Dọn ban thờ cuối năm vào ngày nào

Theo quan niệm dân gian, ban thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Dịp cuối năm, sau khi tiễn Táo quân về trời, các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn ban thờ để đón năm mới.

Việc lau dọn ban thờ vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng trong phong thủy nhà ở, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc và khi lau dọn ban thờ đón Tết đúng cách sẽ được bề trên phù hộ, gặp nhiều may mắn, phúc đức.

Dịp cuối năm, sau khi tiễn Táo quân về trời, các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn ban thờ để đón năm mới.

Dưới góc nhìn phong thủy, chuyên gia phong thủy Trần Tuấn Thịnh [Hà Nội] có một số lưu ý cho các gia đình tham khảo khi lau dọn ban thờ dịp Tết Quý Mão:

Lưu ý khi lau dọn ban thờ

Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng, mới. Nước lau ban thờ trước tiên là nước sạch, ấm. Sau đó dùng rượu trắng với gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau sạch ban thờ.

Chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng [bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước xuống] rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn. Trong lúc lau không kẹp đồ thờ vào nách, chân, háng, đặc biệt không vứt đồ thờ cúng lăn lóc, thay vào đó nên để ngay ngắn, trang nghiêm.

Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm thấm rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau cho sạch.

Tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn ban thờ tổ tiên vào ngày khác nhau, miễn là trước 30 Tết. Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, con cháu thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép các cụ, tổ tiên. Khung giờ thực hiện tốt nhất là 6h – 11h55 phút trưa hoặc 13h – 17h55 phút. Lưu ý, gia chủ tránh tiến hành vào 12h trưa và sau 6h tối.

Để bắt đầu nghi thức, trước tiên gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm, giữ cho thân thanh tịnh, như vậy mới bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thổ công và các vị thần linh. Sau đó mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đồ cúng theo đủ 5 phần:

Nến: tượng trưng cho lửa – sự ấm cúng trong nhà; Hương: thắp nén tâm hương – tấu lời bái bạch; Hoa: sắc hoa giăng bủa; Quả: đĩa ngũ quả dâng lên bề trên; Thực: đồ cúng cho bề trên hưởng dụng, theo đúng quan niệm “trước cúng sau ăn”. Ăn gì thì cúng nấy, đồ cúng cơ bản là xôi gấc, gà, bánh kẹo, đồ chay.

Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương [thường là 3, 5, 7, 9]. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro; đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Kế đến lấy một khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Lấy khăn khô lau và thu dọn quơ toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ ban thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

Giặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối [nếu có ], xong khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong.

Cách xử lý chân nhang và văn khấn sau khi lau dọn xong

Mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa cần được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.

Điều tối kỵ khi bài trí ban thờ gia tiên

Nhiều người vẫn lầm tưởng bày ban thờ càng đẹp, càng đầy đủ thì con cháu càng có lộc. Nhưng thực chất, ban thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương và nên bày biện vừa đủ để tránh gây mất thẩm mỹ. Theo đó, chỉ cần bày một mâm ngũ quả thật đẹp, hoa tươi hoặc cành đào cùng cặp bánh chưng; bánh dày là đã đầy đủ ý nghĩa.

Nếu gia đình đang đặt ban thờ gia tiên cùng ban thờ Phật hay ban thờ mẫu thì cần tách riêng. Trong đó, ban thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

Theo chuyên gia phong thủy, không được bày lên ban thờ đồ giả [hoa giả, quả giả,…]; hoặc những thứ không liên quan đến thờ cúng. Bên cạnh đó, ban thờ chính là nơi thuộc về thế giới thiêng liêng nên chỉ được bày những đồ sạch sẽ; tinh khiết như hương, hoa, oản, quả, tuyệt đối tránh đặt mâm lễ mặn. Mỗi gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ để đặt mâm cúng bên dưới.

Theo phong tục tập quán của người Việt từ xưa vào mỗi dịp cuối năm mọi người thường hay lau dọn bàn thờ Thần Tài với mong muốn dọn dẹp những điều không may của năm cũ, đón chào những điều may mắn cho năm mới.

Vậy các chủ quán nên lau dọn bàn thờ thần tài như thế nào cho đúng? Khi lau dọn cần lưu ý những điều gì? Trong bài viết này PosApp sẽ gợi ý cho bạn những cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm cho cửa hàng lộc phát.

