Dạy bé học lớp 2

Khi bước vào giai đoạn lớp 2, trẻ sẽ có những tiến trình phát triển và trưởng thành hơn. Do đó, việc trang bị những kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 từ sách giáo khoa và kết hợp với thực hành trong cuộc sống hàng ngày là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Lên 7 tuổi, trẻ đã biết suy nghĩ nhiều hơn, biết quan tâm đến người khác và thích chia sẻ với bạn bè. Vì vậy, ngoài việc trang bị các kiến thức học tập cần thiết, trẻ cũng cần có kỹ năng giao tiếp, hội thoại, biết cách bảo vệ bản thân và thể hiện ý kiến của mình tốt hơn.

Vậy thì hôm nay hãy cùng với gonhub.com tìm hiểu xem những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ lớp 2 mà cha mẹ cần phải dạy dỗ con để phát triển một cách toàn diện nhất.

1. Đặc điểm tính cách của trẻ lớp 2

Trẻ 7 tuổi đang bước vào tiến trình phát triển, trưởng thành hơn. Vì nhu cầu học tập, con cũng dần học cách cảm nhận, nắm bắt sự việc. Lúc này, con cần kỹ năng hội thoại, giao tiếp, thể hiện ý kiến của mình tốt hơn.

Lên 7 tuổi, trẻ nội tâm hơn và biết suy nghĩ nhiều hơn. Khác với năm trước, con trẻ có ý thức hơn, biết quan tâm tới người khác. Bản tính ích kỷ dần được thay thế bằng sự rộng lượng, thích chia sẻ với bạn bè, thích được đánh giá là rộng lượng.

Học sinh lớp 2 bắt đầu nhiễm các thói xấu của bạn bè. Trẻ nói dối, ăn gian, ganh tỵ… Cha mẹ cần phát hiện sớm những biểu hiện lệch lạc của con để có uốn nắn kịp thời.

Cá tính độc lập của con dần phát triển, cũng là lúc cha mẹ nên lo lắng đến vấn đề an toàn cá nhân của con. Trẻ thích khám phá, nhưng chưa lường trước mạo hiểm. Do đó, rất cần dạy cho con ý thức tự bảo vệ mình khỏi nguy hiểm.

Hình thức kỷ luật phù hợp với trẻ là phân tích đúng – sai thay vì đánh mắng. Con sợ bị cắt phần thưởng, không cho đi chơi, nên đây chính là hình phạt nghiêm khắc nên áp dụng.

2. Sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 2

Học sinh lớp 2 được giáo dục đạo đức thông qua bộ tài liệu Giáo dục Kĩ năng sống trong một số môn học. Kèm theo đó là sách Rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh tiểu học.

Nội dung bộ sách trình bày những kĩ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi các em học sinh cấp Tiểu học. Việc rèn luyện những kĩ năng sống này giúp các em có thể giao tiếp hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống an toàn, tích cực và hiệu quả.

Sách giáo dục kỹ năng sống lớp 2 giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng cần thiết như

  • Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Kỹ năng tự phục vụ
  • Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
  • Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
  • Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích
  • Kỹ năng quản lý thời gian

3. Cách dạy trẻ kỹ năng sống lớp 2

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Đó chính là trang bị cho con hiểu biết về những sự việc xung quanh mình, có hành động đúng để tránh xa nguy hiểm. Trẻ có thể khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cha mẹ có thể trang bị cho trẻ:

  • Kỹ năng an toàn khi tự chơi: Tránh mối nguy hiểm từ phích nước, ổ điện, bếp nóng, cầu thang…
  • Kỹ năng ứng xử khi bị lạc: Dạy con nên gọi ai khi đi lạc, nên nhờ ai giúp đỡ.
  • Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể: Cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể, cách phòng tránh khi bị xâm hại. Dạy con nếu bị xâm hại cơ thể nên ứng xử ra sao.
  • Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Dạy con một số loại biển báo cơ bản, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.
  • Nói chuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúp kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bố mẹ tạo dựng niềm tin với con.

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp. Dần dà, trẻ hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp.

Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Kỹ năng này cũng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành hơn.

Những việc học sinh lớp 2 có thể tự làm:

  • Tự ăn ngủ, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
  • Trẻ lúc này còn lóng ngóng chưa quen việc. Bố mẹ nên động viên, khuyến khích con để lần sau con hoàn thiện hơn. Không nên giúp trẻ mọi việc.
  • Trẻ có thể làm việc nhà đơn giản như quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản.

Kỹ năng quản lý thời gian

Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ về thời gian để trẻ không đi trễ, không ành quên việc. Xây dựng mục tiêu với thời gian hợp lí giúp bé hoàn thành việc tốt hơn.

  • Quy định giờ ăn cơm, giờ xem ti vi, giờ làm việc riêng, giờ đi ngủ
  • Dạy trẻ biết sắp xếp thứ tự ưu tiên lịch học, lịch chơi…
  • Lập thời gian biểu cho bản thân một cách khoa học nhất
  • Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu để đạt tới thành công. Hầu hết trẻ em đều không có khái niệm gì về thời gian và cách tốt nhất để nói về thời gian cho trẻ hiểu là thông qua chiếc đồng hồ.
  • Đừng xem nhẹ việc tôn trọng thời gian, bố mẹ cần có hình thức thưởng phạt rõ ràng, giúp con ý thức hơn về giờ giấc. Dần dà, tôn trọng thời gian trở thành kỹ năng, con sẽ dễ thành công hơn.

Kỹ năng cảm thông và chia sẻ

Sự cảm thông đồng bào, người khó khăn tạo nên lòng hảo tâm ở trẻ. Trẻ biết góp phần đem niềm vui đến cho những người không may mắn bằng khoản tiền từ thiện, đồ chơi, đồ đạc của chính trẻ.

Kỹ năng cảm thông chia sẻ được dạy cho học sinh bằng cách cho các con tham gia trải nghiệm sắm vai các tình huống.

Cách để dạy con kỹ năng cảm thông và chia sẻ chính là tâm sự với con thường xuyên. Đọc cho con những câu chuyện cảm động, giúp con hiểu hoàn cảnh sống đáng thương của các bạn cùng tuổi. Con dễ hình dung và đồng cảm hơn. Khi đó, trẻ sẽ nảy sinh sự cảm thương và sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Hy vọng với những kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 mà chúng tôi vừa cung cấp trên sẽ giúp cha mẹ có kiến thức cần thiết trong việc dạy dỗ con phát triển toàn diện. Cách tốt nhất là cha mẹ cần phải luôn quan tâm, hiểu trẻ và noi gương cho trẻ để dần dần hình thành thói quen tốt cho trẻ. Chúc các mẹ có thể chăm sóc và nuôi dạy con một cách tốt nhất. Hãy luôn đồng hành cùng với gonhub.com để có thêm thật nhiều kiến thức thú vị khác nữa nhé.

Trẻ nhỏ thường hay lười học, ham chơi mà phụ huynh rất đau đầu để khuyên bảo. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là nan giải, chỉ cần cha mẹ kiên trì và thông thái. Trong bài viết bài, Kyna for Kids đã tổng hợp nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia, bà mẹ có con ngoan, học giỏi.

Điều cốt lõi của việc học tốt, chăm sóc là do sự tự giác, tố chất và tính kiên trì của bé. Phụ huynh có thể ép buộc, nhồi nhét kiến thức nhưng nếu bé không tập trung thì cũng vô ích. Do đó, phương pháp dạy trẻ lớp 2 tự giác và siêng học cần đảm bảo những điều sau:

Cho con biết mục đích và mục tiêu của việc học tốt

Rất nhiều trẻ em hiện nay cắm đầu học nhưng không biết mục đích của việc học là gì. Vì thế, trẻ thường học vẹt, học để đối phó chứ không hề cố gắng, ham học hỏi và thực sự tiến bộ. Chính vì thế, những lúc bé nản học, cha mẹ cần chỉ rõ mục đích của việc học. Tốt nhất, cha mẹ nên liệt kê những tác dụng của việc học tốt cho con nghe.

Phụ huynh cần cho bé hiểu mục đích của việc học và có ước mơ nghề nghiệp để bé tự giác học tập

Để việc giảng giải này bớt sáo rỗng và lí thuyết, phụ huynh nên giúp bé nuôi một ước mơ. Nếu bé thích làm cô giáo, bác sĩ, phi công, hoạ sĩ, ca sĩ… bạn nên ủng hộ bé hết mình. Tuy nhiên, cha mẹ phải cho bé biết để làm được nghề đó cần học tốt những môn gì, kiến thức gì. Từ đó, bé sẽ có mục đích để tự giác học hỏi.

Sau khi có mục đích, cha mẹ cần gợi ý cho bé mục tiêu. Nhờ đó, bé sẽ từng ngày cố gắng để hiện thực hoá mục đích, ước mơ. Phương pháp này cũng nên áp dụng cho từng bài học của bé. Bạn nên chỉ cho bé mục tiêu của mỗi bài học là để đạt được kỹ năng, kiến thức gì. Tuyệt đối không được ép bé phải học bao nhiêu giờ hay bao nhiêu chỗ học thêm.

Tôn trọng sự cố gắng của con

Sau khi bé tự giác cố gắng học tập bạn cần có thái độ tôn trọng những gì con đạt được. Đây là phương pháp dạy trẻ lớp 2 dựa vào tâm lý để bé không bị áp lực, chán nản hay chống đối.

Nếu bé đã siêng năng học tập mà kết quả chưa tốt, bạn cần động viên và đồng hành với bé. Lúc này, phụ huynh cần giúp bé tìm ra khó khăn vướng mắc để bé học tốt hơn. Tuyệt đối không nên la mắng, phủ nhận công sức của con và so sánh với các bạn khác.

Cha mẹ nên động viên khi bé học không tốt và khích lệ bé phát huy những môn có năng khiếu

Để áp dụng tốt phương pháp dạy trẻ lớp 2 này, cha mẹ cần hiểu rằng, năng lực của mỗi đứa trẻ khác nhau. Có thể bé kém ở những môn tính toán nhưng lại thực hiện xuất sắc các động tác thể dục, hát rất chuẩn hay vẽ rất sinh động. Cha mẹ thông thái sẽ tìm hiểu rõ khả năng của con để định hướng con phát triển thế mạnh vốn có, năng khiếu của mình.

Không so sánh con mình với “con nhà người ta”

Một điều quan trọng không kém khi con đạt kết quả không tốt là so sánh bé với “con nhà người ta”. Trong phương pháp dạy trẻ lớp 2, cha mẹ cần đặt mình vào tâm lý của con để giáo dục. Trẻ có thể tủi thân, tự ti rồi mãi mãi hoài nghi về năng lực của mình. Đây là điều hết sức nguy hại mà một đứa trẻ yếu đuối có thể mắc phải. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không nên so sánh con mình với bất kỳ người bạn nào của bé.

Việc so sánh, hạ thấp khả năng của bé so với bạn bè khiến con dần tự ti và yếu đuối

Nếu phụ huynh của con bạn thường xuyên khoe mẽ con họ trước mặt con bạn một cách so sánh bất công thì bạn nên phản ứng. Tuỳ mức độ và tình huống để xử trí nhưng phải làm sao cho con bạn tránh nhận được sự so sánh này. Bé sẽ bị tổn thương thật sự. Ngược lại, nếu con bạn giỏi giang, nổi bật cũng không nên khoe khoang. Điều này vô tình khiến bé tự mãn, kiêu căng và gây bất hạnh cho đứa trẻ khác.

Trường hợp này, tốt nhất bạn nên đưa một hình mẫu lý tưởng là một nhân vật có thật để bé thần tượng. Việc thần tượng một người giỏi, có nhân cách và sức ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ giúp con bạn tốt hơn từng ngày một cách thoải mái và tự nhiên.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường

Nhiều phụ huynh hiện nay vì bận rộn nên phó mặc cho nhà trường giáo dục con em mình. Họ nghĩ rằng thầy cô sẽ có phương pháp dạy trẻ lớp 2 giúp bé nghe lời hơn. “Ở nhà, con tôi rất lì lợm nhưng đến trường sợ cô nên nghe răm rắp” – là một trong những câu nói quen tai.

Đây là quan niệm chưa đúng và khá chủ quan trong việc giáo dục con cái. Không thể phủ nhận vai trò của nhà trường nhưng càng không nên gạt bỏ trách nhiệm của gia đình. Cha mẹ dẫu có bận rộn cũng cần dành thời gian quan sát, lắng nghe và dạy dỗ con. Nếu không thể kèm cặp con việc học thì cũng nên thấu hiểu và bảo ban con về cách ứng xử, lối sống đạo đức. Chỉ có như vậy, con bạn mới phát triển tốt và trở thành người có ích cho xã hội.

Phương pháp dạy trẻ lớp 2 hữu hiệu nhất với cha mẹ bận rộn là phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Các thầy cô sẽ giúp mình quan sát trẻ khi ở trường và chính mình cần uốn nắn trẻ nếu có vấn đề.

Trên đây là những phương pháp dạy trẻ lớp 2 được đúc rút từ kinh nghiệm giáo dục trẻ em của chuyên gia tâm lý và các phụ huynh. Bạn nên linh hoạt vận dụng phương pháp vào trường hợp của gia đình mình. Phụ huynh không nên cứng nhắc áp dụng, vì mỗi bé có cá tính và độ nhạy cảm khác nhau.

phương pháp dạy trẻ lớp 2

Video liên quan

Chủ Đề