Dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em

Hắc lào là tình trạng viêm nhiễm ngoài da không chỉ lây lan ở người lớn mà cũng rất phổ biến ở trẻ em. Hắc lào ở trẻ em không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, ngứa ngáy và ốm yếu. Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh hắc lào ở trẻ và nhanh chóng điều trị, ngăn ngừa kịp thời.

Hắc lào là bệnh lý ngoài da, một dạng nấm da rất phổ biến hiện nay. Trong điều kiện môi trường sống ngày càng ô nhiễm, các bệnh về da ngày càng phát triển thì tỷ lệ người mắc và lây lan hắc lào càng nhiều hơn. Bệnh có thể gặp phải ở tất cả các đối tượng người lớn và trẻ nhỏ.

Theo chuyên trang sức khỏe Mỹ HealthLine, bệnh hắc lào ở trẻ em là một tên gọi khác của bệnh nấm da. 2 loại vi nấm gây bệnh chủ yếu là Trichophyton và Microsporum. Hắc lào ở trẻ sơ sinh tuy không phổ biến nhưng vẫn có nhiều trường hợp mắc bệnh. Thường trẻ từ 3 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn. Triệu chứng bệnh hắc lào thường có ở phần da đầu và mặt, nếu không được điều trị tốt sẽ nhanh chóng lan sang các vị trí khác.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em, có thể do môi trường sống, do di truyền hoặc vấn đề vệ sinh, sinh hoạt của trẻ. Cụ thể các nguyên nhân có thể kể đến như:

Mặc dù nguyên nhân này ít gặp phải nhưng vẫn luôn tồn tại. Khi mẹ mang thai bị hắc lào, đặc biệt là hắc lào nặng sẽ khiến bệnh ăn sâu vào máu, vô tình truyền sang cho con. Trong quá trình sinh sản, vùng sinh dục của mẹ bị hắc lào cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắc lào nhanh chóng.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc vệ sinh không đúng cách sẽ là cơ hội để nấm hắc lào xâm nhập vào cơ thể non yếu của bé. Những bé có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng manh, kháng thể yếu nên rất dễ bị hắc lào tấn công.

Trẻ bị hắc lào khiến tình trạng bệnh lây lan khắp cơ thể

Ngoài ra, sự lây nhiễm cũng là tác nhân gây bệnh cho bé nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc các đồ dùng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao.

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị hắc lào tương đối dễ nhận biết. Nấm hắc lào trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có biểu hiện:

  • Tình trạng ngứa ngáy, xuất hiện những mẩn đỏ mọng nước, vùng da bị hắc lào có chấm tròn như đồng tiền xu, sau đó là các mụn nước ở vùng rìa của vùng da bị tổn thương.
  • Hắc lào thường xuất hiện ở mặt, mông, háng của trẻ sơ sinh, do đây là những vùng hay bị ẩm ướt [trẻ tiểu nhiều khiến vùng bẹn, háng, mông không khô thoáng] và vùng chân, tay với trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh được các bác sĩ chuyên khoa khuyên cáo là không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh chống viêm hay giảm đau. Do các loại thuốc này thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nặng, việc điều trị bệnh bằng thuốc là bắt buộc nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Do cơ địa của trẻ sơ sinh còn quá mẫn cảm, các kháng thể còn yếu nên khi chữa bệnh cần hết sức cẩn trọng. An toàn nhất vẫn là nên áp dụng cách chữa hắc lào dân gian như sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên, cỏ cây hoa lá.

Bạn có thể sử dụng những phương pháp chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị hắc lào từ chuối tiêu xanh, lá trầu không, củ gừng, củ riềng, tỏi…Đây đều là những cách chữa mang lại hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Tùy cơ địa và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà kết quả của bài thuốc sẽ khác nhau. Thông thường từ 4 đến 6 tuần là bệnh sẽ khỏi hẳn.

Khi trẻ bị hắc lào, cần đưa bé đến gặp chuyên gia, bác sĩ về da liễu để có hướng điều trị tốt nhất.

