Đau bụng bên trái ngang rốn là bị gì

Việc tự chăm sóc cũng như có biện pháp bảo vệ sức khỏe là việc mà chúng ta tự ý thức. Nhưng khi bạn bắt đầu xuất hiện các hiện tượng về đau bụng bên trái ngang rốn thì không nên chủ quan và coi đây là hiện tượng bình thường. Vùng bụng phía bên trái có nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy khi bị đau có nghĩa bạn đang mắc phải một số bệnh nào đó. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các thông tin cần thiết nhất để có cách phòng tránh và điều trị càng sớm càng tốt.

Mục Lục

Hiện tượng bạn bị đau bụng bên trái ngang rốn được xem như một hiện tượng không quá hiếm gặp. Chúng có thể bắt gặp vào những thời điểm khác nhau và hiện nay ai cũng có thể bị đau bụng bên trái ở ngang rốn.

Đau bụng bên trái ở ngang rốn là tình trạng bạn bị đau nhói hay đau thắt quanh vùng bụng. Ở những mức độ khác nhau, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sinh hoạt cũng như công việc của bạn. Nhiều người cũng đang thắc mắc rằng hiện tượng đau bụng này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân nào.

Đau bụng bên trái ngang rốn là gì?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên môn thì đây không phải là một bệnh lý cụ thể. Nó như một dấu hiệu báo hiệu đến bạn về những bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Nhưng để đánh giá và kết luận chính xác thì bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh.

Đau bụng bên trái cần thực hiện thăm khám lâm sàng, siêu âm và tiến hành xét nghiệm cụ thể từ bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Tham khảo thêm bài viết để biết hiện tượng này bắt nguồn từ những nguyên nhân bệnh nào.

Đau bụng bên trái ngang rốn là biểu hiện của bệnh nào?

Hiện tượng đau bụng bên trái ngang rốn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vì hiện nay nó triệu chứng này cũng có nhiều người mắc phải. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng đau bụng này.

Đau bụng bên trái ngang vị trí rốn do viêm loét dạ dày

Đau bụng do viêm loét dạ dày

Hiện tượng bị viêm loét dạ dày, tá tràng được bác sĩ chia sẻ là căn bệnh gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày hay tá tràng. Những tổn thương thường xảy ra khi lớp niêm mạc bị bào mòn và các lớp bên ngoài của thành dạ dày hay thành ruột có dấu hiệu bị lộ ra ngoài.

Vết loét ở tá tràng có thể chiếm lên đến 95%, viêm loét dạ dày chiếm 60%, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25%. Thông tin chỉ giúp bạn tham khảo, bạn cần thăm khám trực tiếp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đau bụng do viêm túi thừa đại tràng

Đau bụng do viêm túi thừa đại tràng

Căn bệnh dấu hiệu nhận biết là một hay nhiều túi thừa bị viêm. Tình trạng viêm lan rộng ra tổ chức mỡ xung quanh, đôi khi có thể làm thủng túi thừa dẫn đến hình thành ổ áp xe. Không tránh khỏi các trường hợp hiếm có là hình thành đường rò đại tràng với bàng quang, tử cung, âm đạo,…

Bị sỏi thận gây đau bụng bên trái ngang rốn

Bị sỏi thận gây đau bụng

Đau bụng bên trái ở ngang rốn do sỏi thận là bệnh liên quan đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như: Thận, niệu quản, niệu đạo nam giới, bàng quang.

Sỏi thận có biểu hiện bệnh khá đa dạng, từ việc nó âm thầm gây hiện tượng thận ứ nước không có triệu chứng đến tình trạng bạn bị đau quặn bụng cần phải đi cấp cứu nhanh chóng.

Đau bụng bên trái nguyên nhân do bị táo bón

Đau bụng do bị táo bón

Những người gặp hiện tượng táo bón thường bị đau bên cánh của cạnh sườn. Đó là do phân bị táo bón thường khá cứng nên sẽ gặp nhiều khó hơn trong quá trình chuyển động. Đây được xem như hiện tượng nhẹ nhất của những người bị đau bụng bên trái ngang rốn.

Nhằm khắc phục tốt hiện tượng này bạn cần bổ sung rau xanh, củ quả, những chất tốt cho hệ tiêu hóa vào những bữa ăn thường ngày. Hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh.

Đau bụng do bị rối loạn tiêu hóa

Đau bụng do bị rối loạn tiêu hóa

Tình trạng thường xảy ra khi bạn ăn phải những món ăn đã nhiễm khuẩn nhưng chưa đến mức bị ngộ độc. Người bệnh thường có dấu hiệu bị đau bụng bên trái ở ngang rốn sau khi ăn hay đi ngoài. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể khiến bạn bị nôn ói và ngộ độc,… lúc này cần phải đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Đau bụng bắt nguồn hội chứng ruột kích thích

Đau bụng bắt nguồn hội chứng ruột kích thích

Ở trường hợp này, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ sau khi ăn, hay đi ngoài và những cơn đau này thường tập trung nhiều ở bên trái dưới sườn. Dấu hiệu là bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, đi ngoài có phân lỏng. Nếu gặp hiện tượng này bạn cần gặp bác sĩ để được xác định và đưa hướng điều trị phù hợp, hạn chế làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Trên đây là những bệnh có dấu hiệu nhận biết là đau bụng bên trái ngang rốn. Bạn cần thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị và có cách xử lý kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm về sau và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Phòng tránh đau bụng bên trái ngang rốn bằng cách nào?

Để phòng tránh tốt hiện tượng đau bụng bên trái ngang rốn, có thể áp dụng một số cách như sau:

Sử dụng các bài thuốc dân gian

  • Gừng tươi: Giúp lưu thông máu được dễ dàng hơn, vì vậy khi đau bụng bạn có thể thường thức một ly trà gừng làm ấm bụng và giúp giảm các cơn đau nhanh chóng.
  • Mật ong: Pha mật ong với nước ấm để thưởng thức sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng bên trái ở ngang rốn một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá ổi, lá bạc hà trong quá trình làm giảm cơn đau bụng của mình.
    Phòng tránh đau bụng bên trái ngang rốn bằng cách nào?

Trong y học hiện đại

Ngay khi bạn cảm thấy bị đau bụng bên trái ngang rốn nhưng lại không rõ nguyên nhân thì cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và thực hiện điều trị kịp thời. Lúc này bạn cần giữ bình tĩnh và theo dõi cơn đau, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác bệnh mình mắc phải. Cần báo ngay với bác sĩ các hiện tượng xảy ra để họ có cách xử lý nhanh chóng.

Xây dựng chế độ ăn uống và lịch luyện tập hợp lý

Để hạn chế những cơn đau bụng bạn cần chú ý các điểm sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá hay thực phẩm cay nóng quá nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết, Vitamin có nhiều trong rau xanh và những loại hoa quả tươi.
  • Trong khi ăn nên nhai chậm, hạn chế gây áp lực cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày.
  • Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức, tránh để tâm lý căng thẳng và cơ thể bị mệt mỏi.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tham khảo về những điểm cần biết về đau bụng bên trái ngang rốn. Bạn không được chủ quan và cần thăm khám với bác sĩ ngay khi có triệu chứng mà không thể xác định chính xác nguyên nhân. Điều này giúp bạn hạn chế được các rủi ro không đáng có về sau.

Chủ Đề