Giá trị của cà phê Trung Nguyên

Theo B& Company Việt Nam và Nikkei BP Consultancy, tập đoàn cà phê Trung Nguyên chính là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam, bên cạnh Vinamilk và Vietnam Airlines. Dĩ nhiên không phải tự dưng mà họ có được những thành công vượt bậc như vậy.

                                                         

Tập đoàn cà phê Trung Nguyên

Có rất nhiều điều cấu thành nên một Tập đoàn cà phê Trung Nguyên thành công như ngày nay. Tuy nhiên theo một đánh giá của tạp chí danh tiếng Financial Times, những điều sau đây được cho là lý do lớn nhất mang lại thành công cho tập đoàn Trung Nguyên, và chúng cũng để lại những bài học giá trị cho những người khởi nghiệp trên toàn thế giới.

Dám nghĩ lớn, dám theo đuổi những điều người khác cho là không thể

Xây dựng và phát triển thành công một thương hiệu cao cấp ngay trong một thị trường còn đang loay hoay tìm kiếm hướng đi gần như là một điều không tưởng. Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ là 250 USD, khi ấy thị trường cà-phê trong nước vẫn còn chưa có một hướng đi nào cụ thể cả, vậy mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch của tập đoàn Trung Nguyên lại quyết định sẽ xây dựng một thương hiệu cà phê cao cấp, họ đã sớm hướng tới một thị trường cả nội địa lẫn xuất khẩu.

                  

Cà phê Trung Nguyên cao cấp

Điều đó khó ở một điểm, đó là Trung Nguyên vừa phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa chịu chi tiền để mua những sản phẩm cà phê cao cấp Trung Nguyên, lại vừa phải chứng minh cho các thị trường quốc tế thấy rằng Việt Nam có thể sản xuất ra những sản phẩm cà-phê ở đẳng cấp thế giới. Để làm được điều đó, cafe Trung Nguyên chủ động xây dựng một hệ thống gần giống với thương hiệu nổi tiếng bậc nhất lúc ấy là Starbucks, một mô hình họ có thể trực tiếp giới thiệu các sản phẩm cà-phê và bán cho các khách hàng của mình. Họ đã làm nên một kỳ tích là xây dựng thành công thương hiệu của mình trong cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.

Ngày nay, nhiều nhãn hiệu và mô hình chuỗi cửa hàng cà phê ra đời, nhưng người ta dường như không bao giờ có thể quên được người tiên phong Trung Nguyên năm nào.

Để hiện thực hóa giấc mơ thành công, tập đoàn cà phê Trung nguyên đã chủ động xây dựng một mô hình kinh doanh cũng như hình ảnh công ty vô cùng chuyên nghiệp.

Dám chọn những đối thủ lớn mạnh và sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng

Ở thời ấy cho tới hiện nay, một suy nghĩ biến thành lối mòn đó là nhiều thương hiệu khởi nghiệp chỉ dám đặt những mục tiêu trong tầm tay, cùng với việc xác định những đối thủ cạnh tranh ở một tầm tương đối thấp. Nhưng Trung Nguyên đã làm một việc không tưởng đó là đặt ra những mục tiêu vượt bậc như chiếm lĩnh những thị trường quốc tế, cùng với việc chọn những đối thủ khổng lồ như Nescafe, Vinacafe. Và thực tế đã chứng minh là Trung Nguyên chiếm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cà phê hòa tan.

                 

Cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên

Giá trị đột phá và khác biệt được đặt lên hàng đầu

Một điều người ta hoàn toàn nể phục tập đoàn Trung Nguyên đó là luôn luôn khác biệt so với các đối thủ của mình và có một định vị vô cùng rõ ràng trong tâm trí khách hàng.

Không phải sự nhạt nhòa của “tính cách thương hiệu” như các công ty khác, cafe Trung Nguyên như được thổi vào thương hiệu một tinh thần quốc gia, một tinh thần dân tộc mà chưa một hãng cà-phê nào tại Việt Nam làm được. Một “tính cách” rất bụi bặm đẳng cấp đã in sâu vào tâm trí của khách hàng và đó cũng là một lý do lớn để cafe Trung Nguyên có được thành công như hiện nay. Mỗi lúc cà phê Trung Nguyên có một sự kiện nào đó, người ta lại không ngừng bàn tán xôn xao về họ, điều đó cho thấy thương hiệu Trung Nguyên có ý nghĩa trong tâm trí của rất nhiều người.

Ở tập đoàn cafe Trung Nguyên, người ta luôn luôn thấy được một nét khác biệt mà không nơi nào có thể mang lại được cho khách hàng

Những suy nghĩ, tư duy đột phá của tập đoàn Trung Nguyên đã biến cafe Trung Nguyên trở thành một tập đoàn thành công như hiện nay. Mong rằng sau thành công của cà phê Trung Nguyên, cùng với những bài học rút ra từ con đường phát triển của họ, đất nước Việt Nam sẽ lại có thêm nhiều những thương hiệu khởi nghiệp thành công khác, để đúng với kỳ vọng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên: “Chỉ cần cố gắng hơn nữa, đất nước Việt Nam chúng ta chắc chắn sẽ thành công, nhất định thành công”.

Vinh Hiển/namplus.vn

Cuộc tranh chấp tranh giành quyền điều hành tại Tập đoàn Trung Nguyên giữa vợ chồng ông bà chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên vốn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận.

Tài sản của Trung Nguyên trị giá bao nhiêu?

Thông tin mới nhất tại phiên xét xử ly hôn giữa 2 người, khối tài sản chung được định giá khoảng 7.750 tỷ đồng vẫn chưa thể phân chia. Bên cạnh các bất động sản có giá trị hàng trăm tỷ đồng và lượng tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc mà cả 2 người đang nắm giữ, thì số tài sản trên gắn mật thiết với giá trị tài sản mà Tập đoàn Trung Nguyên đang sở hữu.

Dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu thì số cổ phần trên có trị giá 5.654 tỷ đồng. Còn dựa theo báo cáo năm 2017, tổng tài sản của Trung Nguyên ở mức 5.696 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017.

Trong đó, vốn tự có của Trung Nguyên sau nhiều năm tích luỹ chiếm phần lớn với 4.641 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, chất lượng tài sản của Trung Nguyên là rất cao. Như vậy, trong trường hợp bên còn lại sẽ chuyển nhượng cổ phần sau khi toà có quyết định, thì giá trị của mỗi cổ phần Trung Nguyên sẽ có giá bao nhiêu?

Cơ cấu tài sản Trung Nguyên Group

Hiện Tập đoàn Trung Nguyên vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, nắm quyền kiểm soát và điều hành 6 doanh nghiệp trong hệ thống gồm: CTCP cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk [Trung Nguyên Group nắm 70%, ông Vũ 15%, bà Thảo 15%]. CTCP hòa tan Trung Nguyên [Trung Nguyên Group nắm 60%, bà Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%], CTCP Trung Nguyên Franchise [Trung Nguyên Group nắm 85%, ông Vũ nắm 15% cổ phần], Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê [Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%] và Công ty thương mại và dịch vụ G7.

Đặc biệt, trọng yếu nhất trong các công ty thành viên là cổ phần của Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên [Trung Nguyên Investment]. Bởi Trung Nguyên Investment đang nắm 70% cổ phần Trung Nguyên Group và có thể chi phối mọi hoạt động tại đây. Tại Trung Nguyên Investment, ông Vũ đang nắm 60% cổ phần, bà Thảo 30%, 2 cổ đông khác chiếm 10%. 

Hiện tại, với số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, tương ứng 150 triệu cổ phiếu phổ thông [mệnh giá 10.000 đồng/cp], nếu làm phép định giá so sánh sẽ cho ra những con số tương đối.

Với mức lợi nhuận bình quân khoảng 600 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên mỗi cổ phần của Trung Nguyên là 4.000 đồng. Giả sử với mức định giá thông thường cho các doanh nghiệp cùng ngành với phương pháp giá trên thu nhập [PE] khoảng 20 lần thì mỗi cổ phần Trung Nguyên sẽ có giá 80.000 đồng/cp.

Với giả định như vậy, giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ được định giá ở mức khoảng 12.000 tỷ đồng. Hơn gấp đôi tổng tài sản của Tập đoàn này. Tuy nhiên, trên đây chỉ là đánh giá sơ bộ khi còn thiếu nhiều dữ liệu để có thể đánh giá toàn diện về giá trị của Tập đoàn này. Đặc biệt là định giá thương một thương hiệu có tuổi đời hơn 20 năm.

Kinh doanh có nguy cơ tiếp tục suy yếu nếu 'nội chiến' kéo dài

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Trung Nguyên cho thấy, bức tranh kinh doanh có phần xấu đi. Nếu loại trừ năm 2014 do Trung Nguyên có lợi nhuận bất thường do khoản lợi nhuận được kết chuyển từ các công con chủ chốt là Cà phê Trung Nguyên, CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên tương đương với kết quả của năm 2015.

Trong hai năm 2016-2017, lợi nhuận của Trung Nguyên giảm so với trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quản lý tăng lên mạnh cùng với việc công ty phải trích khấu hao vài chục tỷ đồng mỗi năm cho dàn siêu xe trị giá trăm tỷ đồng mà Trung Nguyên chi ra để thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt tặng sách cho sinh viên trên cả nước.

Hoạt động kinh doanh Trung Nguyên không tăng trưởng mấy năm liền

Mặc dù vậy, bởi vì nhiều yếu tố mang tính nhất thời, việc tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận suy giảm trong 2 năm 2016 – 2017 không phải là vấn đề mấu chốt. Điều quan trọng nhất ở đây đó chính là thị trường, thị phần mà doanh nghiệp này không thể tận dụng được trong những năm qua khi doanh số không tăng trưởng. 

Không những vậy, nguy cơ mất dần thị phần vào tay những doanh nghiệp khác trên thị trường là rất lớn. Và khi những người chủ doanh nghiệp không thể tập trung cho hoạt động kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là Trung Nguyên sẽ về đâu? Tham vọng toàn cầu có thể thực hiện không khi mà ngay cả thị trường trong nước, cạnh tranh đã đến mức ngột ngạt.

Nếu trước đây, thị trường cà phê Việt chỉ vài cái tên chi phối như Trung Nguyên, Nescafe, Vinacafe… thì nay đã có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Starbucks, The Coffee House, Highlands, Phúc Long, Passio…

Ngay cả các doanh nghiệp từ trước chỉ tham gia xuất khẩu nhân cà phê như Phúc Sinh cũng đã đầu tư nhà máy và cho ra đời các dòng sản phẩm cà phê nguyên chất Kcoffee, Blue Sơn La phục vụ cho cả trong nước và xuất khẩu…

Và trong khi Trung Nguyên giậm chân tại chỗ, thì 3 năm qua là quảng thời gian mà chuỗi cà phê Highlands Coffee tăng trưởng rất mạnh. Năm 2017, đơn vị này ghi nhận doanh thu 1.237 tỷ đồng, tăng đến 47% so với năm trước đó.

Do vậy, nhiều người lo ngại rằng, nếu xung đột nội bộ cứ kéo dài và công ty không tìm ra hướng phát triển đột phá mới thì nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh lấy dần thị phần là điều không tránh khỏi. Khi đó, giá trị tài sản của Trung Nguyên Group sẽ ở mức giá khác.

[Theo VTC News]

Video liên quan

Chủ Đề