Em có nhận xét gì về tính hình đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay

Posted on 29 October 2021

Hoạt động sản xuất của con người là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đây là kết luận quan trọng của báo cáo “Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF-Việt Nam] và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học [BCA] công bố ngày hôm nay.

Hà Nội – ngày 29 tháng 10 năm 2021 – Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.   Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.  

“Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học thuộc khuôn khổ Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, báo cáo đã phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, nhận diện một số lĩnh vực kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, trong đó có các hoạt động sản xuất như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhận định này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của dự án nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn mức độ, quy mô và xu hướng tác động của các lĩnh vực kinh tế này đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị các mô hình cam kết chuyển đổi tự nguyện có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai. 

 

Ông Vương Quốc Chiến, Quản lý Chương trình BIODEV2030 của WWF-Việt Nam cho biết “Cách tiếp cận lâu nay trong bảo tồn đa dạng sinh học vẫn thường tập trung giải quyết các nguyên nhân trực tiếp như tăng cường thực thi pháp luật hay mở rộng các khu vực quản lý bảo vệ, v.v. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa giải quyết triệt để được vấn đề do tính chất phức tạp và sự liên quan của đa dạng sinh học đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào tiến trình tạo ra sự thay đổi này. Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam.”

 

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học phát biểu: “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các ngành kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Báo cáo “Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” và các nghiên cứu tiếp theo của Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam là một trong những nghiên cứu độc lập cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách có bức tranh toàn cảnh về tác động của các ngành kinh tế tới đa dạng sinh học, từ đó góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích và phát triển các mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học”.

 

Kết quả báo cáo được trình bày tại một hội thảo do WWF-Việt Nam và BCA tổ chức ngày hôm nay nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các tổ chức bảo tồn, phát triển, các cơ quan nghiên cứu liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến BIODEV2030. 

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo thuộc [Bài 33: Đa dạng sinh học trong CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

Lời giải tham khảo: 

Đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như sau: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim,vv...

Câu hỏi 2: Quan sát các hình 33.2, 33.3, 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau.

Lời giải tham khảo:

Sinh vật trong các môi trường sống khác nhau trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng về số lượng loài, số cá thể trong loài. 

Ví dụ: Ở hoang mạc: xương rồng, lạc đà, các loài bò sát, cây lê gai,...

Ở rừng nhiệt đới: thỏ, khỉ, chim, sóc, rêu,...

II. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

Câu hỏi 1: Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

Lời giải tham khảo: 

Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, ta thấy trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn gió, chắn sóng, điều hòa khí hậu [rừng ngập mặn,...], duy trì sự ổn định của hệ sinh thái [đảm bảo lưới thức ăn trong tự nhiên].

Câu hỏi 2: Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người.

Lời giải tham khảo: 

Đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người phục vụ đời sống như lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Sự đa dạng về chủng loại, giống loài cũng như nguồn thực phẩm hoang dã và dược liệu được cho là cơ sở cho chế độ ăn uống đa dạng, nguồn dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người, đồng thời, có giá trị vô cùng to lớn trong bảo tồn, phát triển du lịch và nghiên cứu.

Câu hỏi 3: Em hãy lấy một ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em.

Lời giải tham khảo:

Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương: Học sinh quan sát ở địa phương của mình và trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Ở địa phương có rất nhiều loại lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày như lúa, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, thịt chim, thịt trâu, rau xanh, các loại củ, các loại hoa quả,... vai trò của chúng là cung cấp sự đa dạng và phong phú cho các bữa ăn hằng ngày với nhiều các loại dinh dưỡng khác nhau.

III.  BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Câu hỏi 1: Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Lời giải tham khảo: 

Quan sát hình 33.8, ta thấy các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là: 

  • Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa được qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường.
  • Phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
  • Săn bắt, buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm,
  • Xả rác sinh hoạt bừa bãi ra bên ngoài môi trường.

Câu hỏi 2: Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải tham khảo: 

Chúng ta cần bảo vệ sự đa dạng sinh học bởi vì: 

  • Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
  • Giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài.
  • Giữ gìn nguồn tài nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích như nông nghiệp, y học,..., 
  • Đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và các giá trị tinh thần vô hình. 
  • Điều tiết và bảo vệ môi trường sống.

Câu hỏi 3: Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải tham khảo:

Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học là:

  • Nghiêm cấm phá rừng bừa bãi để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • Cấm săn bắt, buôn bán và sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm.
  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho toàn dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng hay bảo vệ môi trường,...

Câu hỏi 4: Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

Lời giải tham khảo: 

Các khu bảo tồn có vai trò gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.

Câu hỏi 5: Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải tham khảo:

Là học sinh, để bảo vệ đa dạng sinh học, cần phải:

  • Tuân thủ theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở địa phương. 
  • Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh ở trường, địa phương. 
  • Không chặt phá bừa bãi cây xanh, không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống.

IV.  BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ

Lời giải tham khảo: 

Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn là: 

  • Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn gió, chắn sóng, điều hòa khí hậu [rừng ngập mặn,...], duy trì tính ổn định của hệ sinh thái [đảm bảo lưới thức ăn trong tự nhiên luôn duy trì].
  • Đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người phục vụ đời sống như lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Sự đa dạng về chủng loại, giống loài cũng như nguồn thực phẩm hoang dã và dược liệu là cơ sở cho chế độ ăn uống đa dạng, nguồn dinh dưỡng và sức khỏe tốt. Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người, đồng thời có giá trị vô cùng to lớn trong bảo tồn, phát triển du lịch và nghiên cứu

Ví dụ: có rất nhiều loại lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày như lúa,, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, thịt chim, thịt trâu, rau xanh, các loại củ, các loại hoa quả,... vai trò của chúng đó là cung cấp đa dạng và phong phú cho các bữa ăn hằng ngày của con người với nhiều các loại dinh dưỡng khác nhau.

Câu hỏi 2: Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải tham khảo: 

Học sinh tự thiết kế áp phích.

Câu hỏi 3: Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm.

Lời giải tham khảo:

Nếu đa dạng sinh học bị suy giảm thì sẽ dẫn đến mất sự cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa đến sự phát triển bền vững của trái đất. 

Khi sự đa dạng của hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người sẽ phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Video liên quan

Chủ Đề