1/ Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cuối năm

Vào mỗi dịp cuối năm, tất cả mọi người kể cả chủ quán, chủ doanh nghiệp cũng đều sẽ dọn dẹp nhà cửa, hàng quán, lau dọn bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, tỉa chân nhang,…

Lau dọn bàn thờ không chỉ là một cách vệ sinh sạch sẽ khu vực linh thiên trong quán mà còn thể hiện lòng thành, tâm ý của người chủ với thần linh, mong muốn có một năm mới suôn sẻ, tươm tất, cửa hàng kinh doanh tốt, thu hút nhiều tài lộc.

2/ Chọn ngày tốt dọn bàn thờ Thần Tài năm 2022

Vậy nên lau dọn bàn thờ Thần Tài vào ngày nào? Thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất là vào ngày 23 tháng chạp, đây là ngày đưa ông Công ông Táo về trời. Từ ngày 23 và 25 tháng chạp là được coi là ngày tốt dọn bàn thờ Thần Tài.

Chủ cửa hàng nên lưu ý dọn bàn thờ vào khung giờ 16h đến trước 12h và 13h - 17h55. Chủ quán nên tránh khoảng thời gian từ 12h - 13h và sau 18h.

3/ Các bước chuẩn bị lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm

Việc lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày thì không cần chuẩn bị quá phức tạp, nhưng lau dọn bàn thờ thần tài ông địa cuối năm thì bạn cần chuẩn bị kỹ càng, chu đáo hơn để thể hiện lòng thành, sự tôn kính của mình đối với bậc thần thánh.

  • - Chuẩn bị nước: Vậy phải lau rửa bàn thờ Thần Tài bằng nước gì? Thông thường mọi người sẽ chuẩn bị rượu trắng, rượu gừng hoặc nước bưởi để lau dọn bàn thờ. Tuyệt đối không được sử dụng nước thường để lau dọn.
  • - Khăn sạch: Nên sử dụng khăn mới, sạch, tuyệt đối không sử dụng khăn đã lau qua những đồ dùng khác.
  • - Lễ vật: Khi cúng Thần Tài, Thổ Địa bạn nên lựa chọn những món lễ vật quen thuộc như gà luộc, heo quay, thịt luộc, hoa quả… và các vật dụng khác như nhang, đèn, giấy cúng…

4/ Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm đúng chuẩn

Lau dọn bàn thờ thần tài ông địa cuối năm cũng có quy trình và các bước rõ ràng. Sau đây là cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài cuối năm bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị

Mở hết tất cả các cửa trong nhà, sau đó bày biện lễ vật đã chuẩn bị từ trước lên bàn thờ. Trong đó có nên có 1 dĩa hoa quả, 2 bình hoa để 2 bên. Pha sẵn rượu gừng, rượu trắng hoặc nước bưởi, ngâm khăn sạch tối thiểu 30 phút trước khi lau dọn.

Bước 2: Thắp hương

Thắp hương và khấn xin phép ông Thần Tài ông Địa để được phép lau dọn bàn thờ. Sau khi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn dẹp.

Nội dung Văn khấn xin lau dọn bàn thờ Thần Tài:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

  • - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
  • - Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
  • - Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
  • - Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………

Ngụ tại: …………………………………………..

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Bước 3: Dọn dẹp bàn thờ

  • - Lưu ý tuyệt đối tránh hạ hoặc di chuyển bát hương
  • - Chuẩn bị một cái bàn ớn phủ vải hoặc giấy đỏ lên, sau đó lần lượt đưa đồ thờ cúng xuống và đặt lên bàn [tượng ông Thần Tài, ông Địa, bài vị, chén nước…], đặt ngay ngắn, đúng theo thứ tự.
  • - Không được lau dọn trực tiếp trên bàn thờ
  • - Sử dụng khăn sạch đã ngâm trước đó lau bàn thờ, tàn nhang, bụi, ván nhện… Sau đó sử dụng khăn khô lau lại từng món. Tuyệt đối không vứt đồ cúng ra đất.

Bước 4: Dọn dẹp lư hương

  • - Đầu tiên, người chủ quán/ chủ nhà phải rửa sạch tay với nước rượu, nước bưởi.
  • - Dùng 1 tay giữ, tay còn lại gạt hết tàn nhang trên bát hương ra tránh việc lỡ tay xê dịch bát hương Thần Tài.
  • - Rút nhẹ nhàng từng chân nhang ra, không được rút cả nắm. Không nên rút hết mà phải chừa lại nhang trong bát. Thường thì người ta sẽ chừa số lẻ chân nhang [5 chân nhang tượng trưng ngũ hành tề tụ, bát hương khác thì để 3 chân hương tượng trưng sinh tài].
  • - Không dốc hay đổ bát hương mà chỉ nên bốc hoặc dùng thìa sạch múc từng nắm tránh âm phần bị động và chỉ nên giữ lại ⅓ lượng tro cũ trong bát.
  • - Chỗ chân nhang cũ đã rút ra có thể mang đi đốt rồi mang thả sông
  • - Sử dụng khăn sạch đã ngâm rượu lau sạch bát hương rồi thêm tro mới vào bát.

Bước 5: Đặt lại đồ cúng

  • - Đặt lần lượt các đồ cúng lên bàn thờ như vị trí ban đầu.
  • - Thay nước, hũ muối, gạo mới.
  • - Khấn xin, thỉnh các thần về, báo cáo đã dọn dẹp xong.

Xem thêm: 13 Điều lưu ý về phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng

5/ Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ thần tài

Dọn dẹp bàn thờ là một lễ nghi quan trọng và việc lau dọn bàn thờ cũng có những điều kiêng kỵ nên tránh. Sau đây hãy cùng PosApp tìm hiểu những những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ thần tài.

Sử dụng hoa quả tươi để cúng Thần Tài

🔸 Xê dịch lư hương

Người xưa cho rằng lư hương là nơi kết nối tâm linh giữa con người với các vị thần, nên một khi đã đặt lư hương lên bàn thờ rồi thì tuyệt đối không nên xê dịch. Người ta cho rằng việc xê dịch lư hương sẽ dễ bị tiêu tán tài lộc, may mắn.

🔸 Rút nhang

Rút nhang thường chỉ được thực hiện 1 lần mỗi năm. Khi rút nhang phải rút từ từ, không được rút cả nắm. Một tay rút tay còn lại giữ để tránh việc bát hương bị xê dịch. Không rút hết mà phải chừa lại nhang trong bát, thông thường người ta sẽ chừa số lẻ ví dụ 3 hoặc 5 cây nhang.

🔸 Không làm đổ vỡ đồ thờ cúng

Việc đổ vỡ là điều kiêng kỵ, bởi người xưa quan niệm rằng việc đổ vỡ có thể là điềm báo của những điều không may và cho rằng đó là sự thiếu tôn trọng thần linh.

🔸 Lau - dọn bàn thờ Thần Tài

Sử dụng khăn sạch chuyên để lau bàn thờ, không được sử dụng khăn cũ. Nước lau nên sử dụng nước rượu, nước bưởi hoặc nước thảo dược chứ không sử dụng nước thường.

6/ Mẹo đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa giúp cửa hàng hút tài lộc

Sau đây là một vài gợi ý của PosApp giúp bạn đặt bàn thờ sao cho thu hút tài lộc

  • - Trước khi đặt bàn thờ bạn nên coi phong thủy để đặt bàn thờ đúng hướng, hợp phong thủy. Không nên tự ý đặt bàn thờ, tránh những việc không đáng có.
  • - Bát hương sau khi mua về nên lau rửa sạch sẽ bằng rượu trắng, rượu gừng trước khi đưa lên bàn thờ
  • - Không được đặt bàn thờ ở những nơi bừa bộn, nhiều gương phản chiếu, nơi ẩm ướt, nơi có quà nhiều ánh sáng…
  • - Trên bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa nên chọn trưng những loại hoa tươi, thường xuyên thay hoa mới, tránh để hoa bị héo, rụng trên bàn thờ và cũng không nên trưng trái cây giả trên bàn thờ.

7/ Những đồ vật phong thủy cần có thêm bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

- Ngũ Phúc Tụ Tài: Trong phong thủy người ta tin rằng Tụ Bảo Tài thường được tích hợp trên bàn thờ Thần Tài, nhằm giúp tích trữ là lưu giữ tài lộc cho cửa hàng, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

- Bộ Hoa Mai Chiêu Tài: Đây được xem là vật phong thủy đứng đầu trong việc chiêu tài tiến bảo, chiêu tài phúc khí thông qua cách thức xoay vòng luân hồi của 5 cánh hoa mai, mang lại hiệu quả chiêu tài tuyệt vời cho chủ nhà.

