Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp Goodwill

4.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP


Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.

      1. Phương pháp giá trị tài sản thuần

4.3.1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp

Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản, xuất phát từ cơ sở lý luận sau:



  • Vì doanh nghiệp giống như hàng hóa thông thường nên việc mua bán doanh nghiệp về cơ bản cũng giống như mua bán các hàng hóa thông thường khác.

- Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở một lượng tài sản có thực. Những tài sản đó nói lên sự tồn tại của doanh nghiệp, cấu thành thực thể của doanh nghiệp.

- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Cơ cấu của tài sản là sự khẳng định về pháp lý và thừa nhận quyền sở hữu cũng như lợi ích của nhà đầu tư đối với tài sản.



4.3.1.2. Phương pháp xác định

- Giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị của tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.



- Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

Công thức tính: V0 = VT – VN

Trong đó:

V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.

VT: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD.

VN: Giá trị các khoản nợ.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Xác định giá trị tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD tại thời điểm đánh giá

+ Bước 2: Xác định tổng giá trị các khoản nợ tại thời điểm đánh giá

+ Bước 3: Ước tính giá trị doanh nghiệp

Có hai cách xác định V0, VT, VN:



a. Cách thứ nhất: Dựa vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá, lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn.

Đây là cách tính toán đơn giản, dễ dàng. Giá trị doanh nghiệp được minh chứng bằng tài sản hiện có, không phải là cái “có thể”. Tuy nhiên, do số liệu mang tính lịch sử, tùy thuộc vào phương pháp khấu hao và cách hạch toán hàng tồn kho nên cách tính này chỉ có tính chất tham khảo.



b. Cách thứ hai: Dựa theo giá thị trường.

Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết cần loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản, cụ thể như sau:

+ Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu trên thị trường hiện đang bán những tài đó. Đối với TSCĐ không có trên thị trường thì áp dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương.

+ Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá [tín phiếu, trái phiếu,...] của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài khoản. Đối với ngoại tệ thì quy đổi theo đồng nội tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đánh giá.

+ Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.

+ Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn thì căn cứ vào số liệu của bên đối tác đầu tư để xác định.

+ Đối với các khoản phải thu: do khả năng đòi nợ các khoản này có nhiều mức độ khác nhau; nên thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể, từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp không thể đòi được, để xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu.

+ Đối với quyền thuê bất động sản tính theo thu nhập thực tế trên thị trường hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai. Nếu doanh nghiệp đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm thì tính lại theo giá thị trường vào thời điểm thẩm định giá.Nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì lợi thế về quyền thuê đất tính theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập tương lai.

+ Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp: theo phương pháp này, người ta chỉ thừa nhận giá trị các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán [số dư trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá] hoặc lợi thế về quyền thuê tài sản và thường không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

+ Đối với giá trị các khoản nợ:được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá.

Ví dụ 4.1: Doanh nghiệp X chuyên kinh doanh thiết bị bảo vệ môi trường có tài liệu sau:

+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng


Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

1. Tiền


2. Chứng khoán ngắn hạn

3. Các khoản phải thu

4. Hàng tồn kho

B. TSCĐ và đầu tư dài hạn

1. Giá trị còn lại của TSCĐ

2. TSCĐ thuê tài chính

3. Đầu tư chứng khoán vào công ty B [2200 cổ phiếu]

4. Góp vốn liên doanh

5. TSCĐ cho thuê



500

30

120



100

250


1.500

500


200

220


400

180


A. Nợ phải trả

1. Vay ngắn hạn

2. Các khoản phải trả

3. Vay dài hạn



B. Nguồn vốn chủ sở hữu

1. Nguồn vốn kinh doanh

2. Lãi chưa phân phối


600

160


40

400


1.400

1.250


150

Tổng tài sản

2.000

Tổng nguồn vốn

2.000

Việc đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho thấy có những thay đổi sau:

1. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 40 triệu đồng. Số còn lại được xếp vào dạng khó đòi. Công ty mua bán nợ cho biết họ sẵn sàng mua lại khoản này với số tiền bằng 30% giá trị của khoản tín dụng.

2. Nguyên vật liệu tồn kho kém phẩm chất, theo kết quả đánh giá lại giảm 30 triệu đồng.

3. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường tăng 150 triệu đồng.

4. Doanh nghiệp X còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 10 năm, mỗi năm 20 triệu đồng. Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành thường phải trả 25 triệu đồng mỗi năm.

5. Giá chứng khoán của công ty B tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đánh giá là 105.000 đồng/cổ phiếu.

6. Số vốn doanh nghiệp đi góp liên doanh được đánh giá lại tăng 20 triệu đồng.

7. Theo hợp đồng thuê tài sản, người đi thuê còn phải trả dần trong 20 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều nhau là 10 triệu đồng.



Yêu cầu:

Ước lượng giá trị doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần, biết rằng: tỷ suất lợi nhuận vốn trung bình trên thị trường là 20%.



Lời giải

Bước 1: Xác định giá trị tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD tại thời điểm đánh giá.

Dựa theo những thay đổi, giá trị của một số tài sản được đánh giá lại như sau:

1. Giá trị của khoản nợ khó đòi: 60. 30% = 18 triệu đồng

2. Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản: Được tính bằng giá trị hiện tại của khoản tiền tiết kiệm được trong 10 năm. Sử dụng công thức tính giá trị của các khoản tiền đều nhau trong tương lai:





Trong đó:

PV0: Giá trị hiện tại của các khoản tiền đều nhau trong tương lai.

T: Khoản tiền tiết kiệm được mỗi năm.

i : Tỷ suất hiện tại hóa.

n: Số năm nhận được khoản tiền.

Hoặc tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại của một đồng tiền theo công thức trên với i = 20% và n = 10 năm, ta có:



T = 25 - 20 = 5 triệu đồng

PV0= 5  4,1925 = 20,96triệu đồng

3- Giá trị của số chứng khoán đầu tư vào công ty B:

Giá thị trường của 2.200 cổ phiếu đầu tư vào công ty B được tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là:

2.200 cổ phiếu 105.000 đồng/cổ phiếu = 231 triệu đồng

4- Giá trị của số tài sản cho thuê theo hợp đồng:

Được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản tiền nhận được cố định hàng năm. Tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại của một đồng tiền trong 20 năm với tỷ lệ hiện tại hóa là 20%, ta có:

f [20%, 20] = 4,8696

Giá trị tài sản cho thuê dài hạn = 10  4,8696 = 48,8696 triệu đồng

* Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đánh giá lại:

VT = 2.000–40- [60-18]-30 +150+20,96 + [231-220] +20 +[48,8696-180]

=1.958,82 triệu đồng.

Bước 2: Xác định tổng giá trị các khoản nợ tại thời điểm đánh giá

VN = 600 triệu đồng

Bước 3: Ước tính giá trị doanh nghiệp

* Giá trị doanh nghiệp: V0 = 1.958,82 - 600 = 1.358,82 triệu đồng.

4.3.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

a. Ưu điểm

- Phương pháp này đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp và xác định được giá trị thị trường của số tài sản có bán rời tại thời điểm đánh giá.

- Ngoài ra tiện áp dụng đối với những doanh nghiệp nhỏ với số lượng tài sản không nhiều, việc định giá không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kể.

b. Hạn chế

- Theo phương pháp này thì doanh nghiệp được quan niệm như một tập hợp các loại tài sản với nhau. Nó không cung cấp và xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết để các bên liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp.

- Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp.

- Cách tính toán phức tạp, chi phí đánh giá lớn.

- Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vô hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết công nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…

4.3.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai


4.3.2.1 Cơ sở lý luận của phương pháp

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này xuất phát trực tiếp từ quan niệm: Giá trị của một doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Song, trên quan điểm về thời giá của tiền tệ, về chi phí cơ hội, tức là: Giá trị của một đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau, cho nên người ta thực hiện quy đổi các khoản thu nhập về cùng một thời điểm, đó là thời điểm hiện tại. Theo đó, giá trị của một doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức tổng quát:





Trong đó:

V0: Giá trị doanh nghiệp.

CFt: Thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t.

i : Tỷ suất hiện tại hóa [còn gọi là tỷ suất chiết khấu].

n: Thời gian nhận được thu nhập [tính theo năm].

Xuất phát từ công thức tổng quát trên, tùy theo cách nhìn nhận về lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư, người ta thực hiện vận dụng và phát triển công thức định giá doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau.



        1. Các phương pháp xác định

a. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

Định giá trên cơ sở chiết khấu dòng cổ tức thu được trong tương lai về hiện tại với một tỷ lệ thích hợp tương ứng với mức rủi ro của chứng khoán.

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nhà đầu tư bỏ tiền ra mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp không phải là để lấy những tài sản hiện hành trong doanh nghiệp mà là để lấy các khoản thu nhập trong tương lai. Giá trị thực của một chứng khoán, phần vốn góp phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được từ chính doanh nghiệp đó chứ không phải thu nhập có được do yếu tố đầu cơ chứng khoán. Theo đó, giá trị doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành.

Mặc dù chứng khoán rất đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng các yêu cầu về đầu tư khác nhau. Nhưng giá trị thực của các dòng cổ tức đều được xác định theo công thức tổng quát:





Trong đó: - V0: Giá trị doanh nghiệp

- Ft: Thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư ở năm thứ t

- i: Tỷ suất hiện tại hóa [còn gọi là tỷ suất chiết khấu]

- n: Thời gian nhận được thu nhập [tính theo năm]

Công thức trên đã chỉ ra rằng giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai có thể đem lại cho người sở hữu nó. Lượng cổ tức nhà đầu tư có thể nhận được hàng năm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển thì lượng cổ tức nhà đầu tư nhận được có xu hướng tăng và ngược lại. Chính vì vậy, dựa vào công thức tổng quát này người ta thực hiện xác định giá trị dòng cổ tức trong từng trường hợp cụ thể.



  • Cổ tức tăng trưởng ổn định [Mô hình tăng trưởng Gordon]

Mô hình tăng trưởng Gordon là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ được mong đợi là ổn định trong dài hạn.

Trong trường hợp này, cổ tức dự kiến hàng năm là một khoản tiền ổn định [DIV = DIV1 = DIV2 = ...], và dòng cổ tức tương lai của công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến hàng năm ổn định [g] và công ty được coi là tồn tại vĩnh viễn thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính theo công thức:




V0 =
Điều kiện: r > g

Trong đó:

DIV : Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm.

r : Tỷ suất sinh lợi mong muốn trên vốn cổ phần.

g : Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm.

Tỷ suất sinh lợi mong đợi của nhà đầu tư [r] đối với từng loại doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Công ty X dự kiến từ năm kế tiếp sẽ chia cho các chủ sở hữu mỗi năm là 1,5 tỷ đồng, biết suất sinh lợi mong muốn trên thị trường của vốn cổ phần công ty là 10%/năm và cổ tức tăng trưởng hàng năm là 5% thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty X sẽ là:


V0 =

tỷ đồng

Phương pháp này thường được sử dụng để định giá các doanh nghiệp dựa trên dòng lợi tức cổ phần, có hoạt động kinh doanh ổn định. Cụ thể là:



  • Mô hình tăng trưởng Gordon khá thích hợp với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, xác định giá trị tài sản thuần gặp khó khăn, có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở những giá trị vô hình.

  • Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất đối với những công ty có chính sách chi trả cổ tức trong dài hạn hợp lý.

  • Mô hình tăng trưởng Gordon đặc biệt phù hợp đối với những công ty dịch vụ công ích có tăng trưởng ổn định.

Đây là một phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp đơn giản và tiện lợi, dễ áp dụng do không cần quá nhiều giả thiết. Dễ dàng trong việc xác định DIV và tốc độ tăng trưởng DIV. Tuy nhiên, mô hình này sẽ khó áp dụng hoặc có thể không áp dụng được với các doanh nghiệp chưa thực hiện chi trả cổ tức trong quá khứ và sẽ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có xu hướng chi trả cổ tức thấp, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất. Giả định mà mô hình đưa ra không phải lúc nào cũng đúng vì trong thực tế có rất ít doanh nghiệp có cổ tức tăng trưởng với một tỷ lệ nhất định và tồn tại mãi mãi. Mô hình cũng rất nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng, khi tỷ lệ tăng trưởng bằng tỷ suất sinh lợi thì giá trị sẽ không tính toán được.

  • Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi [g = 0%]

Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức là vĩnh viễn và không tăng trưởng.

Trong trường hợp dòng cổ tức được dự kiến là một khoản tiền ổn định [DIV = DIV1 = DIV2 = ...], công ty tồn tại vĩnh viễn và tỷ lệ tăng trưởng g=0% thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính như sau:


V0 =


Ví dụ: Công ty X dự kiến từ năm kế tiếp sẽ chia cho các chủ sở hữu mỗi năm là 1,5 tỷ đồng, biết suất sinh lợi mong muốn trên thị trường của vốn cổ phần công ty là 10%/năm.

Giá trị vốn chủ hữu của công ty được tính như sau:


V0 =

tỷ đồng


Mô hình này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng. Nhưng đây là mô hình thiếu tính thực tiễn do trong thực tế cổ tức thường không chia hết cho cổ đông, mà để lại một phần để tái đầu tư. Hơn nữa do các điều kiện kinh doanh thay đổi, nếu không có sự tái đầu tư thì khoản tiền cổ tức trả cho các cổ đông khó có thể giữ ổn định qua các năm.



  • Cổ tức tăng trưởng không ổn định [g không đều] - Mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn

Mô hình cổ tức tăng trưởng không ổn định là mô hình nhiều giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng trưởng thần kỳ kéo dài trong n năm và giai đoạn tăng trưởng ổn định kéo dài mãi mãi sau đó [2 giai đoạn]; hoặc giai đoạn tăng trưởng cao, giai đoạn quá độ và giai đoạn tăng trưởng thấp ổn định [3 giai đoạn].

Giá trị vốn chủ sở hữu = Hiện giá dòng cổ tức + Giá trị cuối cùng quy về hiện tại.




V0 =

Với: Vn =

Trong đó:

Vo : Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại

DIVt : Cổ tức dự kiến năm t

r : Suất sinh lợi mong đợi

Vn : Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n

gn : Tỷ lệ tăng trưởng [mãi mãi] sau năm n

Ví dụ: Sử dụng các dữ liệu về cổ tức của công ty X với cổ tức năm 1 là 1,5 tỷ đồng, giả sử tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của năm 2 và 3 của công ty là g1 = 8%, và của năm 4 và 5 là g2 = 7% và từ năm thứ 6 trở đi thì tăng trưởng ổn định là g3 = 5%/năm.

Cổ tức hàng năm của công ty là:

DIV1 = 1,5 tỷ đồng

DIV2 = DIV1[1+g1] = 1,5[1+0,08] = 1,62 tỷ đồng

DIV3 = DIV1[1+g1]2 = 1,5[1+0,08]2 = 1,7496 tỷ đồng

DIV4 = DIV3[1+g2] = 1,7496[1+0,07] = 1,872 tỷ đồng

DIV5 = DIV3[1+g2]2 = 1,7496[1+0,07]2 = 2,003 tỷ đồng

DIV6 = DIV5[1+g3] = 2,003[1+0,05] = 2,103 tỷ đồng


V5 =

tỷ đồng

Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty ở thời điểm hiện tại là:


V =

V =

Thông thường, mô hình này được áp dụng đối với một số công ty có quyền chế tác trên sản phẩm rất có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó. Khi quyền chế tác hết hạn, công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, việc xác định chính xác độ dài thời gian tăng trưởng trong giai đoạn đầu là rất khó. Giả thiết về sự tăng trưởng ổn định ở giai đoạn sau là rất nhạy cảm, vì tỷ lệ tăng trưởng này cao hay thấp cũng có thể dẫn đến giá trị doanh nghiệp tính theo mô hình tăng trưởng Gordon ở giai đoạn này sai lệch rất lớn.

b. Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần

- Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu được đo bằng độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

- Cách xác định:





Trong đó:

V0: Giá trị DN

Prt: Lợi nhuận thuần năm thứ t

Giả định rằng: Lợi nhuận thuần các năm bằng nhau, tức là:

Pr1 = Pr2 = … = Prn = Pr và doanh nghiệp hoạt động tồn tại mãi mãi, tức là :



t , .

Công thức trên có thể viết lại:



Pr có thể được xác định:

+ Lợi nhuận ròng dự kiến trong tương lai

+ Lợi nhuận bình quân trong quá khứ: Bình quân số học đơn giản hoặc bình quân gia quyền có trọng số.



Ví dụ 4.6: Doanh nghiệp A có tài liệu sau:

1. Trích báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất:

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng


Chỉ tiêu

N – 2

N – 1

N

1. Doanh thu thuần.

2.100

2.300

2.500

2. Giá vốn hàng bán.

990

1.110

1.220

3. Chi phí bán hàng.

210

220

240

4. Chi phí quản lý.

250

250

260

5. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

650

720

780

6.Tổng lợi nhuận trư­ớc thuế.

650

720

780

7.Thuế thu nhập phải nộp [25%].

162.5

180

195

8. Lợi nhuận sau thuế.

487.5

540

585

2. Các thông tin bổ sung:

- Doanh nghiệp đang ở cuối chu kỳ đầu t­, khấu hao là không đáng kể.

- Kết quả điều tra trắc nghiệm cho thấy các chuyên gia kinh tế đánh giá trọng số sinh lời của các năm: N-2; N-1 và N so với t­ương lai lần lư­ợt là:1; 2 và 3.

- Chi phí sử dụng vốn trung bình trên thị tr­ường là 15%/năm.



Yêu cầu: Ước tính giá trị doanh nghiệp theo phư­ơng pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần.

Lời giải

Ước tính lợi nhuận tương lai thu được hàng năm:

Pr =

= 553.75 triệu đồng

Ước tính giá trị doanh nghiệp:

V0 =

= 3.691,67 triệu đồng

c. Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần

Là phương pháp mà giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hóa các luồng tiền thuần doanh nghiệp dự kiến thu được trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Thường được áp dụng để định giá các doanh nghiệp có căn cứ để ước tính được tình hình hoạt động trong tương lai: DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tin học và chuyển giao công nghệ… mà tài sản chủ yếu là TSVH.

Công thức tính


Dòng tiền thuần của dự án đầu tư

=

Dòng tiền vào

-

Dòng tiền ra















Trong đó:

+ Dòng tiền vào: Là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại dưới hình thức: khấu hao TSCĐ, lợi nhuận hàng năm và các khoản vốn doanh nghiệp thu được khi dự án đầu tư kết thúc.

+ Dòng tiền ra: Là các khoản chi đầu tư vào doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên cho doanh nghiệp.

Trong đó


V0: Giá trị doanh nghiệp thời điểm hiện tại

CFt: Dòng tiền thuần năm thứ t

Vn: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kỳ đầu tư [năm thứ n]

i: Tỷ suất hiện tại hóa


4.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill [lợi thế thương mại]


4.3.3.1 Cơ sở lý luận của phương pháp

Việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở định lượng Goodwill [WG] có nội dung khác căn bản so với các phương pháp đã trình bày. Để có thể hiểu thực chất phương pháp này, chúng ta xét ví dụ sau đây:

Doanh nghiệp X ứng ra một lượng vốn là 100 triệu đồng, thu về một khoản lợi nhuận là 10 triệu đồng tương đương với một tỷ suất trên vốn là 10%. Doanh nghiệp Y cũng ứng ra một lượng vốn như vậy nhưng thu được lợi nhuận là 18 triệu đồng tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 18%.

Một câu hỏi đặt ra là: tại sao doanh nghiệp Y cũng ứng ra một lượng vốn như vậy lại sinh ra được một khoản lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp X? Có thể giải thích như sau: Vì doanh nghiệp Y có vị trí kinh doanh tốt hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, trình độ quản lý giỏi hơn, mạng lưới bán hàng rộng lớn,...Đó là những yếu tố vô hình, chúng hội tụ lại đã làm nên khoản lợi nhuận vượt trội 8 triệu đông so với doanh nghiệp X.

Nếu như 10% là tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường thì khoản lợi nhuận vượt trội so với mức trung binh mà doanh nghiệp Y đã đạt được là 8% gọi là siêu lợi nhuận.

Như vậy, cơ sở để xác định giá trị của tài sản vô hình là: Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.



4.3.3.2 Phương pháp xác định

V0 = VH + GW



Trong đó:

V0: Giá trị doanh nghiệp đối

VH: Giá trị tài sản hữu hình [giá trị tài sản thuần]

GW: Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại

GW =

Bt: Lợi nhuận năm t.

r: Tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh.

At: Giá trị tài sản năm t mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh.

Bt – r.At : Siêu lợi nhuận năm t.

i: Tỷ lệ chiết khấu.

t: Thứ tự năm

n: Năm.


Ví dụ 4.7: Có tài liệu về một doanh nghiệp như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

N

N + 1

N + 2

Giá trị tài sản thuần

18.000

19.500

20.000

Lợi nhuận thuần

3.000

3.500

3.800

Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự là 14%, tỷ suất hiện tại hóa là 15%.

Yêu cầu: Hãy ước tính giá trị doanh nghiệp trên.

Lời giải

1. Giá trị tài sản hữu hình [giá trị tài sản thuần] = 18.000 triệu đồng

2. Giá trị lợi thế thương mại

Ta có bảng sau:



Chỉ tiêu

Năm N

Năm N + 1

Năm N + 2

1. Giá trị tài sản thuần

18.000

19.500

20.000

2. Lợi nhuận thuần

3.000

3.500

3.800

3. LN bình thường của tài sản

[3] = 14% × [1]



2.520

2.730

2.800

4. Siêu lợi nhuận

[4] = [2] – [3]



480

770

1.000

5. Thừa số hiện tại hóa

f[15%, 2]






0,8696

0,7561

6. Giá trị hiện tại của siêu lợi nhuận [6] = [4] × [5]




669,6

756,1

GW = 669,6 + 756,1 = 1.425,7 triệu đồng

3. Giá trị doanh nghiệp = 18.000 + 1.425,7 = 19.425,7 triệu đồng



Ví dụ 4.8: Doanh nghiệp X trong năm N có tài liệu sau:

+ Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp X được đánh giá là 200 tỷ đồng. Ước tính giá trị tài sản thuần hàng năm tăng 5%.

+ Lợi nhuận thuần đạt 40 tỷ đồng và ước tính lợi nhuận thuần có thể tăng 10% mỗi năm trong 5 năm tới.

+ Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự là 12%

Yêu cầu: Ước tính giá trị doanh nghiệp theo phương pháp GW, biết rằng tỷ suất hiện tại hóa là 15%?

Lời giải

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

0

1

2

3

4

5

1.Lợi nhuận thuần: Tăng 10%

2.Giá trị tài sản thuần: Tăng 5%

3.Lợi nhuận bình thường của tài sản = 12%. [2]

4.Siêu lợi nhuận = [1] – [3]

5.Giá trị hiện tại của siêu lợi nhuận


40

200


24

16


44

210


25,2

18,8


16,3

48,4

220,5


26,5

21,9


16,6

53,2

231,5


27,8

25,4


16,7

58,5

243,1


29,2

29,3


16,8

64,4

255,3


30,6

33,8


16,8


GW = 16,3+16,6+16,7+16,8+16,8 = 83,2 tỷ đồng

Giá trị doanh nghiệp X = Giá trị tài sản thuần + GW

= 200 + 83,2 = 283,2 tỷ đồng

4.3.3.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

a. Ưu điểm

- Là phương pháp xác định doanh nghiệp bao gồm cả giá trị tài sản vô hình.

- Phương pháp GW xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán.

- Với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp định lượng GW bao giờ cũng mang lại một sự tin tưởng vững chắc hơn.



b.Nhược điểm

- Lập luận về siêu lợi nhuận thiếu cơ sở để dự báo thời hạn [n] và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai.

- Nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của 2 phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận.

- GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r.


4.3.4 Phương pháp định giá dựa vào hệ số PER [hay hệ số P/E]


4.3.4.1 Cơ sở phương pháp luận

Phương pháp này dựa trên giá trị của các doanh nghiệp “tương đương”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần định giá.

Được áp dụng khi có thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp “tương đương” đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường

4.3.4.2 Phương pháp xác định


Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu

=

Lợi nhuận dự kiến đạt được

×

P/E




















P/E

=

Ps

EPS

Trong đó:

Ps: Giá mua bán cổ phần trên thị trường.

EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần, và bằng lợi nhuận thuần dự kiến chia cho số lượng cổ phần đang lưu hành.



Ví dụ 4.9: Công ty X có lợi nhuận ròng dự kiến: 1.200.000.000 đồng vào thời điểm thẩm định giá. Mức lợi nhuận này đã được đối chiếu với các số liệu tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, cũng như xem xét so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, cho thấy đây là số liệu hợp lý.

Qua khảo sát và thu thập thông tin trên thị trường, tìm được chỉ số P/E của 5 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh và quy mô tương tự công ty X, cụ thể như sau:

Công ty A 28 Công ty B 31

Công ty C 32 Công ty D 33

Công ty E 35

Trong đó các Công ty B, C, D có nhiều yều tố gần giống Công ty X nhất.

Do vậy có thể chọn chỉ số P/E trung bình của các doanh nghiệp này là:

[ [31 + 32 + 33] / 3 = 32 ] để ước tính giá trị của Công ty X.

Giá trị thị trường của Công ty X = 1.200.000.000đ x 32 = 38,4 tỷ đồng

4.3.4.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

a. Ưu điểm

- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.

- Phương pháp P/E dựa trên cơ sở giá trị thị trường bằng cách so sánh trực tiếp.

b. Nhược điểm

- Mang nặng tính kinh nghiệm.

- Phương pháp P/E cũng không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1: Trình bày khái niệm doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp?

Câu 2: Đặc điểm nào của doanh nghiệp quyết định đến sự khác biệt về phương pháp định giá doanh nghiệp và phương pháp định giá các tài sản thông thường?

Câu 3: Trình bày các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong việc lập chiến lược tài chính cho doanh nghiệp?

Câu 4: Trình bày các yếu tố thuộc môi trường bên trong [các yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp] có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong việc lập chiến lược tài chính cho doanh nghiệp?

Câu 5: Trình bày cơ sở lý luận, công thức xác định, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng của của các phương pháp định giá doanh nghiệp?


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue -> tai-chinh-doanh-nghiep
ke-toan-tai-chinh-thue -> ChưƠng 1 TỔng quan về thuế
ke-toan-tai-chinh-thue -> Học viện ngân hàng khoa ngân hàng môn họC: tiền tệ ngân hàNG
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Khoa kế toáN – TÀi chính giáo trình kế toán tài chính 3 Biên soạn
tai-chinh-doanh-nghiep -> Tp. Hcm, ngày 5 tháng năm 2010 LỜi mở ĐẦU
tai-chinh-doanh-nghiep -> ChưƠng I tổng quan về TÀi chính doanh nghiệp câu 1: Thông thường công ty cổ phần được sở hữu bởi
tai-chinh-doanh-nghiep -> Các công cụ TÀi chính phái sinh – CÔng cụ quản lý RỦi ro tài chính mục tiêu giới thiệu chung về CÔng cụ TÀi chính phái sinh các công cụ phái sinh trên thị trưỜng ngoại hốI
tai-chinh-doanh-nghiep -> ĐỀ thi cuối kỳ MÔn tài chính doanh nghiệP
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đh sư phạm kỹ thuật tphcm


tải về 1.15 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề