Dấu hiệu và cách phát hiện nguyên nhân đau ngực

Đau ngực là một triệu chứng rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân nhận thức rõ rằng đây là một triệu chứng cảnh báo bệnh lý có khả năng gây đe dọa tính mạng, do đó, họ đến khám để đánh giá các triệu chứng dù là nhỏ nhất. Các bệnh nhân khác, dù tình trạng bệnh nghiêm trọng, vẫn coi thường, hoặc thậm chí bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này. Đau biểu hiện rất khác nhau [cả về tính chất và mức độ] giữa các cá thể, cũng như giữa nam và nữ. Tuy nhiên, không bao giờ nên bỏ qua triệu chứng đau ngực khi chưa giải thích được nguyên nhân.

Hạch giao cảm ngực phân nhánh chi phối tới tim, phổi, thực quản, và các mạch máu lớn trong lồng ngực. Kích thích đau tại các tạng lồng ngực thường gây đau tại chỗ, nhưng bởi có sự chồng lấp giữa các sợi hướng tâm trong hạch giao cảm lưng, các cơn đau do nguyên nhân từ lồng ngực cũng có thể biểu hiện ở bất cứ vị trí nào từ rốn lên tới tai, thậm chí bao gồm cả hai chi trên.

Kích thích đau từ các tạng trong lồng ngực có thể gây ra các triệu chứng đau như đè ép, đau như xé, đau như bỏng rát, đầy bụng muốn ợ hơi, khó tiêu. Ngoài ra, có một số cảm giác đau khác ít gặp hơn, ví dụ đau như bị dao đâm. Khi cơn đau có nguồn gốc nội tạng, bệnh nhân thường không có cảm giác đau, mà chỉ mô tả đó là cảm giác "khó chịu".

Một số bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì:

Các nguyên nhân gây đau ngực có thể chỉ gây khó chịu, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân nghiêm trọng gây đe dọa tính mạng. Các nguyên nhân thường khó xác định, kể cả sau khi đã có những đánh giá tổng thể.

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất

  • Bệnh lý thành ngực [các bệnh lý thuộc hệ thống cơ, xương sườn hoặc sụn sườn]

  • Bệnh lý màng phổi

Trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân gây đau ngực.

Bệnh sử nên lưu ý vị trí, thời gian, tính chất và cường độ cơn đau. Cần hỏi bệnh nhân về các biến cố trước đó [như tập luyện quá mức nhóm cơ thành ngực], các yếu tố gây khởi phát đau và các yếu tố làm cơn đau dịu đi. Các yếu tố cần lưu ý cụ thể bao gồm: đau xuất hiện khi nghỉ ngơi hay gắng sức, đau có xuất hiện khi căng thẳng tâm lý hay không, đau xuất hiện khi hít thở hay ho, có khó nuốt hay không, liên quan của cơn đau đến bữa ăn, các tư thế làm tăng hoặc giảm đau [ví dụ như nằm nghiêng sang hai bên, hướng về phía trước]. Các tập tương tự trước đó và tình tiết của chúng cần được chú ý đến sự giống nhau hoặc thiếu chúng và liệu các tập có tăng tần suất và/hoặc thời lượng hay không. Các triệu chứng đi kèm cần chú ý bao gồm: khó thở Khó thở Khó thở là thở không thuận lợi hoặc có khó khăn trong khi thở. Nó là cảm nhận của người bệnh và được mô tả khác nhau tùy theo nguyên nhân. Mặc dù khó thở là một triệu chứng tương đối phổ biến... đọc thêm , hồi hộp trống ngực, ngất, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, ho, sốt và rét run.

Tiền sử bệnh cần ghi lại các nguyên nhân đã biết, đặc biệt là các rối loạn tim mạch và tiêu hóa [GI], và bất kỳ khám nghiệm hoặc thủ thuật tim mạch nào [ví dụ, nghiệm pháp gắng sức, đặt ống thông]. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành [CAD – ví dụ, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch máu não, sử dụng thuốc lá] hoặc thuyên tắc phổi [ví dụ, chấn thương chi dưới, phẫu thuật gần đây, bất động, ung thư đã biết, mang thai] cũng cần được lưu ý.

Tiền sử dùng thuốc cần lưu ý sử dụng các loại thuốc có thể gây co thắt động mạch vành [ví dụ: cocaine, triptans] hoặc bệnh đường tiêu hóa [đặc biệt là rượu, thuốc chống viêm không steroid].

Tiền sử gia đình cần lưu ý tiền sử nhồi máu cơ tim [đặc biệt ở những người thân độ 1 khi còn nhỏ, tức là < 55 ở nam và < 60 ở nữ] và tăng lipid máu.

Chú ý đến các dấu hiệu toàn trạng [như nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím tái, lo âu].

Khám cổ để phát hiện dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi và dấu hiệu phản hồi gan - tĩnh mạch cổ. Chú ý bắt mạch cảnh, khám các hạch cổ cũng như phát hiện các bất thường tuyến giáp. Nghe động mạch cảnh để phát hiện các tiếng bất thường.

Khám tim cần chú ý đến cường độ và thời gian của tiếng T1 [S1] và T2 [S2], sự thay đổi theo hô hấp của tiếng T2 [S2], tiếng cọ màng ngoài tim, các tiếng thổi và tiếng ngựa phi. Khi nghe thấy tiếng thổi, cần đánh giá thời điểm xuất hiện, thời gian kéo dài, cao độ, âm sắc, cường độ và sự biến đổi tiếng khi thay đổi tư thế, khi thực hiện nghiệm pháp Handgrip và nghiệm pháp Valsava. Khi nghe thấy các tiếng ngựa phi, cần có sự phân biệt giữa tiếng tim T4 [S4], thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm trương hoặc nhồi máu cơ tim, với tiếng tim T3 [S3], thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm thu.

Cần quan sát thành ngực để phát hiện các tổn thương da do chấn thương hoặc do herpes zoster, sờ nắn để phát hiện tràn khí dưới da và các điểm đau. Khám bụng để phát hiện các điểm đau, tăng kích thước các tạng ổ bụng, các khối u, đặc biệt là phần thượng vị và vùng hạ sườn phải.

Khám chân bao gồm bắt mạch chi dưới, các dấu hiệu tưới máu chi, phù, giãn tĩnh mạch nông và phát hiện các dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới [như phù một bên, ban đỏ, đau].

Cần nghĩ đến các căn nguyên gây đau ngực nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau đây:

  • Dấu hiệu sinh tồn bất thường [nhịp nhanh, nhịp chậm, thở nhanh, tụt huyết áp]

  • Dấu hiệu giảm tưới máu [như tinh thần lẫn lộn, tím tái, vã mồ hôi]

  • Hụt hơi thở

  • Hạ oxy máu khi đo độ bão hòa oxy máu qua da

  • Mạch hoặc rì rào phế nang không tương xứng hai bên

  • Tiếng thổi mới xuất hiện

  • Mạch nghịch đảo > 10 mm Hg

Các triệu chứng cơ năng và thực thể của các bệnh lý thuộc các tạng lồng ngực biến đổi rất đa dạng trên lâm sàng, đặc biệt có sự chồng lấp triệu chứng lẫn nhau giữa triệu chứng của những bệnh lý lành tính và những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù các dấu hiệu cờ đỏ thường hướng tới các bệnh nguy hiểm, và nhiều bệnh lý có những dấu hiệu "kinh điển" [xem bảng Một số nguyên nhân đau ngực Một số nguyên nhân gây đau ngực

], nhưng nhiều bệnh nhân, dù mắc các bệnh lý nguy hiểm, lại không có những biểu hiện nêu trên. Ví dụ, những bệnh nhân thiếu máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khó tiêu, hoặc có thể ấn thành ngực rất đau. Cần nghĩ tới nhiều loại bệnh lý khi đánh giá một bệnh nhân đau ngực, tuy nhiên, các thông tin lâm sàng có thể giúp bác sĩ phần nào đó có sự phân biệt và định khu chẩn đoán.

Thời gian đau có thể cung cấp thông tin về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đau dai dẳng [ví dụ, trong vài tuần hay vài tháng] thường không phải là biểu hiện của bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì. Những cơn đau như vậy thường có nguồn gốc từ cơ xương khớp, mặc dù nguồn gốc đường tiêu hóa hoặc ung thư nên được xem xét, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi. Tương tự thế, triệu chứng đau chói, thoáng qua [

Chủ Đề