Hiện nay, ngoài việc áp dụng các phương thuốc dân gian để chữa hắc lào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các loại thuốc bôi cũng được bác sĩ kê đơn cho bé khá nhiều, mang lại hiệu quả tức thời.

Sử dụng thuốc Butenafine trị hắc lào cho bé mang lại hiệu quả cao

Các loại thuốc như Miconazole, Butenafine, Econazole, Clotrimazole… có khả năng được áp dụng để chữa trị hắc lào cho bé.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có bị hắc lào không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Để tránh xa bệnh  này và không bị lây nhiễm cho con, các bậc cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau:

  • Vệ sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh hắc lào. Khi tắm rửa cho bé xong, lau khô cơ thể bé bằng khăn bông mềm, tránh để da bị ẩm ướt vì đây là điều kiện môi trường lý tưởng cho hắc lào phát triển.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố mầm mống gây bệnh. Những yếu tố này chính là đám đông, có sự tiếp xúc cơ thể với bé.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa những nguyên nhân gây hắc lào liên quan đến miễn dịch, đề kháng của bé.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng, thấm hút mồ hôi cho trẻ
  • Hạn chế hoặc không cho trẻ chơi các trò chơi vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, với những trẻ đã bị bệnh cần dùng riêng đồ cá nhân để tránh lây bệnh cho những người khác trong gia đình.
  • Trong thời gian bị bệnh, các bậc phụ huynh phải chú ý, không cho trẻ gãi lên các vùng da bị hắc lào, tránh tổn thương thêm vùng da bên cạnh và để lại sẹo thâm.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, không ăn những thức ăn làm tăng khả năng gây sẹo, mủ [rau muống, đồ nếp…], hạn chế ăn bánh kẹo ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Với những trẻ đã có thể biết bơi lội, không cho trẻ tắm ở những bể bơi công cộng, vùng nước bẩn ô nhiễm.
  • Không để người lạ, người có nguồn bệnh hắc lào hôn, bế trẻ phòng tránh lây nhiễm.
  • Điều trị bệnh tận gốc để tránh tái phát bệnh nhiều lần.
  • Trong trường hợp điều trị bệnh bằng các phương pháp đông y, dân gian từ 4 đến 6 tuần chưa khỏi, cần đến các cơ sở y tế ngay để nghe lời khuyên của bác sĩ.
Cần giặt, phơi khô quần áo trẻ thường xuyên tránh ẩm mốc

Cần kiêng gì cho bé khi đang điều trị hắc lào? Việc điều trị sẽ nhanh chóng hơn nếu bố mẹ giúp trẻ phối hợp được cả việc chữa bằng thuốc và kiêng ăn uống. Bởi trong thực phẩm hàng ngày sẽ có những đồ ăn không tốt, gây ngứa, khiến bệnh hắc lào lan rộng, tiến triển xấu hơn.

Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh, các bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn những đồ ăn như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm, nên tránh những đồ ăn như hải sản, tôm, cua, cá hoặc người mẹ cũng cần tránh ăn những thứ này để tránh tiết ra sữa cho bé bú. Các loại như thịt gà, trứng, sữa, các loại chất kích thích bia rượu cũng không nên ăn.
  • Đối với trẻ nhỏ cũng cần kiêng ăn những thứ như trên, hạn chế hoặc không tắm bằng xà phòng tắm, nên ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh hắc lào sẽ dễ dàng chữa khỏi nếu cha mẹ có những cách điều trị hợp lý với tình trạng bệnh của bé đồng thời biết tách con khỏi nguồn lây nhiễm bệnh thì hắc lào sẽ khó có cơ hội lây lan.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của trẻ bị hắc lào, tốt nhất bạn nên đưa con đến các trung tâm y tế, gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết an toàn, hiệu quả nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Các loại thuốc trị hắc lào được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Hắc lào ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị sẽ ngày càng nặng, dễ nhiễm trùng, lở loét, để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đây chính là mối lo ngại rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện, điều trị cũng như điều trị đúng cách. Nội dung sau sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc và lựa chọn được liệu pháp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh an toàn nhất cho con.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị sớm

