Đề thi văn học sinh giỏi quốc gia lớp 12

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm 2022 vẫn theo lối mòn, cũ kỹ.

Bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn gồm 2 câu tự luận với thời gian làm bài 180 phút.

"Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học". Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học "dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững".

Vấn đề được đặt ra trong đề thi đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nhận được những chia sẻ của các giáo viên có kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Văn, giáo viên cho rằng đây là một đề thi an toàn và chưa có sự đột phá.

Cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá: "Thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc như cách ra đề thi 5-7 năm trước và thực sự đây là đề thi dễ thở với thí sinh".

Cô Nguyệt Hà chỉ ra cái quen thuộc và sự "dễ thở" thể hiện ngay ở câu nghị luận xã hội, ngữ liệu không hề lắt léo, tầng nghĩa, hình ảnh, biểu tượng rất dễ hiểu, nhìn vào đề nhận ra ngay từ khóa cần giải thích và chứa thông điệp, cô cho rằng có thể em khác thì cảm thấy khó còn đối với học sinh trình độ quốc gia thì rất dễ giải thích.

Theo như cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình vì các em có mặt trong kì thi này là rất ưu tú vượt qua sàng lọc kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp rồi.

Đồng quan điểm với cô Nguyệt Hà, cô N.A một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Đây là một đề không có gì sai, không quá chán, nhưng nói một cách khách quan thì đây là một đề không có gì quá ấn tượng. Tôi muốn là học sinh đến với kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia thì nên được tiếp cận với những đề bài giúp cho học sinh thể hiện được cái suy nghĩ riêng, phát huy được tính sáng tạo thì tốt hơn một cái đề đọc lên thấy "hiền lành", an toàn và quen quen".

Cô N.A mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

"Đề này nhiều học sinh sẽ viết được hay nhưng để viết say mê, hứng thú và để phát hiện ra những học sinh thật sự giỏi, thật sự sáng tạo thì đề thi năm nay chưa hoàn thành được chức năng phân hóa học sinh. Chính vì vậy, điểm thi năm nay dự kiến sẽ sàn sàn nhau, khó có thí sinh sở hữu điểm số đột phá", cô N.A cho hay.

Các thầy cô đang mong chờ, đang hy vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn những năm sau sẽ "chất" hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Đề thi nhìn dưới góc độ tích cực

Không thể phủ nhận sự an toàn, có phần cũ kỹ của đề thi học sinh giỏi quốc gia năm nay nhưng nhìn dưới góc độ tích cực, cô Nguyệt Hà bày tỏ sự đồng cảm: "Có thể thông cảm được với cách ra đề năm nay bởi các em đang sống trong bối cảnh đại dịch diễn biến rất phức tạp và khó lường, các em phải quay cuồng chóng mặt với việc học on-off lẫn lộn đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.

Thêm vào đó là việc đi thi ngồi giữa một "rừng" F0, F1 không thể biết được ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh. Việc các thầy cô ra một đề thi an toàn, thí sinh nào cũng có thể làm được có thể được hiểu như một cách làm giảm bớt áp lực cho các em".

Cô Hà cho biết thêm, đề thi năm nay tuy an toàn nhưng nếu không tỉnh táo, không cẩn thận thì học sinh rất dễ rơi vào "cái hố" của sự dài dòng, lan man và nhàn nhạt, nhưng cô tin các thí sinh sẽ biết làm "mới" cho những điều tưởng cũ tưởng quen.

Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, cô T.P, giáo viên dạy Văn của một trường THPT tại Thái Bình chia sẻ: "Trên quan điểm cá nhân của tôi thì câu nghị luận xã hội mang lại thông điệp rất nhân văn nhưng không có những phát hiện mới, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu bàn luận về giá trị văn học từ một nhận định quen thuộc, an toàn trong Sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai".

Tuy nhiên với cô, vấn đề trong đề thi có thể cũ, nhưng học sinh mỗi năm một khác. Bằng những hiểu biết và sự sáng tạo, các bạn vẫn có thể tìm ra cái mới trong cái cũ đó, nhưng đáp án cần phải "thoáng" và linh hoạt để công sức các em bỏ ra trong suốt quá trình ôn luyện được ghi nhận một cách xứng đáng.

"Dù chỉ một chút "thoáng" đó, một chút ghi nhận đó cũng chính là phần thưởng, là món quà vô giá cho những nỗ lực của các em, đặc biệt là trong bối cảnh các em phải "gồng mình" vừa học kiến thức, vừa chống dịch", cô T.P bày tỏ.

Đề thi học sinh giỏi Quốc gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

[Đề thi chính thức]

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút [không kể thời gian giao đề]
Ngày thi: 11/01/2011

Câu 1. [8,0 điểm]

Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã.

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. [12,0 điểm]

Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.

Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Câu 1. [8,0 điểm]

Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:

1. Về hình thức và kĩ năng [2,0 điểm]

- Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.

- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình...Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.

- Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình.

2. Về nội dung [6,0 điểm]

a] Làm rõ nội dung ý kiến [2,0 điểm]:

- Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.

- Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách.

- Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.

b] Bàn luận, mở rộng vấn đề [3,0 điểm]:

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.

- Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.

c] Liên hệ bản thân [1,0 điểm]:

- Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lý trí.

- Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Câu 2. [12,0 điểm]

Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:

1. Về hình thức và kĩ năng [3,0 điểm]

Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn; cảm nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ nữ của tác phẩm văn học.

2. Về nội dung [9,0 điểm]

a] Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định [3,0 điểm]:

- Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện sinh động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ tính trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến đổi về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử.

- Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới.

- Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ.

- Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa đối với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền.

b] Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu [6,0 điểm]:

- Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài.

- Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó.

- Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cập nhật: 05/12/2014

Video liên quan

Chủ Đề