Đường ống nối của máy bơm nước nên dùng loại trắc nghiệm


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

ÔN TẬP ĐIỆN DÂN DỤNG THPT

ĐỀ S 1

1. Trong các câu sau, câu nào không phải là tiêu chuẩn an toàn lao động trong phân xưởng sản xuất?

A. Nơi làm việc có đủ ánh sáng.

B. Phải đảm bảo làm việc trên cao

C. Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng

D. Nơi làm việc có chuẩn bị sẵn dụng c cho các trường hợp cấp cứu.

2. Cọc nối đất để tránh “chạm vỏ” thường  được dùng bảo vệ thiết bị điện như:

A. Các loại đèn chiếu sáng.

B. Động cơ điện, tủ lạnh, máy hàn.

C. Các bóng đèn, quạt gió.

D. Quạt gió, máy sấy tóc, bếp điện.

3. *Chọn câu sai. Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện là:

A. Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện.

B. Sử dụng điện áp cao.

C. Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm.

D. Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn.

4*. Chọn câu sai. Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện là:

A. Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện.

B. Sử dụng điện áp cao.

C. Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm.

D. Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn.

5*. Theo TCVN 3144-79 về qui định các cấp bảo vệ của thiết bị điện thì cấp III gồm:

A. Những thiết bị làm việc ở điện áp 50V.

B. Những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn 50V.

C. Những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn hoặc bằng 50V.

D. Những thiết bị làm việc với điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 50V.

6*. Trong các câu sau, câu nào không phải là tiêu chuẩn an toàn lao động trong phân xưởng sản xuất?

A. Nơi làm việc có đủ ánh sáng.

B. Phải đảm bảo làm việc trên cao

C. Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng

D. Có chuẩn bị sẵn dụng cụ cho các trường hợp cấp cứu.

7*. Vị trí và vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống là :

A. Cải tiến máy móc và sản xuất tập trung.

B. Sản xuất và xuất khẩu sang nước bạn.

C. Tạo sự phát triển ổn định kinh tế xã hội.

D. Nâng cao năng suất, cải thiện đời sống.

8. Mục tiêu của nghề điện dân dụng là sau khi học xong chương trình học sinh cần phải đạt được về:

A. Kĩ năng, thái độ.                                         B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

C. Kiến thức, kĩ năng.                                     D. Kiến thức, thái độ.


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

2

Chương I: Đo lường điện

10t

4câu

9. Để đo điện năng tiêu thụ ta dùng:

A. Oát kế            B. Ampe kế           C. Vôn kế                       D. Công tơ 

10. Vôn kế có thang đo 120V, cấp chính xác 1,0 thì có sai số tuyệt đối lớn nhất là:

A.   12 V             B.  1,0 V                C.   0,1 V                        D. 1,2 V

11. Sai số tuyệt đối của dụng cụ đo là:

A. độ chênh lệch giữa giá trị đọc và giá trị thực.

B. tổng sai số của các lần đo.

C. độ chênh lệch giá trị đọc được giữa hai lần đo.

D. giá trị sai số lớn nhất trong các lần đo.

12.  Khi gọi tên dụng cụ đo: vôn kế, ampe kế, công tơ là ta phân loại dụng cụ đo lường điện dựa theo:

A.  nguyên lý làm việc.                                       B.  đại lượng cần đo

C.  hình dạng, trọng lượng và cấp chính xác.     D.  hình dạng bên ngoài.

13*. Các dụng cụ đo sau: kiểu điện từ, kiểu từ điện, kiểu cảm ứng điện từ là cách phân loại dụng cụ đo theo:

A. Đặc điểm cấu tạo.                                B. Đại lượng cần đo.

C. Nguyên lý làm việc.                             D. Công dụng.

14*. Đơn vị đo cường độ dòng điện xoay chiều

A. Ampe [A]            B. Ohm [

]            C. Volt [V]                 D. Hec [Hz]

15*. Đơn vị đo điện áp xoay chiều là

A. Ampe [A]            B. Ohm []            C. Volt [V]                 D. Hec [Hz]

16*. Oát kế là dụng cụ dùng để đo

A. công suất của mạch điện.   B. điện năng tiêu thụ.

C. cường độ dòng điện.   D. điện áp

Chương II: Máy biến áp

17t

7câu

17. Ở máy biến áp, cuộn dây nối với nguồn điện gọi là

A. cuộn sơ cấp.   

B. cuộn thứ cấp.    

C. cuộn làm việc.  

D. cuộn khởi động.

18.  Máy biến áp là loại máy dùng để

A. biến đổi điện áp và tần  số của dòng điện xoay chiều.

B. biến đổi điện áp và giữ nguyên tần số của dòng điện xoay chiều.

C. biến đổi điện áp và giữ nguyên tần số của dòng điện một chiều.

D. biến đổi điện áp, cường độ và tần  số của dòng điện xoay chiều.

19. Máy biến áp có các bộ phận chính là:

A. lõi thép, dây quấn, bộ phận điều khiển

B. lõi thép, vỏ máy, đèn báo


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

C. dây quấn, lõi thép, vỏ máy

D. dây quấn, lõi thép, chất cách điện.

20.  Hình vẽ bên là kí hiệu của:

A. động cơ điện.     

B. máy phát điện.      

C. công tơ điện.       

D. máy biến áp.

21. Máy biến áp giảm áp là máy biến áp có:

A. điện áp đầu vào nhỏ hơn điện áp đầu ra.

B. điện áp đầu vào lớn hơn điện áp đầu ra.

C. điện áp đầu vào bằng với điện áp đầu ra.

D. điện áp đầu vào bằng hoặc nhỏ điện áp đầu ra.

22. Mạch từ của máy biến áp được ghép lại bằng những lá thép mỏng là để :

A. dễ lắp ráp, sửa chữa và vận chuyển đi xa.

B. tăng tính dẫn điện và dẫn từ.

C. dễ chế tạo, ít hư hỏng, ít tốn điện khi sử dụng.

D. giảm tổn thất điện năng do dòng điện fucô.

23. Máy biến áp có cuộn dây sơ cấp có 800 vòng, cuận dây thứ cấp có 40 vòng mắc vào nguồn  220V sẽ có điện áp thứ cấp là :

A.  11 V.                

B.  110 V.  

C.  4400 V.   

D.  22 V

24. Dây quấn máy biến áp nhỏ thường có tiết diện hình:

A. Vuông.              B. Chữ nhật.                     C. Lục giác.                   D. Tròn.

25. Dây quấn của máy biến áp có thể làm từ vật liệu nào sau đây:

A. Đồng, nhôm.     

B. Đồng, chì.

C. Đồng, kẽm.     

D. Đồng, sắt.

26. Máy biến áp sẽ bị cháy nếu làm việc ở tình trạng :

A. Không tải.         

B. Quá tải.     

C. Non tải [ít tải].             

D. Định mức.

27*. Máy biến áp giảm áp có hệ số biến áp là:

A. K = 1  

B.  K

1  

C.  K < 1  

D. K > 1

28*. Khi nhiệt độ tăng thì khả năng cách điện của chất cách điện sẽ :

A. Giảm.     

B. Tăng. 

C. Không thay đổi.   

D. Tăng hoặc giảm tùy loại vật liệu.


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

29*. Mạch từ của máy biến áp được làm từ vật liệu:

A. Thép không rỉ.    

B. Thép dụng cụ.

C. Thép silic.     

D.Thép tấm.

30. Tuổi thọ máy biến áp phụ thuộc  phần lớn vào:

A. Chất cách điện.   

B. Chất lượng lõi thép.

C. Số vòng dây quấn.   

D. Công suất của máy.

Chương III : Động cơ điện

26t

11câu

31. Kích thước sải cánh quạt điện [mm] :

A.  20 đến 1800

B.   200 đến 1800

C.   2000 đến 1800

D. 20 đến 200

32. Lượng nước máy bơm bơm được trong một đơn vị thời gian gọi là :

A. Tốc độ bơm     

B. Lưu lượng  

C. Công suất bơm     

D. Dung lượng máy bơm

33. Máy bơm nước gia đình, máy giặt dùng nguồn điện :

A. Xoay chiều 220V–50Hz.    

B.  Xoay chiều 380 V.

C. Một chiều 220 V-50Hz.    

D. Một chiều 380V.

34. Đường ống nối của máy bơm nước nên dùng loại :

A. Sắt tráng kẽm mặt ngoài.    

B. Sắt tráng kẽm mặt trong.

C. Sắt tráng kẽm cả 2 mặt.    

D. Ống nhựa.

35. Khối lượng đồ khô mà máy giặt có thể giặt trong một lần gọi là:

A. lưu lượng máy.     B. công suất máy.

C. công suất giặt.     D. dung lượng máy.

36.  Chương trình đúng của máy giặt:

A. Vắt, giũ, giặt, vắt.    

B. Giặt, vắt, giũ, vắt.

C. Giặt, giặt, vắt, giũ, vắt.   

D. Giặt, vắt, giũ, giũ, vắt.

37. Số cuộn dây quấn làm việc của động cơ điện 3 pha là:

A. Một.   

B. Hai.  

C. Ba.    

D. Bốn.

38. Đối với động cơ không đồng bộ thì:

A. tốc độ quay của roto chậm hơn tốc độ stato.


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

B. tốc độ quay của roto nhanh hơn tốc độ stato.

C. tốc độ quay của roto nhanh hơn tốc độ từ trường quay.

D. tốc độ quay của roto chậm hơn tốc độ từ trường quay.

39. Động cơ điện có các phần chính là:

A. Stato là phần quay và roto là phần tĩnh.

B. Stato là phần tĩnh và roto là phần quay.

C. Lõi thép kỹ thuật điện và 2 cuộn dây quấn sơ cấp, thứ cấp.

D. Trục roto, dây quấn sơ cấp, thứ cấp và vỏ máy.

40. Chiều cao cột nước bơm của máy bơm được tính:

A. Từ vị trí đặt máy đến bề mặt mực nước dưới mà máy có thể hút lên bình thường

B. Từ vị trí đặt máy đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được

C. Từ miệng ống hút đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được

D. Từ miệng ống hút đến vị trí đặt máy

A. Quạt bàn.     

B. Quạt trần.   

C. Quạt tường.     

D. Quạt đứng.

42*. Để đổi chiều quay động cơ điện ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

A. Đổi chiều mômen quay.

B. Thay đổi điện áp.

C. Dùng cuộn trở kháng mắc nối tiếp với cuộn khởi động.

D. Thay đổi số vòng dây stato.

43*. Chiều sâu cột nước bơm của máy bơm được tính:

A. Từ vị trí đặt máy đến bề mặt mực nước dưới mà máy có thể hút lên được

B. Từ vị trí đặt máy đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được

C. Từ miệng ống hút đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được

D. Từ miệng ống hút đến vị trí bể chứa nước.

44. Thùng giặt, van nạp nước, thùng chứa nước thuộc về phần nào của máy giặt:

A. Công nghệ.  

B. Động lực.  

C. Điều khiển.  

D. Cơ khí.

45. Khi máy giặt đang vắt mà bị rung lắc mạnh, va đập vào thùng máy là do:

A. không đủ nước.   

B. điện áp nguồn yếu.

C. trục động cơ bị mòn.   

D. đồ giặt bị xoắn thành cụm không đều.

Chương IV: Mạng điện trong nhà

31t

13câu

46.  Khi thiết kế chiếu sáng phòng ta thường bắt đầu bằng công việc xác định:

A. Cường độ sáng.    

B. Độ rọi.

C. Quang thông tổng.    

D. Công suất đèn.


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

47. Năng lượng do nguồn sáng phát ra trong một đơn vị thời gian là:

A. Quang thông.     

B. Quang phổ.

C. Cường độ sáng.    

D. Hiệu suất phát quang.

49. Quang thông có đơn vị là :

A. Lux [lx].     

B. Lumen [lm].

C. Candela [Cd].     

D. Candela trên mét vuông [ Cd/m2 ].

49. Tỉ số giữa quang thông và công suất của đèn [

/P]gọi là :

A. Độ rọi.     

B. Độ chói.  

C. Cường độ sáng.    

D. Hiệu suất phát quang

50. Nhược điểm của đèn sợi đốt là:

A. Giá thành cao, hiệu suất phát quang thấp, sinh nhiệt nhiều

B. Hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ ngắn, phát ánh sáng nóng

C. Giá thành cao, phức tạp, phát sáng không ổn định khi môi trường thay đổi

D. Phức tạp, dễ hỏng, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ ngắn.

51.  Đây là kí hiệu của phần tử nào trong hệ thống điện: 

A. Chuông điện.  

B. Máy biến áp. 

C. Trạm biến áp. 

D. Hệ thống điện.

52. Độ rọi cho ta biết được:

A. Mức được chiếu sáng của bề mặt.

B. Mức độ chiếu sáng  của phòng học.

C. Mức độ chiếu sáng  của một bóng đèn.

D. Lượng ánh sáng của những nguồn sáng phát ra.

53.  Đây là kí hiệu của :

A. động cơ điện.    

B. máy biến áp.

C. công tơ điện.     

D. máy phát điện.

54. Để thể hiện rõ vị trí của các phần tử trong mạch điện ta dùng:

A. Sơ đồ cấu tạo của mạch điện.  

B. Sơ đồ lắp đặt của mạch điện.

C. Sơ đồ nguyên lí của mạch điện.  

D. Sơ đồ cấp điện của mạch điện.

55. Công tắc 3 cực thường được sử dụng phổ biến ở các mạch đèn nào.

A. Mạch đèn thay đổi ánh sáng.

B. Mạch đèn cầu thang.

C. Mạch đèn nhà kho.

D. Mạch đèn phòng học.

56. Một mạch điện gồm nhiều bóng đèn mắc song song, nếu có một bóng bị đứt thì :


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

A. Một số bóng đèn sáng, một số bóng đèn không sáng.

B. Các bóng đèn sáng bình thường ngoại trừ bóng đứt.

C. Các bóng đèn sáng mờ.

D. Tất cả các bóng dèn trong mạch đều không sáng.

57. Đây là kí hiệu của phần tử nào trong hệ thống điện:

A. Chuông điện.  

B. Máy biến áp. 

C. Trạm biến áp. 

D. Hệ thống điện.

58. Mạng điện gia đình thông thường ở Việt Nam là mạng điện xoay chiều một pha có thông số điện áp và tần số nào sau đây:

A. 220V – 50Hz

B. 220V – 100Hz

C. 380V – 50Hz

D. 380V 100Hz

59*. Nhược điểm của đặt mạng điện theo kiểu phân nhánh từ đường dây trục chính là:

A. Dùng nhiều bảng điện nhánh nên ảnh hưởng đến yêu cầu thẩm mỹ

B. Thi công phức tạp, sử dụng nhiều dây và thiết bị bảo vệ, chi phí cao

C. Việc lắp đặt phức tạp, tốn nhiều bảng điện, thời gian thi công lâu

D. Sử dụng nhiều bảng điện, tốn nhiều dây và thiết bị bảo vệ

60*. Để thể hiện rõ mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện ta dùng:

A. Sơ đồ cấu tạo của mạch điện

B. Sơ đồ lắp đặt của mạch điện

C. Sơ đồ nguyên lí của mạch điện

D. Sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của mạch điện

61*.  Hình bên là kí hiệu của: 

A. động cơ điện.    

B. máy biến áp.

C. công tơ điện.     

D. máy phát điện.

62*

  Đây là kí hiệu của :

A. động cơ điện.    

B. máy biến áp.

C. công tơ  điện.    

D.  máy phát điện.

Đáp án là câu có tô màu đỏ, một s đáp án có th b tô nhầm. Đây là tài liệu mang tính chất tham khảo, chưa điều chỉnh, nên một s câu có th chưa đúng cú pháp, sai đáp án.

Đề thi 45 phút [hoặc 60 phút]: 40 câu trắc nghiệm.

* PHẦN THỰC HÀNH

1. Quấn máy biến áp 1 pha.

2. Lắp bảng mạch điện dân dụng.

3. .. .. ..


Đề Tham khảo Ôn tập điện dân dụng theo chương

Một s Đề tham khảo khác và thông tin khác Học sinh có th tham khảo thêm tại trang web của thầy Thịnh: //thinh1003.violet.vn hoặc e.mail:

ThS. LIÊN QUANG THỊNH

ThS. Liên Quang Thịnh – GV Vật lí: 0978 053 777 – 0996 057 868. Khu 2A, Chung Cư Phong Bắc, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Email: , Website: www.thinh1003.violet.vn

Lịch học lớp Vật lí 11, lớp vật lí 12 - Luyện thi đại học 2014-2015

Lớp 12

Th 2-4-6

19h15-20h45

Lớp 12

Th 3-5-7

19h15-20h45

Lớp 11

Th 2-4-6

17h30-19h00

Lớp 11

Th 3-5-7

17h30-19h00

Lớp 10

Th 3-5

7h30-9h00

Lớp 10

Th 2-4-6

15h30-17h00

Video liên quan

Chủ Đề