Hắc lào là một trong những bệnh lý về da rất dễ mắc phải và có nguy cơ lây nhiễm, tái phát cao. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát phần nhiều ở trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh thường gây ra những triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, chán ăn. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh hắc lào chính là sự xâm nhập của các loại vi nấm trên da. Một số yếu tố sau sẽ là lý do kích hoạt sự khởi phát của bệnh:

  • Vệ sinh kém: Da của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, vấn đề vệ sinh không đúng cách sẽ dễ khiến cho các loại vi khuẩn, vi nấm tấn công. Nhất là khi da của trẻ không được lau khô, quần áo không thay thường xuyên.
  • Yếu tố thời tiết: Bệnh hắc lào ở trẻ thường dễ xuất hiện vào những ngày thời tiết nóng nực. Bởi nền nhiệt cao thường khiến trẻ toát nhiều mồ hôi. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm sinh sôi.
  • Yếu tố lây nhiễm: Trẻ có thể bị nhiễm bệnh từ những người khác trong gia đình. Điều này thường diễn ra khi bạn cho trẻ dùng chung khăn tắm hay đồ dùng cá nhân hoặc người bệnh bồng bế trẻ. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với mầm bệnh từ thú nuôi.
  • Vấn đề thể trạng: Cơ địa nhạy cảm cùng hệ miễn dịch yếu cũng chính là một nguyên nhân khiến bệnh hắc lào khởi phát ở trẻ.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn đưa ra giả thuyết rằng, bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát theo yếu tố di truyền. Tức là nếu bố mẹ đã từng bị hắc lào thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sẽ cao hơn so với bình thường.

Bạn có thể nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh thông qua một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện vết ban có hình tròn trên da.
  • Vết ban có màu đỏ, có viền và đóng vảy.
  • Độ rộng của vết ban thường từ 0,5 – 1 inch.
  • Xuất hiện đám mụn nước nhỏ li ti trên vết ban.
  • Ngứa ngáy, trẻ có xu hướng gãi nhiều.

Những triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm. Bên cạnh đó, vấn đề ngứa – gãi tiếp diễn liên tục rất dễ khiến trẻ gặp phải tình trạng bội nhiễm.

Triệu chứng của bệnh hắc lào khiến trẻ thường xuyên quấy khóc

Bệnh hắc lào thường dễ khởi phát trên một số vùng da của trẻ nhất là hắc lào ở mặt trẻ sơ sinh. Tại mặt, trẻ có thể bị hắc lào ở các vị trí như: Má, cằm, quanh mép, mũi, trán, gần tai…

Để chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, ban đầu bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà trẻ mắc phải. Một số câu hỏi có thể sẽ được bác sĩ nhắc đến:

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
  • Trong gia đình có ai mắc bệnh hắc lào hay không?

Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da tại vùng bị bệnh để soi rọi dưới kính hiển vi. Nếu có sự xuất hiện của một số loại vi nấm thì có thể trẻ đang bị bệnh hắc lào.

Đối với người lớn, khi bệnh hắc lào còn ở mức độ nhẹ thì không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Thay vào đó, các bài thuốc dân gian sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, việc áp dụng các bài thuốc dân gian thường được khuyến cáo không nên sử dụng. Bởi da của trẻ rất nhạy cảm, việc dùng các thảo dược tự nhiên chưa được tách độc và sai cách không thể đảm bảo được tính an toàn.

Khi trẻ bị hắc lào, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thông thường với trẻ, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc bôi ngoài da cho trẻ sử dụng. Các thuốc thường dùng bao gồm:

  • Lotrimin
  • Clotrimazole
  • Tolnaftate
  • Miconozale
  • Lamisil

Trong trường hợp trẻ bị hắc lào ở khu vực đầu, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại dầu gội chống nấm. Bạn có thể dùng sản phẩm này để tắm gội cho bé mỗi ngày. Nếu triệu chứng không bớt hãy báo ngay cho bác sĩ để đưa ra liệu pháp phù hợp hơn thay thế.

Đối với bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, việc điều trị thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm thì việc chữa bệnh sẽ phức tạp hơn. Lúc này ngoài thuốc bôi tại chỗ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại thuốc khác để đẩy lùi bệnh. 

Tất cả các thuốc trị hắc lào cho trẻ sơ sinh cần được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra khi điều trị bạn cần báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc mà chưa nhận được chỉ dẫn y khoa.

Hắc lào ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của trẻ nhỏ. Làn da non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả trở thành bài toán khó với các gia đình.

Thấu hiểu điều đó, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Thảo mộc đặc trị hắc lào an toàn sau 1 liệu trình. Bài thuốc Nam đặc trị hắc lào được hàng ngàn bà mẹ lựa chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm phù hợp với điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh như:

Được nghiên cứu và bào chế dựa trên cơ địa trẻ nhỏ

Đội ngũ các bác sĩ nghiên cứu ưu tiên lấy cơ địa trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú làm cơ sở để xác định mức độ lành tính của bài thuốc. Công thức thuốc được gia giảm linh hoạt có dược tính phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, dạng bào chế thẩm thấu nhanh, dễ dàng sử dụng cho trẻ nhỏ.

Bài thuốc được nghiên cứu bài bản, kế thừa nhiều giá trị tinh hoa YHCT, hàng chục bài thuốc cổ phương. Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào của Trung tâm thuốc dân tộc được đánh giá có công dụng vượt trội.

Thảo mộc đặc trị hắc lào kết hợp đồng thời của 3 chế phẩm nhỏ:Thảo mộc bôi ngoài da giúp loại bỏ nấm, mầm bệnh hắc lào, lành tổn thương, liền sẹo, chăm sóc da của trẻ. Cao uống giải độc hoàn thải loại hoàn toàn độc tố. Bình can hoàn tăng cường chức năng gan, tăng sức đề kháng, ngăn tái phát, dinh dưỡng da và cơ thể.

>> Xem thêm chi tiết: Thảo mộc đặc trị hắc lào từ thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc đặc trị hắc lào bằng thảo dược

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thuốc bôi ngoài được ưu tiên sử dụng. Thuốc uống được bác sĩ cân nhắc trong trường hợp phù hợp.

Hiệu quả nhanh chóng, an toàn tuyệt đối

Điều khiến các bà mẹ quan tâm nhất khi lựa chọn phương pháp điều trị hắc lào cho bé chính là độ an toàn và thành phần bào chế. Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược chất lượng cao, phối chế theo công thức “vàng”. Công thức thuốc có dược tính cao, an toàn, linh hoạt theo từng thể trạng và thể bệnh.

Các thảo dược dùng bào chế nên bài thuốc đều đến từ vườn thảo dược đạt tiêu chuẩn Quốc tế GACP – WHO. Theo khảo sát hàng năm trên hơn 4000 người qua sử dụng Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào cho thấy:

  • 81,5% người bệnh khỏi dứt điểm bệnh hắc lào trong liệu trình đầu tiên
  • 15% trong số đó cảm thấy triệu chứng giảm hẳn chỉ sau 1 tuần sử dụng
  • 6,5% kéo dài liệu trình do không tuân thủ quy tắc kiêng khem, lối sống khoa học.
  • Hơn 20% trong số các bệnh nhân điều trị khỏi hắc lào là đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Hắc lào mà một bệnh ngoài da có nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm. Bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc và dự phòng khoa học cho trẻ để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Một số khuyến nghị dưới đây sẽ rất hữu ích:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách. Cần thường xuyên tắm rửa, thay quần áo. Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm lau khô da cho trẻ, nhất là những vùng da có nếp gấp.
  • Cắt gọn móng tay của trẻ để tránh trẻ gãi và chà xát khiến tổn thương trên da thêm nghiêm trọng.
  • Không cho trẻ dùng chung khăn tắm hay bất cứ vật dụng cá nhân nào với người lớn.
  • Dưỡng ẩm da cho trẻ theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực.
  • Không để thú nuôi trong nhà tiếp xúc với trẻ. Đồng thời vệ sinh cho thú nuôi sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh khởi phát việc điều trị cần đề cao tính an toàn. Hãy liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả, an toàn bằng dược liệu chuẩn sạch.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề