Đảo chính ở Myanmar và bài học cho Việt Nam

Một nhóm nhỏ người biểu tình kỷ niệm một năm cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, sử dụng tiếng nói của họ để chia sẻ một thông điệp lớn là, cuộc cách mạng nhất định phải giành chiến thắng.

Các cửa hàng và doanh nghiệp đã đóng cửa, như một phần của cuộc đình công im lặng và đã có báo cáo về các vụ bắt giữ vào tuần trước, nhằm giảm hoạt động biểu tình.

Cũng có những cảnh báo rằng, những người biểu tình chống đảo chính có thể bị bỏ tù.

Quân đội đã giành quyền kiểm soát ở Myanmar vào ngày 1 tháng 2 năm rồi và trao quyền lực cho Tổng tư lệnh quân đội, Thượng tướng Min Aung Hlaing.

Người ủng hộ là ông Tunaung Shwe có trụ sở tại Sydney nói rằng, cộng đồng đã phần nào mong đợi hành động này, vì tin tưởng của người đứng đầu quân đội.

“Nhiều người kinh ngạc và họ chẳng biết làm thế nào để đối phó lại vụ đảo chính, sau đó họ nghe vị cố vấn quốc gia là bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo khác bị bắt giam”, Tunaung Shwe.

Được biết vào năm 2020, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ Aung San Suu Kyi đã thắng cử, thế nhưng bà nầy 76 tuổi và các nhân vật cao cấp khác của đảng này đã bị giam giữ.

Ông Shwe khẳng định, người dân Myanmar vẫn mạnh mẽ kể cả 12 tháng sau khi quân đội nắm quyền kiểm soát.

Đặc phái viên của Tổng thư ký về Myanmar, là bà Noeleen Heyzer cho biết hàng ngàn người mất hết nhà cửa và sự tàn bạo ngày càng gia tăng.

Bà cũng nói rằng, thời gian không còn nhiều và hành động toàn cầu là rất cần ngay lập tức.

“Chúng tôi kêu gọi phải có hành động chung lớn hơn, bao gồm cả Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hãy giúp đặt ra các khối xây dựng, nhằm xây dựng lại lòng tin và bắt đầu các cuộc đàm phán về hòa bình, thống nhất quốc gia và dân chủ”, Noeleen Heyzer.

Bà ước lượng, có phân nửa dân số Myanmar hiện sống trong nghèo khó.

Thế nhưng bất chấp những gian khổ, cựu báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Myanmar là Yanghee Lee nói rằng, lực lượng kháng chiến vẫn tiếp tục.

“Mọi người đã trải qua một năm, chịu đựng rất nhiều gian khổ thế nhưng họ vẫn tiếp tục và nay được cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia”, Yanghee Lee.

Ông cho biết đây là một năm mới hoặc đột phá, để cộng đồng quốc tế ứng phó với tình hình ở Myanmar.

Ông nói rằng, các cuộc tẩy chay chống lại quân đội đang diễn ra ở Myanmar và các biện pháp trừng phạt có thể là một hành động hiệu quả.

“Những nước như Úc nếu chấp nhận việc chế tài, thì nó thực sự sẽ đi một chặng đường dài".

"Còn nếu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với MOGE, vốn là Công ty Dầu khí Myanmar, thì sẽ còn một chặng đường dài nữa".

"Nếu EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với MOGE, tôi hiểu đó là Pháp ngăn EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với MOGE, nó thực sự sẽ đi một chặng đường dài mới thấy hiệu quả”, Yanghee Lee.

"Trên thực tế, những chống đối mà chúng ta đang thấy đối với quân đội là cuộc kháng chiến rộng khắp và có hệ thống nhất, mà chúng ta từng thấy chống lại bất kỳ chính phủ quân sự nào ở Myanmar trong lịch sử hiện đại”, Phil Robertson.

Còn ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đồng ý rằng, lực lượng kháng chiến hiện phát triển từ từ.

“Quân đội chắc chắn rất căng thẳng và họ không bao giờ mong đợi cuộc kháng chiến này sẽ kéo dài đến vậy".

"Trên thực tế, những chống đối mà chúng ta đang thấy đối với quân đội là cuộc kháng chiến rộng khắp và có hệ thống nhất, mà chúng ta từng thấy chống lại bất kỳ chính phủ quân sự nào ở Myanmar trong lịch sử hiện đại”, Phil Robertson.

Còn Ngoại trưởng Úc Marise Payne kêu gọi, quân đội Myanmar chấm dứt hành động bạo lực đối với công dân nước này.

Bà nói Úc lên án bạo lực và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, yêu cầu trả tự do cho những người bị giam giữ trong đó có Giáo sư Sean Turnell.

Bà đang yêu cầu quân đội tham gia vào một cuộc đối thoại toàn diện, với hy vọng nền dân chủ sẽ tạo ra một sự trở lại hòa bình ở Myanmar.

Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng ngoại giao bao gồm Thượng nghị sĩ Payne, kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm bớt số lượng vũ khí và vật chất cho quân đội Myanmar.

Một số phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng, nhà cầm quyền quân sự đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trong 6 tháng.

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese

Vào ngày 1/2, đường phố ở trung tâm Yangon có rất ít xe cộ và hầu như không có người đi lại. Những người phản đối chính quyền của quân đội đảo chính một năm trước đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi "một cuộc đình công im lặng". Người dân đã ở nhà và đóng cửa.

Đường phố Yangon hầu như vắng tanh hôm 1/2. Các nhà hoạt động đã kêu gọi mọi người nghỉ làm và ở nhà.

Quân đội đã cảnh báo sẽ có hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai tham gia, nhưng người dân vẫn tiến hành đình công.

Cái giá của bất ổn định

Đồng tiền của Myanmar tiếp tục mất giá. Đầu tư nước ngoài đang chậm lại và nền kinh tế trong tình trạng "rơi tự do". Ngân hàng Thế giới đã dự báo kinh tế nước này giảm 18% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2021.

Theo ước tính của nhóm nhân quyền ở Myanmar có tên Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, từ sau cuộc đảo chính đã có hơn 1.500 người thiệt mạng trong cuộc đàn áp của quân đội.

Quân đội đa phần khống chế được sự phản kháng ở các khu vực thành thị như Yangon, nhưng ở những nơi khác thì không. Đụng độ với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày càng gay gắt ở các vùng nông thôn.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia [NUG] ra mắt sau cuộc đảo chính đã kêu gọi người dân và thành viên các nhóm vũ trang thiểu số tiến hành "cuộc chiến phòng vệ" chống lại chính quyền quân sự.

Nhà hoạt động chạy trốn sang Nhật Bản

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Tin Win trốn thoát sang Nhật Bản vào tháng 6 năm ngoái. Ông cho biết đàn áp của quân đội rất tàn ác.

Ông nói: "Đây là cuộc đảo chính tàn bạo nhất, hủy diệt nhất và vô tác dụng. Giờ đây chúng tôi rơi vào thế bế tắc nguy hiểm chết người. Quân đội đã sử dụng vũ lực quá mức. Mọi người không thể đi làm hay mở cửa hoạt động kinh doanh. Nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng. Hệ thống tiền tệ tan vỡ".

Bà Aung San Suu Kyi hầu tòa

Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar là bà Aung San Suu Kyi đã bị quân đội bắt giữ và quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw. Vào cuối tháng 5, bà được đưa đến một địa điểm không ai biết, hiện vẫn chưa rõ bà bị giam giữ ở đâu.

Bà Aung San Suu Kyi dự phiên tòa xét xử bà vào tháng 5/2021. Đây là lần đầu tiên bà xuất hiện kể từ khi bị giam giữ trong cuộc đảo chính quân sự.

Bà bị cáo buộc hơn 10 tội danh, và đã phủ nhận toàn bộ các tội danh này.

Cho đến nay, bà Aung San Suu Kyi đã bị kết án tổng cộng 6 năm tù, nhưng nếu bị tuyên có tội với tất cả các tội danh, bà sẽ phải đối mặt với hơn 100 năm tù.

Vụ xét xử bà diễn ra tại tòa án được thiết lập đặc biệt bên trong một cơ sở của chính quyền địa phương ở Naypyitaw. Công chúng và nhà báo bị cấm tham dự. Tin tức cho biết có rất ít nhân chứng đứng ra bảo vệ bà Aung San Suu Kyi vì sợ quân đội.

Có cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng

Giữa bối cảnh hỗn loạn bao trùm Myanmar trong năm ngoái, nổi lên một số vụ việc đặc biệt kinh hoàng. Một nhóm ủng hộ dân chủ cho biết chỉ trong riêng vụ việc ở bang Kayah, miền Đông Myanmar đã có 35 dân thường thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhóm khẳng định quân đội đã thiêu xác các nạn nhân.

Trong khi quân đội bác bỏ những tin tức trên, các phương tiện truyền thông nhà nước đã đưa tin về giao tranh nổ ra sau khi các chiến binh trên xe nổ súng vào binh sĩ.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh

Tháng 1/2022, Mỹ, Anh và Canada đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 7 cá nhân và 2 tổ chức có liên quan đến quân đội Myanmar.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố rằng kể từ sau cuộc đảo chính, người dân Myanmar "kiên định từ chối chính quyền quân sự và kêu gọi để đất nước của họ quay trở lại con đường tới dân chủ toàn diện".

Ông nói thêm rằng Mỹ "sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế của Mỹ để giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền và thúc giục chính quyền quân đội dừng bạo lực, đồng thời trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công".

Phản ứng của Liên hợp quốc

Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi ngừng bạo lực nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể. Tình hình Myanmar đã được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Mỹ và các nước EU có ý định áp đặt lệnh trừng phạt. Trung Quốc và Nga không muốn ủng hộ các hình phạt như vậy, đồng thời khẳng định họ không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.

ASEAN chia rẽ quanh vấn đề Myanmar

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], tổ chức có 10 thành viên bao gồm cả Myanmar, đang cố gắng làm trung gian đối thoại giữa quân đội và các lực lượng ủng hộ dân chủ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến thăm Myanmar vào tháng 1 để hội đàm với lãnh đạo quân đội nước này. Một số thành viên ASEAN đã phản ứng gay gắt với động thái này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen muốn Myanmar tham gia trở lại vào các hội nghị cấp cao ASEAN. Tháng 1, ông đến Myanmar để hội đàm với người đứng đầu quân đội nước này Min Aung Hlaing. Chuyến đi vấp phải chỉ trích của một số thành viên ASEAN khác, bao gồm Indonesia và Singapore, những thành viên đang thúc giục cần có lập trường cứng rắn chống lại chính quyền quân sự. Các quốc gia thành viên ASEAN vẫn bất đồng về việc cần phải làm gì.

Nhật Bản kêu gọi hòa bình và ổn định

Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã lên tiếng phản đối việc quân đội nắm quyền. Ông nói: "Nhật Bản lên án mạnh mẽ tình trạng này. Dù cộng đồng quốc tế nhiều lần kêu gọi chấm dứt bạo lực, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế và cần có giải pháp khôi phục hòa bình và ổn định".

Trong khi Tokyo không công nhận thể chế quân sự hay NUG, về mặt ngoại giao chính thức, chính phủ Nhật Bản có một kênh cửa sau đối với quân đội mà chính phủ đã cố gắng sử dụng để cải thiện tình hình mặc dùng không thành công. Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, kênh đó là cơ hội để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Từ quan điểm kinh tế, Myanmar được coi là mảnh đất cuối cùng cho các cơ hội kinh doanh lớn ở châu Á . Các công ty Nhật Bản đã đổ xô đến đây khi Myanmar mở cửa nền kinh tế vào năm 2011. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của Myanmar bằng cách mở rộng hỗ trợ phát triển chính thức [ODA]. Số tiền đó lên tới khoảng 1,8 tỷ đôla trong năm tài chính 2019, khiến Nhật Bản trở thành nhà tài trợ đơn lẻ lớn nhất trong số các nước phát triển.

Nhật Bản sẽ không cung cấp viện trợ mới cho Myanmar. Nhưng hàng chục dự án vốn vay bằng đồng yên và các chương trình đã ký kết sẽ vẫn tiếp tục.

Giáo sư Nemoto Kei, một chuyên gia về Myanmar tại Đại học Sophia, nói rằng chính phủ Nhật Bản nên có một cách tiếp cận cứng rắn hơn. Ông nói: "Nhật Bản nên thúc giục Thống tướng Min Aung Hlaing ngừng bạo lực, trả tự do cho những người đã bị bắt và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi dân chủ của đất nước để cho phép tất cả mọi người tham gia vào chính trị". Nhật Bản cũng nên đình chỉ ngay lập tức các dự án ODA đang thực hiện và sử dụng chúng như một quân bài thương lượng".

Biểu tình ở Nhật Bản

Hôm 1/2, những người xuất thân từ Myanmar sống ở Nhật Bản đã tổ chức biểu tình để phản đối chính quyền quân đội Myanmar. Khoảng 300 người đã tập trung trước Bộ Ngoại giao ở Tokyo, kêu gọi chính phủ Nhật Bản tăng cường nỗ lực mang lại nền dân chủ cho Myanmar.

Khoảng 300 người tập trung tại Tokyo, hô vang "Tự do cho bà Aung San Suu Kyi" và "Không bao giờ công nhận chính phủ do quân đội Myanmar lãnh đạo".

Một phụ nữ 30 tuổi tham gia biểu tình nói: "Những người vô tội, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đang bị giết hại hằng ngày. Tôi hy vọng người dân Nhật Bản sẽ giúp đỡ Myanmar".

Người dân phải di tản gây ra khủng hoảng nhân đạo

Các số liệu của Liên hợp quốc cho thấy rằng hơn 300.000 người đã phải di tản vì bạo lực, con số tương đương với một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Giáo sư Nemoto đang kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, hành động và hỗ trợ những người đang cần trợ giúp.

Video liên quan

Chủ Đề