- Ngũ Phúc Lâm Môn: Có ý nghĩa là năm điều phúc cùng đến cửa, đặc trưng riêng trong phong thủy.

- Tỳ Hưu: Đây là linh vật không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài, là một trong những linh vật linh thiên trong truyền thuyết với truyền thuyết “ăn không nhả”. Ngoài ra linh vật Tỳ hưu mang ý nghĩa lớn lao, có tác dụng xua đuổi tà khí và mang lại sự bình an, may mắn, thu hút tài lộc chủ cửa hàng.

- Cóc ngậm tiền: Linh vật này được biết đến là linh vật giúp tăng thu tài lộc. Người xưa quan niệm rằng nên quay mặt cóc ra ngoài vào buổi sáng và quay vào trong vào buổi tối để tăng thu tài lộc cho cửa hàng của mình.

- Long quy: Với ý nghĩa hóa sát số 1 trong các linh vật phong thủy, việc đặt Long quy lên bàn thờ Thần Tài giúp hóa giải khẩu thiệt, giải tai trừ hung, vận xấu, đồng thời tăng tài lộc tốt hơn rất nhiều.

Xem thêm: 15+ tuyệt chiêu khuyến mãi tăng doanh số cho cửa hàng bán lẻ

8/ Giải đáp thắc mắc

- Có nên xịt nước hoa cho ông Địa?

Thần linh thường thích sạch sẽ nên sau khi lau dọn sạch sẽ. Bạn có thể xịt một chút nước hoa vào bàn thờ Thần tài, ông Địa. Lưu ý, nên tránh việc xịt nước hoa chính diện bàn thờ, sẽ gây thất kính với thần thánh.

- Lau rửa bàn thờ Thần Tài bằng nước gì?

Nên lau dọn bàn thờ bằng rượu trắng, rượu gừng, nước bưởi, nước thảo mộc. Không nên được sử dụng nước thường để lau bàn thờ Thần Tài.

- Lỡ tay xê dịch bát hương Thần Tài có sao không?

Theo quan niệm dân gian, bát hương được coi là hiện thân của các vị thần linh nhưng nếu trong quá trình lau dọn mà lỡ tay xê dịch thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Trước khi muốn lau dọn thì nên cúng vái, xin phép tổ tiên “tạm lui” để có thể lau dọn.

- Có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên?

Nhiều người thắc mắc rằng có nên lau chùi bàn thờ ông Địa thường xuyên? Thì những ngày bình thường bạn vẫn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài để không gian thờ cúng luôn được sạch sẽ và gọn gàng. Nhưng bạn cần lưu ý chọn những ngày đẹp, ngày tốt khi muốn lau dọn bàn thờ.

Bài viết trên là tổng hợp cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm cho cửa hàng lộc phát, thu hút nhiều tài lộc mà PosApp muốn chia sẻ đến bạn. PosApp hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, giúp cho cửa hàng của bạn kinh doanh thật tốt!

Bạn có đang tìm kiếm phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!

Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào năm 2023?

23 tháng chạp năm nay nhằm ngày 14 tháng 1 năm 2023 dương lịch là ngày Là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, đồng thời cũng là ngày Ông Táo chầu trời 2023. Đây là thời điểm được nhiều người chọn để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ đón tết.

Cuối năm bao sái bàn thờ vào ngày nào?

Nếu không thể làm được vào những ngày tốt trên, thì có thể thực hiện bao sái ban thờ, tỉa chân hương vào ngày Táo quân chầu trời [23 tháng chạp], hoặc bất kì ngày nào từ 23 đến 30 tháng chạp âm. Bắt đầu bao sái ban thờ từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh là xước, bay màu.

Năm nay nên rút chân nhang vào ngày nào?

"Theo phong tục tập quán của người Việt Nam việc rút tỉa chân hương [nhang], dọn dẹp bàn thờ Thần Tài, Gia tiên có thể bắt đầu sau ngày 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp. Cận tết, nhiều gia đình sẽ rút tỉa chân hương [nhang] dọn bàn thờ đến chuẩn bị đón Tết.

Ngày nào tốt để dọn bàn thờ?

TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo – Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV [ĐHQG TP. HCM] cho biết, người Việt thường bắt đầu dọn dẹp bàn thờ sau ngày chạp mả [tức thường sau rằm tháng chạp], chùi rửa và đánh bóng lư đồng, thay bát nhang, làm sạch bàn thờ, không để vướng bụi.

Chủ Đề