Đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục tiểu học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TS. MAI NGỌC LUÔNG Ths. Lý MINH TIÊN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
  3. Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngô Trần ái Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyễn Quý Thao Biên soạn : TS. Mai Ngọc Luông ThS. Lý Minh TiÊN Biên tập nội dung : Nguyễn danh Khoa Thiết kế sách và biên tập mĩ thuật : Nguyễn Thị Cúc Phương Trình bày bìa : Nguyễn Thu Yên Sửa bản in : phòng sửa bản in – NXB Giáo dục tại tp. Hồ Chí Minh Chế bản tại : phòng sắp chữ điện tử – NXB Giáo dục tại tp. Hồ Chí Minh 127-2006/CXB/158-177/GD
  4. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 5 Phần một : Giới thiệu chung về tài liệu 7 Phần hai : Nội dung tiểu mÔĐun phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 9 Chủ đề 1 : Nhập môn về nghiên cứu khoa học giáo dục 10 – Mục tiêu 10 – Các hoạt động : 10 Hoạt động 1 : Tìm hiểu khoa học và nghiên cứu khoa học 10 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nghiên cứu khoa học giáo dục 13 – Thông tin phản hồi cho các hoạt động 16 Chủ đề 2 : Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 18 – Mục tiêu 18 – Các hoạt động : 18 Hoạt động 1 : Xác định vấn đề cần nghiên cứu 18 Hoạt động 2 : Viết đề cương nghiên cứu khoa học 19 Hoạt động 3 : Thu thập, xử lí thông tin lí luận 26 Hoạt động 4 : Xây dựng công cụ, các dụng cụ đo 27 Hoạt động 5 : Chọn mẫu nghiên cứu 28 Hoạt động 6 : Thu thập dữ kiện và xử lí 30 Hoạt động 7 : Viết bản thảo 31 Hoạt động 8 : Hoàn tất công trình và in 32 – Thông tin phản hồi cho các hoạt động 32 Chủ đề 3 : Một số phương pháp thu thập dữ kiện 40 – Mục tiêu 40 – Các hoạt động : 40 A. Phương pháp bút vấn 40 Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích và công dụng của phương pháp bút vấn 40 Hoạt động 2 : Cách soạn bản bút vấn 41 Hoạt động 3 : Những điểm lưu ý khi soạn câu hỏi 43 Hoạt động 4 : Thử nghiệm bản bút vấn 45 B. Phương pháp phỏng vấn 46 Hoạt động 5 : Mục đích và công dụng của phỏng vấn 46 Hoạt động 6 : Tìm hiểu về người phỏng vấn 47 Hoạt động 7 : Tìm hiểu các loại phỏng vấn 47 Hoạt động 8 : Tìm hiểu cách thức thực hiện phỏng vấn 48 C. Phân tích nội dung 50 Hoạt động 9 : Mục đích và công dụng của phân tích nội dung 50
  5. Hoạt động 10 : Tìm hiểu phương pháp phân tích nội dung 50 Hoạt động 11 : Định lượng trong phân tích nội dung 52 D. Quan sát 53 Hoạt động 12 : Mục đích và công dụng của quan sát 53 – Thông tin phản hồi cho các hoạt động 55 Chủ đề 4 : Xử lí các dữ kiện 64 – Mục tiêu 64 – Các hoạt động 64 A. Các loại dữ kiện 64 Hoạt động 1 : Tìm hiểu dữ kiện định tính 64 Hoạt động 2 : Tìm hiểu dữ kiện định lượng 65 Hoạt động 3 : Thống kê và mô tả các dữ kiện định tính 67 B. Các số thống kê thường dùng và công dụng 69 Hoạt động 4 : Cách tính và công dụng của số trung bình cộng 69 Hoạt động 5 : Cách tính và công dụng của số tỉ lệ 71 Hoạt động 6 : Hệ số tương quan và pearson và công dụng 72 Hoạt động 7 : Thực hành giải thích các số liệu 74 – Thông tin phản hồi cho các hoạt động 75 Chủ đề 5 : Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 81 – Mục tiêu 81 – Các hoạt động 81 Hoạt động 1 : Các tiêu chí và phương pháp đánh giá công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 81 Hoạt động 2 : Hội đồng đánh giá công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 82 – Thông tin phản hồi cho các hoạt động 84
  6. LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau [tài liệu in, băng hình/ băng tiếng...,] giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Tài liệu “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” được biên soạn với mục đích trang bị và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiên cứu của đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện thành công chương trình tiểu học mới. Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là đơn vị trực tiếp tổ chức biên soạn tài liệu này. Tài liệu gồm các chủ đề : − Nhập môn về nghiên cứu khoa học giáo dục; − Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục; − Một số phương pháp thu thập dữ kiện; − Xử lí các dữ kiện; − Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước. Trân trọng cảm ơn. Dự án phát triển giáo viên tiểu học
  7. Phần một Giới thiệu chung về tài liệu [2 đơn vị học trình là 30 tiết gồm 17 tiết lí thuyết và 13 tiết thực hành] I. Mục tiêu 1. Kiến thức: – Nhận thức sâu sắc về các khái niệm căn bản: khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp cận duy vật biện chứng lịch sử trong nghiên cứu khoa học giáo dục. – Biết một số phương pháp nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, đặc biệt là các nghiên cứu tại trường tiểu học. – Trình bày rõ ràng các bước trong logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học. – Có hiểu biết về cách đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục. 2. Kĩ năng: – Xây dựng được đề cương cho một đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động của giáo viên tiểu học. – Biết phối hợp các phương pháp để thu thập và phân tích dữ liệu. – Trình bày được nội dung nghiên cứu đúng quy cách một công trình nghiên cứu khoa học thuộc lãnh vực giáo dục tiểu học. – Có kĩ năng đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục. 3. Thái độ: – Biểu hiện sự ham thích làm nghiên cứu khoa học. – Tích cực hưởng ứng, sẵn sàng tham gia các nghiên cứu khoa học. – Tin tưởng sẽ độc lập làm được các nghiên cứu nhỏ phục vụ giảng dạy và tìm hiểu tâm lí học sinh tại trường tiểu học. – Có ý thức thường xuyên khuyến khích thu hút đồng nghiệp và học sinh vào các hoạt động khoa học và giáo dục. II. Giới thiệu tài liệu
  8. 1. Vị trí của tài liệu : Đây là tiểu môđun 4 trong môđun Giáo dục học. Tài liệu “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” được giới thiệu có 2 đơn vị học trình là 30 tiết gồm 17 tiết lí thuyết và 13 tiết thực hành. 2. Nội dung tài liệu : Stt Tên chủ đề Số tiết 1 Nhập môn về nghiên cứu khoa học giáo dục 6 [4 tiết lí thuyết + 2 tiết thực hành] 2 Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa 8 [4 tiết lí thuyết + học giáo dục 4 tiết thực hành] 3 Một số phương pháp thu thập dữ kiện 8 [4 tiết lí thuyết + 4 tiết thực hành] 4 Xử lí các dữ kiện 6 [4 tiết lí thuyết + 2 tiết thực hành] 5 Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo 2 [1 tiết lí thuyết dục +1 tiết thực hành] Tổng số : 30 tiết [17 tiết lí thuyết + 13 tiết thực hành] III. Tài liệu và thiết bị để thực hành tiểu Môđun 1. Thiết bị, đồ dùng trực quan – Phòng học đủ tiêu chuẩn. – Máy xem băng hình, băng hình, băng tiếng. 2. Tài liệu học tập và tham khảo PGS. TS. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001. PGS. TS. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. TS. Dương Thiệu Tống, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lí, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh , TP. Hồ Chí Minh, 2002. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2003.
  9. Đặng Vũ Hoạt, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1989. Các tạp chí ứng dụng tâm 1í giáo dục, các tài liệu chuyên ngành của từng bộ môn, các ấn phẩm về giao tiếp sư phạm và nghệ thuật ứng xử.
  10. Phần hai Nội dung tiểu môđun phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Chủ đề 1 : Nhập môn về nghiên cứu khoa học giáo dục Chủ đề 2 : Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục Chủ đề 3 : Một số phương pháp thu thập dữ kiện Chủ đề 4 : Xử lí các dữ kiện Chủ đề 5 : Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục
  11. Chủ đề 1 NHẬP MÔN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 6 tiết [4 tiết lí thuyết + 2 tiết thực hành] Mục tiêu 1. Kiến thức: – Nắm được khái niệm, phân loại, các giai đoạn phát triển và tiêu chí nhận dạng bộ môn khoa học. – Có những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các loại hình và các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học. – Hiểu được giáo dục là một khoa học và hiểu rõ nhiệm vụ, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, quá trình, các loại hình và vai trò của người nghiên cứu khoa học giáo dục. 2. Kĩ năng: – Biết quan sát thực trạng giáo dục, khảo nghiệm và ứng dụng lí luận vào thực tiễn giáo dục. – Phân loại được các loại hình nghiên cứu khoa học theo chức năng và theo tính chất của sản phẩm. 3. Thái độ: – Có tính sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục. – Tự tin và có tinh thần tích cực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu khoa học và nghiên cứu khoa học [135 phút] Thông tin cho hoạt động 1 1. Khoa học 1.1 Khái niệm khoa học: – Là hệ thống tri thức khoa học về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  12. – Là những nhận thức được tích lũy có hệ thống, là sự tổng kết các tập hợp tri thức và các sự kiện ngẫu nhiên được khái quát thành cơ sở lí thuyết về bản chất của sự vật và hiện tượng. 1.2 Phân loại khoa học: – Phân loại theo phương pháp hình thành cơ sở lí thuyết của khoa học, chú trọng đến cách hình thành khoa học. – Phân loại theo đối tượng nghiên cứu gồm khoa học tự nhiên, xã hội và triết học. 1.3 Các giai đoạn phát triển của khoa học: – Phương hướng khoa học bao gồm những nội dung nghiên cứu được định hướng theo các mục tiêu về lí thuyết. – Trường phái khoa học: Tiền đề cho sự hình thành một cách nhìn mới về lí thuyết. – Bộ môn học: Hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu. – Ngành khoa học: Một lĩnh vực hoạt động trong đó nhà khoa học nắm vững các bộ môn khoa học liên quan về một ngành khoa học. 1.4 Tiêu chí nhận dạng bộ môn khoa học: – Có đối tượng nghiên cứu. – Có hệ thống lí thuyết gồm khái niệm, phạm trù, quy luật. – Có hệ thống phương pháp luận. 2. Nghiên cứu khoa học: 2.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học: – Nỗ lực có chủ đích, có hệ thống để giải thích hiện tượng và cải tạo thực tiễn. – Phát hiện bản chất sự vật. – Phát triển nhận thức khoa học về thế giới. 2.2 Các loại hình nghiên cứu khoa học: – Phân loại theo chức năng, gồm có nghiên cứu mô tả [nhận dạng sự vật], nghiên cứu giải thích [nguồn gốc, cấu trúc, quy luật chung], nghiên cứu dự báo [nhận dạng trạng thái sự vật], nghiên cứu sáng tạo [sáng tạo các giải pháp mới]. – Phân loại theo tính chất của sản phẩm, gồm có nghiên cứu cơ bản [phát hiện thuộc tính sự vật], nghiên cứu nền tảng [phát hiện quy luật của hệ thống sự vật], nghiên cứu chuyên đề [phát hiện một hiện tượng đặc biệt của sự vật], nghiên cứu ứng dụng [vận dụng quy luật để giải thích sự vật, đưa ra các giải pháp áp dụng vào cuộc sống], nghiên cứu triển khai [vận dụng các quy luật để đưa ra các hình mẫu]. Các loại hình nghiên cứu có mối liên hệ tương tác với nhau. 2.3 Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học:
  13. – Đề tài: định hướng giải đáp những vấn đề về ý nghĩa khoa học. – Dự án: đáp ứng một nhu cầu của xã hội. – Đề án: văn kiện khoa học đề nghị thực hiện một vấn đề mà xã hội đang có nhu cầu. – Chương trình: nhóm các đề tài, dự án được kết hợp theo một mục tiêu chung. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu giáo án và tài liệu cá nhân. Nhiệm vụ 2:: Thảo luận nhóm về khoa học và nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ 3: Trình bày của đại diện 02 [hai] nhóm qua bắt thăm trong các nhóm. – Nhóm 1: Trình bày trước tập thể lớp về khái niệm khoa học, phân loại khoa học, các giai đoạn phát triển của khoa học, tiêu chí nhận dạng bộ môn khoa học. – Nhóm 2: Trình bày trước tập thể lớp về vấn đề nghiên cứu khoa học : khái niệm, các loại hình nghiên cứu, các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học. Đánh giá hoạt động 1: – Bài tập 1: Định nghĩa thế nào là khái niệm khoa học ? – Bài tập 2: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các nội dung sau: a] Có nhiều cách phân loại khoa học, trong đó cách phân loại theo phương pháp hình thành khoa học, quan tâm đến việc khoa học ...........................như thế nào. b] Kinh tế chính trị học là bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất từ kinh tế học và chính trị học; tâm lí giáo dục học được hợp nhất từ ……………………. c] Theo đối tượng nghiên cứu, khoa học được phân loại thành khoa học tự nhiên, triết học và …………………….. – Bài tập 3: a] Nghiên cứu khoa học là hoạt động nhằm phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, nỗ lực có chủ đích để giải thích và cải tạo thực tiễn. Đúng Sai b] Các loại hình nghiên cứu khoa học phân loại theo chức năng gồm có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu nền tảng, nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai. Đúng Sai
  14. c] Quá trình dạy học có các nhiệm vụ: cung cấp kiến thức, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Đúng Sai – Bài tập 4: Bạn đọc kĩ câu hỏi và gạch chéo vào những ô trả lời tương ứng với đáp án đúng. a] Nghiên cứu khoa học là hoạt động nhằm: [1] Phát hiện bản chất sự vật. [2] Phát triển nhận thức khoa học về thế giới. [3] Nỗ lực có chủ đích, có hệ thống để giải thích hiện tượng và cải tạo thực tiễn. [4] Tất cả các hoạt động trên đều đúng. [5] Tất cả các hoạt động trên đều sai. b] Tiêu chí nhận dạng bộ môn khoa học. [1] Có đối tượng nghiên cứu. [2] Có hệ thống lí thuyết. [3] Có hệ thống phương pháp luận. [4] Tất cả các tiêu chí trên. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghiên cứu khoa học giáo dục [90 phút] Thông tin cho hoạt động 2 1. Giáo dục học là một khoa học: 1.1 Có hệ thống lí luận để giải thích, tiên đoán các hiện tượng giáo dục. 1.2 Có đủ điều kiện để giải quyết được các vấn đề thực tiễn giáo dục. 1.3 Có mục đích trong thể hiện chức năng xã hội của khoa học. 2. Nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học giáo dục: 2.1 Những nỗ lực có mục tiêu cụ thể được tổ chức để thu thập các dữ kiện về giáo dục; phân tích, so sánh đối chiếu và đánh giá khách quan về các thông tin đó. 2.2 Những hoạt động chủ đích nhằm tìm hiểu có hệ thống được tiến hành theo hình thức quy nạp [cách lập luận khởi đầu từ quan sát các hiện tượng rồi khái quát thành quy luật] hay diễn dịch [cách lập luận khởi đầu từ sự công nhận một quy luật và dùng nó để giải thích các hiện tượng giáo dục].
  15. 2.3 Những nghiên cứu nhằm đạt đến sự hiểu biết mới về các hiện tượng giáo dục để đề ra các giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. 3. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục: – Là những quy luật, nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. – Là cách thức, biện pháp nhận thức, nghiên cứu hoạt động thực tiễn và lí luận. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: 4.1 Là những công cụ khác nhau để thu thập, phân tích dữ kiện trong hoạt động nghiên cứu. 4.2. Là những phương tiện, phương thức, kĩ thuật cho việc thực hiện phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học giáo dục. 5. Quá trình nghiên cứu khoa học giáo dục: 5.1 Quan sát thực trạng giáo dục. 5.2 Khái quát thành lí luận. 5.3 Khảo nghiệm và ứng dụng lí luận vào thực tiễn giáo dục. 6. Các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục: 6.1 Nghiên cứu mô tả hiện trạng. 6.2 Nghiên cứu khảo sát. 6.3 Nghiên cứu trường hợp đặc thù. 6.4 Nghiên cứu đối chiếu nguyên nhân. 6.5 Nghiên cứu tương quan. 6.6 Nghiên cứu phát triển. 7. Vai trò của người nghiên cứu khoa học giáo dục: 7.1 Bổ sung lí luận giáo dục qua thực tiễn giáo dục do giáo dục luôn vận động và phát triển. 7.2 Kiểm nghiệm các lí luận về hoạt động giáo dục. 7.3 Xây dựng hệ thống lí luận mới về khoa học giáo dục. 7.4 Vận dụng các tri thức từ các khoa học khác để hình thành các khái niệm quy luật của các hiện tượng giáo dục. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm xác định giáo dục học là một khoa học, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp, quá trình và các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhiệm vụ 2: Đại diện 3 nhóm, mỗi nhóm thuyết trình về 01 [một] nội dung theo thể thức bắt thăm: Nhóm 1: Nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhóm 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhóm 3: Vai trò của người nghiên cứu khoa học giáo dục.
  16. Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu cá nhân về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhiệm vụ 4: Thuyết trình cá nhân trước tập thể lớp về các nội dung trên dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đánh giá hoạt động 2: – Bài tập 1: Bạn hãy chứng minh giáo dục là một khoa học. – Bài tập 2: Trình bày nhiệm vụ của người nghiên cứu khoa học. – Bài tập 3: Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong nội dung sau: a] Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là những quy luật, nguyên lí của ………………….. . b] Giáo trình nghiên cứu khoa học giáo dục gồm quan sát thực trạng giáo dục, khái quát thành lí luận, khảo nghiệm và ứng dụng lí luận vào ... ………………………… – Bài tập 4: a] Có nhiều phương pháp thu thập dữ kiện, gồm các phương pháp bút vấn, phỏng vấn, phân tích nội dung, quan sát, trắc nghiệm khách quan, thang thái độ, trắc nghiệm xã hội. Đúng Sai b] Nghiên cứu mô tả hiện trạng, nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu trường hợp đặc thù, nghiên cứu đối chiếu nguyên nhân, nghiên cứu tương quan, nghiên cứu phát triển …, đều là các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục. Đúng Sai – Bài tập 5: Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách gạch chéo vào những ô tương ứng với đáp án đúng. a] Khoa học giáo dục là: [1] Một khoa học xã hội có thế giới quan khoa học với hệ thống quan điểm khoa học về tự nhiên và xã hội. [2] Khoa học giải thích các hiện tượng giáo dục, phát hiện những quy luật phát triển tổng quát về giáo dục. [3] Khoa học với hệ thống lí luận để giải thích, tiên đoán và giải quyết các vấn đề của thực tiễn giáo dục. [4] Các câu trả lời trên đều đúng.
  17. b] Hình thức quy nạp là: [1] Cách lập luận khởi đầu từ sự công nhận một quy luật và dùng nó để giải thích các hiện tượng giáo dục. [2] Cách lập luận khởi đầu từ quan sát các hiện tượng và khái quát thành quy luật. [3] Các câu trả lời trên đều sai. Thông tin phản hồi cho các hoạt động Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: – Bài tập 1 : Định nghĩa khái niệm khoa học: Là hệ thống tri thức khoa học về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, là những nhận thức được tích lũy có hệ thống, là sự tổng kết các tập hợp tri thức kinh nghiệm và các sự kiện ngẫu nhiên được khái quát thành cơ sở lí thuyết về bản chất của sự vật và hiện tượng. – Bài tập 2 : Điền các từ thích hợp a] Được hình thành. b] Tâm lí học và giáo dục học. c] Khoa học xã hội. – Bài tập 3: a] “Đúng” b] “Sai” – Bài tập 4: a] [4] b] [2] Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: – Bài tập 1 : Giáo dục là một khoa học vì: có hệ thống lí luận để giải thích, tiên đoán các hiện tượng giáo dục, có đủ điều kiện để giải thích và quyết định được các vấn đề của thực tiễn giáo dục, có mục đích trong thể hiện chức năng xã hội của khoa học. – Bài tập 2 : Người nghiên cứu khoa học giáo dục có các nhiệm vụ: kiểm nghiệm các lí luận về hoạt động giáo dục, xây dựng hệ thống lí luận mới về khoa học giáo dục, vận dụng các tri thức từ khoa học
  18. khác để hình thành các khái niệm, quy luật của các hiện tượng giáo dục. – Bài tập 3 : a] Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. b] Thực tiễn giáo dục. – Bài tập 4 : a] “Đúng” b] “Đúng” – Bài tập 5 : a] [4] b] [2] Tóm tắt Chủ đề này người học tìm hiểu về khoa học, nghiên cứu khoa học và khoa học giáo dục, cung cấp các thông tin về khái niệm khoa học, phân loại khoa học, các giai đoạn phát triển và tiêu chí nhận dạng bộ môn khoa học. Chủ đề còn cung cấp những thông tin cần thiết về khái niệm, các loại hình và các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học. Nội dung này trang bị cho người học hệ thống lí luận, xác định giáo dục là một khoa học, nhiệm vụ phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, quá trình và các loại hình nghiên cứu khoa học giáo dục, đặc biệt là vai trò của người nghiên cứu. Tài liệu đọc thêm 1. TS. Dương Thiệu Tống, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lí, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2002 [Đọc chương I: Khoa học giáo dục và nghiên cứu khoa học]. 2. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ, 2001 [Đọc chương I : Các khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học]. 3. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2003 [Đọc chương I: Đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học].
  19. Chủ đề 2 Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 8 tiết [4 tiết lí thuyết + 4 tiết thực hành] Mục tiêu 1. Kiến thức: – Phát biểu được các giai đoạn phải thực hiện để hoàn thành một đề tài nghiên cứu. – Xác định mức độ cần thiết của việc xây dựng mục đích, làm rõ giới hạn nội dung và chọn lựa phương pháp nghiên cứu. – Giải thích tầm quan trọng của công cụ đo trong nghiên cứu khoa học. 2. Kĩ năng: – Viết được đề cương cho một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục. – Thiết kế được mô hình chọn mẫu. – Phác thảo biểu đồ thống kê cho một số dữ kiện thu được. – Thiết kế dàn bài phục vụ cho soạn thảo/ sử dụng công cụ đo. – Đưa ra hướng xử lí các thông tin, số liệu thu được. 3. Thái độ: – Thể hiện tính sáng tạo khi xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục. – Quan tâm đến việc thực hiện đề tài để áp dụng kiến thức đã học. Các hoạt động Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu [30 phút] Thông tin cho hoạt động 1: [3 phút] Điều quan trọng đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là bạn cần làm rõ vấn đề mình phải giải quyết. Trong thực tiễn dạy học, giáo dục thì vấn đề rất phong phú, đa dạng. Ta nên chọn đề tài có tính thời sự, tính cấp thiết tại thời điểm nghiên cứu. Đó là những điểm nóng mà nếu giải quyết xong sẽ đem lại những giá trị thiết thực, những ích lợi cho giáo viên, trường học, ngành giáo dục. Tuy nhiên, người mới tập nghiên cứu nên chọn các vấn đề đơn giản, sát với các hoạt động thường ngày của mình.

Page 2

YOMEDIA

Tài liệu “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” được biên soạn với mục đích trang bị và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiên cứu của đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện thành công chương trình tiểu học mới. Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là đơn vị trực tiếp tổ chức biên soạn tài liệu này. Tài liệu gồm các chủ đề: Nhập môn về nghiên cứu khoa học giáo dục, logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, một số phương pháp thu thập dữ kiện, xử lí các dữ kiện, đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục.

29-09-2010 3044 394

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề