Đánh giá trắc nghiệm hóa học 10

Mã hàng Cấp Độ/ Lớp Cấp Học Nhà Cung Cấp NXB Năm XB Trọng lượng [gr] Kích Thước Bao Bì Số trang Hình thức Sản phẩm bán chạy nhất
8936036281101
Lớp 10
Cấp 3
Cty Giáo Dục Đức Trí
NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM
06-2010
200
24 x 16
205
Bìa Mềm
Top 100 sản phẩm Tham Khảo Lớp 10 bán chạy của tháng
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

1350 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 10

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh, đặc biệt là tính linh hoạt, nhanh nhạy. Mặt khác, câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp cho các thầy cô đánh giả kết quả học tập của các em học sinh một cách nhanh chóng và tổng quan hơn.

Quyển sách 1350 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 10 sẽ cung cấp cho các em tài liệu ôn luyện và kiểm tra kiến thức nhằm củng cố kiến thức của mình. Sách bao gồm 1350 câu hỏi trắc nghiệm phù hợp cho các học sinh ở cả 2 chương trình cơ bản và nâng cao.

Nội dung sách được phân theo các chương bám sát chương trình SGK Hóa học 10 giúp các em dễ dàng tìm kiếm và ôn luyện.

Nội dung các chương bao gồm 2 phần:

- Phần 1: Tóm tắt kiến thức cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm theo từng chương trong SGK. Phần này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức thức một cách có hệ thống và vận dụng tốt vào việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập.

- Phần 2: Đáp án các câu trắc nghiệm sẽ giúp các em đối chiếu với kết quả bài làm của mình, tìm ra lỗi sai và hoàn thiện những kiến thức còn yếu.

Đây là tài liệu ôn tập bổ ích giúp các em học tốt môn Hóa học và tự tin hơn trong các kì thi

LỜI NÓI ĐẦU

Kiểm tra, đánh giá có ba chức năng chính là chẩn đoán, điều chỉnh và xác nhận. Kiểm tra, đánh giá giúp chẩn đoán tình hình dạy học, từ đó điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt kết quả cao hơn, đồng thời xác nhận thành quả dạy học của thầy và trò. Để phục vụ cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng và phương pháp dạy học nói chung nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hoá học ở trường phổ thông, chúng tôi biên soạn cuốn sách “54 đề kiểm tra hóa học 10” theo chương trình chuẩn và nâng cao.

Sách được biên soạn theo bảy chương của sách giáo khoa khóa học 10. Nội dung của mỗi chương gồm ba phần:

A. Tóm tắt lí thuyết

B. Đề kiểm tra: Gồm các đề thời lượng 45 phút với các cấu hỏi trắc nghiệm là trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Trong đó có những câu hỏi về hình vẽ, đồ thị, kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học. Các câu tự luận gồm các câu hỏi về lí thuyết và các bài tập hóa học, trong đó phần tính toán không quá nặng mà chủ yếu để cao năng lực tư duy hóa học. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận bao trùm các kiến thức cơ bản về hoá học ở lớp 10 có mở rộng và gắn với thực tiễn. Đặc biệt các đề 53, 54 là các đề tổng hợp kiểm tra học kì 1 và học kì 2

C. Đáp án và hướng dẫn một số câu hỏi khó.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp ích cho các em học sinh học tốt hơn và các thầy, cô giáo dạy tốt hơn mộn Hoá học,

Mặc dù rất cố gắng nhưng cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.

Các tác giả

Câu 1:

Trong các chất: nhôm [aluminium], nitơ [nitrogen], oxi [oxygen], nước. Hợp chất là

A. nhôm [aluminium]

B. nitơ [nitrogen]

C. oxi [oxygen]

D. nước

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Nhôm [aluminium] có công thức phân tử là Al ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố Al.

Nitơ [nitrogen] có công thức phân tử là N2⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố N.

Oxi [oxygen] có công thức phân tử là O2⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố O.

Nước có công thức phân tử là H2O ⇒ được cấu tạo từ 2 nguyên tố H và O.

Vậy hợp chất là nước.

Câu 2:

Cho các quá trình biến đổi sau:

[1] Nước sôi bay hơi.

[2] Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.

Khẳng định đúng là

A. [1] là quá trình biến đổi vật lí, [2] là quá trình biến đổi hóa học

B. [1] là quá trình biến đổi hóa học, [2] là quá trình biến đổi vật lí

C. Cả [1] và [2] đều là quá trình biến đổi hóa học

D. Cả [1] và [2] đều là quá trình biến đổi vật lí

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biến đổi vật lí là quá trình biến đổi về các đặc tính vật lí của nó như hình dạng, trạng thái [rắn, lỏng khí] nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

Biến đổi hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

[1] Nước sôi bay hơi. ⇒ nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí [hơi] ⇒ quá trình biến đổi vật lí.

[2] Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí [chất mới tạo thành], đinh sắt tan dần.

Phản ứng: Fe + 2HCl ⟶ FeCl2+ H2↑

⇒ Quá trình biến đổi hóa học.

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. Thành phần, cấu trúc của chất

B. Tính chất và sự biến đổi của chất

C. Ứng dụng của chất

D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào thuộc đối tượng nghiên cứu của sinh học.

Câu 7:

Phương pháp nào dưới đây không phảilà phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học?

A. Phương pháp giao tiếp

B. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết

C. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm

D. Phương pháp học tập trải nghiệm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm:

[1] Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

[2] Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

[3] Phương pháp luyện tập, ôn tập.

[4] Phương pháp học tập trải nghiệm.

Vậy phương pháp giao tiếp không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học.

Câu 10:

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là

A. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học

B. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…

C. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau

D. Cả A, B và C đều sai

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.

Câu 12:

Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là

A. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

B. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

C. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

D. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là:

Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu [lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng]; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

Chủ Đề