Đánh giá cấu tạo kính hiển vi quang học

[17/06/2014] Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

  Kính hiển vi ánh sáng truyền qua [transmitted light microscope] là loại kính hiển quang học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thường sử dụng một nguồn ánh sáng trắng rọi qua mẫu đặt trên một lam  kính  để quan sát hình dạng và vi cấu trúc của mẫu. Ảnh của mẫu là hình ảnh hai chiều.

Cấu tạo kính hiển vi quang học 

Kính hiển vi soi nổi [stereoscopic microscope] là loại kính hiển vi quang học được thiết kế để quan sát hình ảnh bề mặt của mẫu vật thể ở độ phóng đại thấp. Loại kính này thường sử dụng chùm  ánh sáng trắng chiếu tới bề mặt của vật thể, hình ảnh tạo ra bởi ánh sáng phản xạ thông qua hai trục quang học riêng biệt với hai vật kính [hoặc một vật kính phẳng], hệ thống kính phóng và đến thị kính,. Ảnh của mẫu vật thường là hình ảnh 3 chiều.

Kính hiển vi phân cực [polarizing microscope] là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng phân cực để quan sát, nghiên cứu định tính và định lượng những mẫu có đặc tính lưỡng chiết [có hai chỉ số khúc xạ]. Kính hiển vi phân cực có khả năng cung cấp những thông tin về màu hấp thụ và đường biên quang học giữa các chất liệu khác nhau [có chỉ só khúc xạ khác nhau] trong cùng một mẫu. Hình ảnh hiển vi phân cực có độ tương phản cao.


Cấu tạo Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống:

  •         Hệ thống giá đỡ
  •         Hệ thống phóng đại
  •         Hệ thống chiếu sáng     
  •         Hệ thống điều chỉnh
  •         Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

        Hệ thống phóng đại gồm:

  •  Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát]
  •   Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật].

        Hệ thống chiếu sáng gồm:

  •    Nguồn sáng [gương hoặc đèn].
  •    Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
  •    Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.


Cách sử dụng kính hiển vi quang học

 Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.

 Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.

  •  Điều chỉnh ánh sáng.
  •  Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
  • Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
  •  Hạ vật kính sát vào tiêu bản [mắt nhìn tiêu bản].
  • Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
  • Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
  • Cách thức bảo quản kính hiển vi trong quá trình sử dụng
  • Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.
  • Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.
  • Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
  • Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

Đến đây ta hình dung kính hiển vi quang học quét đầu dò phong phú và đơn giản như thế nào. Chỉ cần bố trí đầu dò nhạy,đo được 1 đại lượng vật lí, hoá nào đó, thí dụ lực ma sát,suất điện động phối hợp với bộ quét ta có thể có được hình ảnh hiển vi của đại lượng đó.Ta có dược ảnh phóng đại của những cái không trông thấy như ảnh lực ma sát, ảnh lực từ, ảnh thế điện hoá v.v

[24/11/2016] Kính hiển vi là thiết bị gồm 3 thành phần cơ bản là đầu, thân chân đế. Kính hiển vi giúp phóng to hình ảnh của một vật lên gấp nhiều lần để phân tích và nghiên cứu được tiện lợi nhất.

Kính hiển vi là thiết bị gồm 3 thành phần cơ bản là đầu, thân chân đế. Kính hiển vi giúp phóng to hình ảnh của một vật lên gấp nhiều lần để phân tích và nghiên cứu được tiện lợi nhất.

Thành phần quan học trong kính hiển vi

Cấu tạo của kính hiển vi gồm 3 thành phần cơ bản là đầy kính gồm những bộ phận quang học ở phần trên của kính hiển vi, chân đế giúp nâng đỡ kính hiển vi và phần thân kính gắn với phần chân đế và nâng đỡ phần đầu kính hiển vi.

Thành phần quang học trong cầu tạo của kính hiển vi

  • Cấu tạo quang học của kính hiển vi gồm 2 hệ thống là thị kính và vật kính
  • Thị kính là ống kính dành cho người quan sát, thiết kế ở trên cùngncủa kính hiển vi. Thông thường, thị kính tiêu chuẩn có độ phóng đại 10x và các lựa chọn khác cho độ phóng đại của thị kính thường là từ 5x-30x.
  • Vật kính là những ống kính quang học chính trên kính hiển vi với độ phóng đại của ống kính này từ 4x-100x và thường cấu tạo gồm ba, bốn hoặc năm ống kính vật kính.

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi

  • Mâm mang vật kính gắn các vật kính và các vật kính được đặt trên một mâm xoay để các vật kính khác nhau có thể được lựa chọn một cách thuận thuận tiện nhất.
  • Núm chỉnh thô và chỉnh tinh được sử dụng để điều chỉnh tiêu cự trong kính hiển vi. Núm chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục - nghĩa là chúng được cấu tạo trên cùng một trục kính hiển vi với núm chỉnh tinh ở bên ngoài
  • Bàn sa trượt là nơi đặt mẫu vật cần quan sát, được sử dụng khi làm việc ở độ phóng đại cao.

Để hiểu được hết những thành phần của kính hiển vi bạn vui lòng đến với THB Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.

Chủ Đề