Độ dài quang học của kính hiển vi được xác định bằng

Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực                                

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

Độ phóng đại của kính hiển vi là một trong những thông số được nhiều người tìm mua thiết bị này quan tâm. Vậy độ phóng đại của kính hiển vi là gì và cách tính độ phóng đại của kính hiển vi như thế nào? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Độ phóng đại của kính hiển vi là gì?

Độ phóng đại kính hiển vi là khả năng phóng to hình ảnh mẫu vật dưới kính. Thông số này cho người dùng biết được khả năng làm việc của thiết bị. Mỗi loại kính hiển vi lại có thông số độ phóng đại khác nhau, do đó người dùng cần chú ý để lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

Độ phóng đại kính hiển vi là khả năng phóng to hình ảnh mẫu vật

Độ phóng đại của kính hiển vi là độ phóng đại tuyệt đối, dù cho khác đơn vị sản xuất thì nếu hai kính hiển vi có độ phóng đại giống nhau thì sẽ có cùng trường nhìn. Con số chỉ độ phóng đại trên vật kính của kính hiển vi thường được in lớn nhất nên rất dễ phân biệt. 

Thông thường, người mua kính hiển vi sẽ thấy 4 giá trị độ phóng đại sau trên vật kính của kính hiển vi quang học là 4, 10, 40, 100.  Các giá trị này là cơ sở để tính độ phóng đại kính hiển vi. 

Công thức tính độ phóng đại kính hiển vi

Công thức tính độ phóng đại của kính hiển vi là: Độ phóng đại của kính hiển vi=Độ phóng đại quang học=[Độ phóng đại của vật kính] × [Độ phóng đại của thị kính].

Nhìn chung, tính độ phóng đại của kính hiển vi điện tử, kính hiển vi sinh học hay kính hiển vi soi nổi khá đơn giản. Người dùng chỉ cần lấy độ phóng đại của vật kính nhân với độ phóng đại của thị kính. Ví dụ, nếu người dùng sử dụng thị kính 10x để quan sát cùng với vật kính để soi vật cần quan sát là 10x. Như vậy độ phóng đại là: 10 x 10 = 100 lần.

Độ phóng đại kính hiển vi phụ thuộc vào thông số vật kính và thị kính

Trường hợp, người dùng sử dụng thị kính 10x đó nhưng thay vật kính là 20x chẳng hạn thì độ phóng đại lúc này sẽ thay đổi là 10 x 20 = 200 lần. Khi thay thị kính 10x bằng một thị kính khác là 16x chẳng hạn thì độ phóng đại là 16 x 20 = 320 lần

Mỗi độ phóng đại của vật kính tương đương với một màu: 

  • Màu đỏ: 4x hoặc 5x
  • Màu vàng: 10x
  • Màu xanh lá cây: 20x
  • Màu xanh dương: 40x, 50x hoặc 60x
  • Màu trắng: 100x

Bài viết liên quan: Soi kính hiển vi có hại mắt không? Cách chọn và sử dụng kính hiển vi không hại mắt

Nên lựa chọn kính hiển vi có độ phóng đại bao nhiêu?

Như đã phân tích ở trên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại kính hiển vi với độ phóng đại khác nhau. Điều này giúp người mua có đa dạng sự lựa chọn. Vậy, nên mua kính hiển vi có độ phóng đại bao nhiêu là hợp lý?

Chọn mua kính hiển vi chú ý độ phóng đại sản phẩm

Thực tế, kính hiển vi có độ phóng đại càng cao thì khả năng quan sát càng tốt. Do đó, bạn nên ưu tiên mua kính hiển vi độ phóng đại cao trong trường hợp cần quan sát tính chính xác cao, phân tích mẫu vật chi tiết. Ngoài ra, nếu nhu cầu quan sát cơ bản, bạn có thể ưu tiên các sản phẩm có độ phóng đại phù hợp với mức giá rẻ. 

XEM THÊM: Nên mua kính hiển vi loại nào tốt? Top sản phẩm chất lượng

Nhìn chung, cách tính độ phóng đại của kính hiển vi rất đơn giản và hầu hết được nhà sản xuất công bố trên từng sản phẩm nếu người dùng chú ý. Do đó, người dùng có thể căn cứ để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Độ dài quang học của kính hiển vi là

A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính

B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính

C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính

D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính

Đáp án B. Xem khái niệm độ dài quang học của kính hiển vi trong SGK

Câu hỏi hot cùng chủ đề

KÍNH HIỂN VI

Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ.

Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp

- Vật kính \[{L_1}\]: là một thấu kính hội tụ [hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ] có tiêu cự rất nhỏ [cỡ milimét]

- Thị kính \[{L_2}\]: là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

            Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng \[{O_1}{O_2} = L\] không đổi.

Người ta gọi \[\delta  = F_1'{F_2}\] [khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của thấu kính \[{L_1}\] đến tiêu điểm vật của thấu kính \[{L_2}\]] là độ dài quang học.

- Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như bộ phận tụ sáng, bộ phận nâng hạ ống kính, …

III - SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI

- Vật kính \[{L_1}\] có tác dụng tạo ảnh thật \[{A_1}{B_1}\] lớn hơn vật \[AB\] nằm trong khoảng \[{O_2}{F_2}\]

- Thị kính \[{L_2}\] tạo ảnh ảo sau cùng \[{A_2}{B_2}\] lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật \[AB\].

-  Mắt đặt sau thị kính \[{L_2}\] để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh \[{A_2}{B_2}\] của vật \[AB\] tạo bơi kính hiển vi

- Ảnh sau cùng \[{A_2}{B_2}\] phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đổi khoảng cách \[{d_1}\] từ vật \[AB\] đến vật kính \[{O_1}\].

- Nếu ảnh của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.

* Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau:

- Vật phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt, đó là tiêu bản.

- Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.

IV - SỐ BỘI GIÁC KHI NGẮM CHỪNG Ở VÔ CỰC

 ${G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\deltaĐ }}{{{f_1}{f_2}}}$

Trong đó:

+ \[{G_\infty }\]: số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

+ \[{k_1}\]: số phóng đại của vật kính \[{L_1}\]

+ \[{G_2}\]: số bộ giác của thị kính \[{L_2}\]

+ \[\delta \]: độ dài quang học

+ \[{f_1}\]: tiêu cự của vật kính \[{L_1}\]

+ \[{f_2}\]: tiêu cự của thị kính \[{L_2}\]

+ \[Đ = O{C_C}\]: khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt

Sơ đồ tư duy về kính hiển vi

Kính hiển viđược sử dụng như con mắt thứ hai để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được. Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.

Câu hỏi: Độ dài quang học của kính hiển vi là

A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính

B. Khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính

C. Khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính

D. Khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính

Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B.

Kính hiển viđược sử dụng như con mắt thứ hai để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được. Thiết bị này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn [độ phóng đại lên từ 40 - 3000 lần]. Khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải.

Kính hiển vi cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh. Trong đó: Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận kính hiển vi có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính. Thị kính, hoặckính mắt là một loạithấu kínhđược gắn vào một loạt các thiết bị quang học nhưkính thiên văn,kính hiển vi, các máy đo hay quan sát xa nhưống nhòm,máy kinh vĩ, và làmộtbộphậnmàngườidùngđểmắtvàsoivậtthể.

Thườngthịkínhtiêuchuẩncóđộphóngđại10X. Tùy vào số thị kính mà ta có kính hiển vi 1 mắt tương ứng với một thị kính, kính hiển vi 2 mắt tương ứng với 2 thị kính và kính hiển vi 3 mắt tương ứng với 2 thị kính và 1 ống kính gắn camera.

>>> Xem thêm: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Độ đài quang học

Câu 1: Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là f1 = 1cm, f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận OCc= 20cm. Người này ngắm chừng ở vô cực. Tìm số bội giác của ảnh?

A. G∞= 80.

B. G∞= 60.

C. G∞= 40.

D. G∞= 20.

Đáp án: A

Câu 2: Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. Thật. Cùng chiều với vật. Lớn hơn vật.

B. Ảo. Cùng chiều với vật. Nhỏ hơn vật.

C. Ảo. Cùng chiều với vật. Lớn hơn vật.

D. Ảo. Ngược chiều với vật. Lớn hơn vật.

Đáp án: C

Câu 3: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là

A. 200

B. 350

C. 250

D. 175

Đáp án: C

Câu 4: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1có tiêu cự 1cm và thị kính O2có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2= 20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là

A. 67,2

B. 70

C. 96

D. 100

Đáp án: A

Câu 5: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1có tiêu cự 1cm và thị kính O2có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2= 20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 75

B. 70

C. 89

D. 110

Đáp án: C

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Độ đài quang học của kính hiển vi. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề