày là đủ", ông Dũng thêm rằng người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn cần được chia sẻ.

Trong khi Chủ tịch UBND quận 12, ông Lê Trương Hải Hiếu thì đề xuất: "Nếu không có gì thay đổi, sau 15 ngày toàn quận đề nghị tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 15".

Cập nhật: 16:48 - 29/06/2021 | Lần xem: 1094769

Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh là những chỉ đạo về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như việc tập trung đông người, khoảng cách an toàn tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải… Hãy cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố nhìn lại sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được thể hiện ở những nội dung dưới đây nhé.

⇨ Bấm vào đây để tải về ⇦

Lực lượng chức năng khoanh vùng hẻm 284 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM liên quan ca mắc COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thời gian áp dụng giãn cách xã hội là 15 ngày, từ 0h ngày 31-5.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - nhấn mạnh từ 0h ngày 31-5, toàn TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15+, tức là thực hiện đầy đủ chỉ thị 15 và nâng cao một số biện pháp như không tụ tập quá 5 người nơi công cộng; tăng cường thêm một số biện pháp phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

Người dân [nhất là người trên 60 tuổi] chỉ ra khỏi nhà khi có việc thật sự cần thiết; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trường hợp thật sự cấp bách.

Doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn được hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn và các quy định phòng chống dịch bệnh khi hoạt động.

Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày cũng từ 0h ngày 31-5. Việc giãn cách thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly gia đình, khu dân phố cách ly khu dân phố, phường cách ly phường.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đồng ý đề nghị dời kỳ thi vào lớp 10 công lập cho đến khi có thông báo mới.

Quyết định được đưa ra tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM diễn ra sáng nay 30-5. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, quận huyện dự họp.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, sáng 30-5, Thủ tướng gọi điện chỉ đạo, đề nghị TP khẩn trương xét nghiệm trên diện rộng tại TP, khẩn trương khoanh vùng dập dịch quyết liệt.

Ông Phong đề nghị các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện nghiêm các chỉ thị, chỉ đạo của UBND TP trước đó. Các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng trên toàn TP, trước hết là những đơn vị bầu cử, tổ bầu cử, những nơi liên quan đến hội viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Về nguồn nhân lực y tế, chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị huy động thêm sinh viên của Trường đại học Y dược và Y khoa Phạm Ngọc Thạch hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm. Nâng công suất lấy mẫu lên 50.000 mẫu đơn một ngày.

Tất cả hơn 280.000 lao động và 3.000 chuyên gia tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao sẽ được lấy mẫu xét nghiệm. Công nhân khi ra khỏi khu vực phải báo cáo với người quản lý nhân sự và phải khai báo y tế khi trở lại.

Các sở, ngành thực hiện nghiêm bộ chỉ số an toàn trong từng lĩnh vực, tùy tình hình thực tế có đề xuất bổ sung các chỉ số. Các chợ đầu mối nhanh chóng đưa ra những phương án ứng phó khi dịch bệnh xuất hiện.

Vận hành hiệu quả tổ an toàn COVID-19, những địa điểm có tình hình dịch phức tạp thì hình thành tổ ứng phó khẩn cấp.

Đồng thời, chủ tịch UBND TP đề nghị các sở nắm bắt tình hình khó khăn tại các doanh nghiệp, người lao động để đề xuất phương án hỗ trợ trong thời gian tới.

Ông Phong yêu cầu người dân TP tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; khai báo y tế tự nguyện, có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Người đứng đầu các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình huống mất an toàn sức khỏe người dân.

Phát biểu trước đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết: "Chúng ta đã bị thủng lưới từ một trường hợp phạm luật đặc biệt nghiêm trọng. Tình huống hết sức khó khăn, phức tạp buộc chúng ta phải có các biện pháp quyết liệt và có hiệu quả nhất. Đây là thử thách mới, thử thách đối với từng đồng chí trên cương vị của mình. Tôi tin tưởng với sự đồng lòng, quyết tâm, chúng ta sẽ chiến thắng".

Theo ông Nên, tình huống nguy hiểm mới buộc chúng ta hành động tương xứng. Nếu không tình hình dịch có thể vượt khả năng và tầm kiểm soát. Từ đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hết sức bình tĩnh, chủ động, dự báo sát tình hình và đưa ra giải pháp tiếp cận hiệu quả nhất.

177 ca COVID-19 lây trong cộng đồng

Theo giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, hiện nay TP.HCM đã có 13 ca COVID-19/1 triệu dân. Đây là tình trạng đáng báo động.

Ông cho biết hiện thành phố đang có 379 ca COVID-19, trong đó có 177 ca lây trong cộng đồng. Từ ngày 26-5 đến nay, ổ dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và liên quan hai vợ chồng đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn đã phát hiện 136 ca bệnh, trong đó TP.HCM có 133 ca, 3 ca còn lại là F1 đi về các tỉnh Long An, Bạc Liêu và Tây Ninh.

Riêng từ 23h tối 29-5 đến sáng nay 30-5, sau khi mở rộng xét nghiệm tại một số phường ở Gò Vấp và quận huyện khác đã phát hiện thêm 36 ca nữa.

Phân biệt chỉ thị 15 - 16 - 19 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống COVID-19 - Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

TP.HCM giãn cách xã hội cụ thể như thế nào, cần làm những gì?

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề