Đánh giá thực thi công vụ 2023

Báo cáo đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ [Văn bản này thay thế cho văn bản số 1533/TTCP-KHTH ngày 07/7/2023 của Thanh tra Chính phủ]

Ngày 11/7/2023, Thanh tra Chính phủ đã có Văn bản về việc báo cáo đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ [Văn bản này thay thế cho văn bản số 1533/TTCP-KHTH ngày 07/7/2023 của Thanh tra Chính phủ].

Theo Kế hoạch, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Đồng Nai và UBND thành phố Đà Nẵng.

Kế hoạch nhằm đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức trong việc thực hiện trách nhiệm công vụ trên phạm vi cả nước, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có nhiều bức xúc trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; ghi nhận cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng trong cả nước; kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên phạm vi cả nước để kiến nghị biện pháp khắc phục.

Kết quả thanh tra sẽ được tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm [nếu có], sửa đổi cơ chế chính sách, tháo gỡ trong tổ chức, thực hiện; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện trách nhiệm công vụ.

Để kế hoạch triển khai hiệu quả, yêu cầu đặt ra là việc thanh tra phải bảo đảm chính xác, khách quan, không gây cản trở đến hoạt động của đơn vị được thanh tra; tuân thủ đúng quy định của pháp luật; có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thanh tra.

Các đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trực tiếp với thời hạn là tối đa 45 ngày, triển khai thanh tra trong tháng 12/2023. Trong đó, thời kỳ thanh tra được xác định là từ ngày 15/7/2021 đến 30/11/2023 [thời điểm ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ban hành Chương trình Tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ].

Theo Kế hoạch, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Đồng Nai và UBND thành phố Đà Nẵng.

Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành thanh tra tại các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra tại các quận, huyện, sở, ban, ngành trực thuộc.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nội dung thanh tra, thời kỳ thanh tra, đối tượng thanh tra để thống nhất thực hiện.

Thanh tra các bộ, ngành, địa phương kết thúc thanh tra trực tiếp, tổng hợp kết quả trình cấp có thẩm quyền để ban hành báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, đồng thời gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/4/2024 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo kết quả thanh tra gửi Thanh tra Chính phủ, tổng hợp theo các nội dung hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Chiều 11-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong báo cáo tại phiên họp.

Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh tăng so với năm 2022

Báo cáo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong năm 2023, tình hình công dân đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng 37,5% so với năm 2022, với tổng số người được tiếp tăng 41,8% và hơn 294 nghìn vụ việc [tăng 33,2%].

Về kết quả tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, các cơ quan hành chính tiếp nhận 446.805 đơn các loại; đã xử lý 422.801 đơn; qua xử lý có 50.533 đơn khiếu nại, 21.767 đơn tố cáo; có 28.892 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. So với năm 2022, số đơn các loại tăng 29,6%, đơn khiếu nại tăng 20,5%, đơn tố cáo tăng 23,5%.

Về kết quả giải quyết tố cáo, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp là 7.592 vụ việc, giảm 7,6%; đã giải quyết 6.547 vụ việc, đạt 86,2%.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.531 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm [tăng 20,7%] thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.408 cơ quan, tổ chức, đơn vị; đã ban hành 1.283 kết luận thanh tra. Qua thanh tra kiến nghị xử lý hành chính đối với 233 tổ chức, 520 cá nhân; đã xử lý 190 tổ chức, 460 cá nhân.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, trong công tác tiếp công dân, mặc dù đã chuyển biến tốt hơn so với giai đoạn trước nhưng việc thực hiện tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu một số cơ quan hành chính chưa bảo đảm so với quy định của luật.

Chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn ở một số nơi chưa cao, còn sai sót, nhầm lẫn, hướng dẫn, chuyển đơn không đúng nơi có thẩm quyền giải quyết. Một số vụ việc chưa được chính quyền địa phương quan tâm, xem xét xử lý ngay từ cơ sở dẫn đến có nguy cơ diễn biến phức tạp; chất lượng giải quyết ở một số địa phương còn hạn chế.

Thời gian tới, dự báo tình hình diễn biến phức tạp, do đó cần tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân, chủ động, nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh chính trị và trật tự xã hội.

.jpg]Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo thẩm tra.

Bộ trưởng “tiếp ít, ủy quyền nhiều”

Báo cáo thẩm tra, về công tác tiếp công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ bổ sung làm rõ lý do của việc bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “tiếp ít, ủy quyền nhiều” trong việc tiếp công dân.

Bên cạnh đó, trong báo cáo gộp số ngày thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp trực tiếp tiếp công dân với số ngày ủy quyền cho cấp phó tiếp để đánh giá về việc chấp hành quy định của pháp luật về số ngày tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước là chưa bảo đảm theo đúng theo quy định của Luật Tiếp công dân, chưa phản ánh chính xác trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc trực tiếp tiếp công dân.

Về kết quả giải quyết tố cáo, số tố cáo có nội dung đúng chiếm tỷ lệ 23,5%, so sánh với tỷ lệ năm 2022 là 18,7% cho thấy tình hình sai phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, số tố cáo tiếp có nội dung đúng chiếm tỷ lệ 33,5%, so sánh với năm 2022 là 36,1% cho thấy tỷ lệ sai sót trong giải quyết tố cáo lần đầu của các cơ quan nhà nước tuy có giảm, nhưng vẫn còn cao. Từ đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, quyết liệt hơn nữa để nâng cao chất lượng của công tác giải quyết tố cáo.

Thảo luận tại phiên họp, về tiếp công dân, báo cáo của Ủy ban Pháp luật đề cập các thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới chỉ chiếm 45%. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị cần làm rõ, công khai thông tin những đơn vị, người đứng đầu không trực tiếp tiếp công dân trước Quốc hội để các đại biểu nắm rõ.

.jpg]Quang cảnh phiên họp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định, tình hình sai phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức cao hơn năm trước. Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể hơn về việc thực hiện những kiến nghị đã được nêu trong thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các phiên họp cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội hằng tháng. Đồng thời, bổ sung rõ địa chỉ cụ thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị còn nhiều tồn tại, hạn chế để xác định trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thường xuyên cập nhật số liệu về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Một số địa phương chủ động xây dựng sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi riêng về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo nhưng chưa được liên thông kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

Chủ Đề