Ghóa 9 bài tính chất hóa học của kim loai

LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. [Cty TNHH Hãy Trực Tuyến] Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008 Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông

Tel: 02473080123 - 02436628077 [8:30am-9pm] | Email: hotro@luyenthi123.com Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 1: Phản ứng giữa Sắt và Oxi

- Hiện tượng: Sắt cháy sáng trong oxi

- Giải thích:

Fe [r] + O2[k] → Fe3O4[r]

[trắng xám] [không màu] [đen]

Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ...phản ứng với oxit tạo thanh các oxít Al2O3, ZnO, CuO...

1.1.2. Tác dụng với phi kim khác

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 2: Phản ứng giữa Natri và khí Clo

- Hiện tượng: Natri cháy sáng trong khí Clo [vàng lục]

- Giải thích:

+ Do phản ứng xảy ra giữa Natri và Clo như sau:

2Na + Cl2 → 2NaCl

vàng lục trắng

+ Hầu hết kim loại[trừ Ag, Au, Pt...] phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt cao tạo thành oxít[thường là oxít bazơ], ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

1.2. Phản ứng của kim loại với dd axit

Ví dụ: Phản ứng của Kẽm và dung dịch axit clohidric

Video 3: Phản ứng của Kẽm và dung dịch axit clohidric

- Hiện tượng: Có thoát khí, khí này làm căng phồng quả bong bóng.

- Giải thích:

+ Khí thoát ra là khí H2 với phương trình phản ứng là Zn+2HCl→ ZnCl2 + H2

+ Một số kim loại phản ứng với dd axít tạo thành muối và giải phóng khí H2

1.3. Phản ứng của kim loại với dd muối

1.3.1. Phản ứng của đồng với dd AgNO3

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 4: Phản ứng của đồng với dd AgNO3

- Hiện tượng: Xuất hiện một lớp màu xanh bám lên đoạn đồng.

- Giải thích: Do Ag sinh ra cùng muối đồng intrat có màu xanh do phản ứng tạo ra Cu+2AgNO3 → Cu[NO3]2+2Ag

- Kết luận: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc

1.3.2. Phản ứng của kẽm với dd CuSO4

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 5: Phản ứng của kẽm với dd CuSO4

- Hiện tượng: Miếng kẽm tan ra một phần, một thời gian sau thfi dung dịch nhạt màu xanh, có lớp kim loại màu nâu đỏ bám ngoài miếng kẽm

- Giải thích: Lớp kim loại màu nâu đỏ bám bên ngoài miếng kẽm là Cu sinh ra từ phản ứng

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

- Kết luận:

+ Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng

+ Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn[trừ Na, K, Ca..] có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành kim loại mới và muối mới.

  1. Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại [trừ Au, Pt, Ag,…] tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.

3Fe + 2O2 [to]→ Fe3O4

  1. Tác dụng với phi kim khác [Cl,S,…]: Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

2Na + Cl2 →to 2 NaCl

2. Tác dụng với dung dịch axit

Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit [HCl,…] tạo thành muối và H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh hơn [trừ Na, K, Ba,…] tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới.

Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Phương pháp giải bài tập nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B có sự tăng giảm khối lượng:

Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B, nếu B bị đẩy hết và bám vào thanh kim loại A, khối lượng của thanh kim loại có thể tăng hoặc giảm.

– Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng thì:

Độ tăng khối lượng thanh = m kim loại B bám – m kim loại A tan

– Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm thì:

Độ giảm khối lượng thanh = m kim loại A tan – m kim loại B bám

Khi đó:

+ Gọi x là số mol của kim loại A tham gia phản ứng.

+ Dựa vào đề bài, xác định độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại.

+ Tìm x.

Một số công thức cần lưu ý:

m dung dịch sau phản ứng = m các chất ban đầu – m kết tủa [nếu có] – m bay hơi [nếu có].

C% = mct.100%/mdd

Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi học kỳ I, giúp các bạn có hướng ôn tập và chuẩn bị tốt nhất.

\===============================================================

Quý phụ huynh có thể tham quan, đăng ký và chọn lựa cơ sở thích hợp cho con em, cũng như thuận tiện trong việc đưa rước hàng ngày.

– Cơ sở 1: 26 Phan Chu Trinh, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 2: 674/7 Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 3: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 4: 636 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, Bình Dương

Trường THCS – THPT Hoa Sen có Cơ sở 4 tại TP. Dĩ An gồm có Hệ Tiểu Học – THCS – THPT với các chế độ học Bán trú – Hai buổi.

Chủ Đề