Dân tộc học đại cương tiếng anh là gì

Dân tộc học [tiếng Anh: ethnology, từ tiếng Hy Lạp ἔθνος, nghĩa là "dân tộc"] là lĩnh vực đa ngành nghiên cứu về sự khác biệt, chủ yếu là chủng tộc, sắc tộc và dân tộc, nhưng cũng liên quan tới tính dục, phái tính và các đặc điểm khác, và về quyền lực như được biểu hiện bởi nhà nước, xã hội dân sự hay cá nhân.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu so với dân tộc ký, một nghiên cứu những nhóm người riêng lẻ thông qua liên hệ trực tiếp với văn hóa, dân tộc học thu lượm nghiên cứu mà các nhà dân tộc ký biên soạn, sau đó so sánh và đối chiếu những nền văn hóa khác nhau. Thuật ngữ dân tộc học được Adam Franz Kollár giới thiệu và định nghĩa trong cuốn Historiae ivrisqve pvblici Regni Vngariae amoenitates xuất bản ở Viên năm 1783. Sự quan tâm của Kollár về tính đa dạng văn hóa và ngôn ngữ được khơi dậy tại quê hương ông, Vương quốc Hungary, một vùng đất đa ngôn ngữ, cũng như về nguồn gốc của ông liên quan tới những người Slovak, ông bắt đầu có sự quan tâm tới vấn đề này sau khi Đế chế Ottoman rút quân khỏi vùng Balkan xa xôi.

Mục tiêu nghiên cứu của dân tộc học bao gồm việc tái dựng lại lịch sử nhân loại, đưa ra giải thích về những sự bất biến văn hóa, ví dụ như việc cấm kỵ loạn luân và thay đổi văn hóa, làm sáng tỏ sự khái quát hóa về bản chất con người, một khái niệm đã bị chỉ trích bởi rất nhiều nhà triết học từ thế kỷ 19 như Hegel, Marx. Ở vài nơi trên thế giới, dân tộc học đã phát triển theo những hướng độc lập về điều tra và học thuyết sư phạm, với nhân loại học văn hóa trở nên phổ biến ở Mỹ và nhân loại học xã hội ở Anh. Sự khác biệt giữa ba thuật ngữ này ngày càng trở nên mơ hồ. Dân tộc học đã được coi là một ngành hàn lâm ở châu Âu từ thế kỷ 18 và được nhận thức như là một nghiên cứu so sánh về những nhóm con người.

Định nghĩa dân tộc học là một khoa học nghiên cứu về đặc điểm sinh hoạt văn hóa của các dân tộc trên toàn thế giới qua các quá trình. lịch sử phát triển của dân tộc ấy

Đối tượng nghiên cứu khoa học của dân tộc học:

DTH nghiên cứu về các dân tộc trên toàn thế giới

+ xuất hiện và thế kỉ thứ XIX do các nước tư bản châu âu nghiên cứu các dân tộc chậm tiến, phần lớn là các dân tộc chưa phát triển, chưa có chữ viết còn nghèo nàn.... nhằm tiến hành khai thác thuộc địa

+ Giai đoạn 3 đối tượng của dân tộc học lại thay đổi là các dân tộc đang phát triển

+ Hiện nay dân tộc học nghiên cứu tất cả các dân tộc chậm tiến hay phát triển có dân số đông đa số hay thiểu số dân tộc đang tồn đọng hay đã biến mất khỏi cuộc sống [tuyệt chủng]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sắc tộc học [ethnic studies]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Zmago Šmitek and Božidar Jezernik, "The anthropological tradition in Slovenia." In: Han F. Vermeulen and Arturo Alvarez Roldán, eds. Fieldwork and Footnotes: Studies in the History of European Anthropology. 1995. Gheorghiţă Geană, "Discovering the whole of humankind: the genesis of anthropology through the Hegelian looking-glass." In: Han F. Vermeulen and Arturo Alvarez Roldán, eds. Fieldwork and Footnotes: Studies in the History of European Anthropology. 1995.

Dân tộc học nghe qua có vẻ lạ nhưng đây lại không phải một ngành mới mẻ mà thực chất nó đã bắt đầu “du nhập” vào nền giáo dục Việt Nam từ thế kỷ 20. Đối với những bạn đam mê lịch sử, muốn nghiên cứu sâu và chuyên về một trong những thành phần quan trọng nhất để cấu tạo nên một đất nước – là các nhóm dân tộc [Ethnic] thì hãy theo dõi bài viết này của Du học RIBA để bạn có thể hiểu thêm về những thông tin quan trọng của ngành học thú vị này nhé!

1. Ngành Dân tộc học là gì?

  • Ngành dân tộc học [tên tiếng anh là Ethnology] là chuyên ngành nghiên cứu về sự phát triển và xuất hiện của các dân tộc. Chủ yếu thông qua việc khảo sát thực địa, phân tích các tài liệu và nghiên cứu so sánh để làm rõ cơ cấu kinh tế-xã hội, đời sống xã hội, hệ thống chính trị, đời sống xã hội, hôn nhân gia đình, phong tục tập quán, tin ngưỡng, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, đạo đức, tư tưởng.v.v… của mỗi nhóm dân tộc. Với tư cách là một môn chuyên ngành độc lập, chuyên ngành dân tộc học đã được hình thành và phát triển tại các nước Châu Âu vào giữa thế kỷ 19, sau đó được du nhập vào Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20.
  • Đối tượng nghiên cứu của ngành dân tộc học là các nhóm dân tộc. Quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra tổng thể của một dân tộc, nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và quá trình tiêu vong của họ, nghiên cứu về năng suất và các quan hệ sản xuất, nền tảng kinh tế và kiến trúc thượng tầng của mỗi dân tộc. Đây là một ngành học độc lập trong nhóm ngành khoa học xã hội. Ngành nhân loại học theo nghĩa rộng thường xem dân tộc học là một nhánh của văn hóa nhân loại học; nhân loại học theo nghĩa hẹp thì xem dân tộc học là một ngành song song vơi nhân loại học. Tiến hành nghiên cứu thực địa hoặc công tác điền dã dân tộc là phương pháp cơ bản để nghiên cứu dân tộc học.

2. Chương trình học của ngành Dân tộc học

Các môn học chính của ngành dân tộc học bao gồm:

  • * Nhập môn dân tộc học
    • Nhập môn khảo cổ học
    • Nhập môn xã hội học
    • Nhập môn ngôn ngữ học
    • Dân tộc học Trung Quốc
    • Dân tộc học thế giới
    • Lịch sử nhân loại học và dân tộc học
    • Giới thiệu lịch sử dân tộc Trung Quốc
    • Lý luận dân tộc và chính sách dân tộc
    • Nhân học thể chất
    • Phương pháp điều tra dân tộc học

3. Mục tiêu của chương trình đào tạo

  • Học viên cao học sẽ được trang bị những kiến thức mở rộng và nâng cao kiến thức bậc đại học cả về mặt lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành dân tộc học với sự cập nhật thông tin về những vấn đề dân tộc học cả lịch đại và đương đại liên quan đến các dân tộc ở Việt Nam và thế giới.
  • Trau dồi khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện về những vấn đề nghiên cứu của dân tộc học.
  • Học viên cao học được trang bị những kỹ năng chuyên sâu để tác nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng của dân tộc học vào ngành nghề và các lĩnh vực liên quan.
  • Ngoài ra, học viên cao học còn được trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, thực hành công tác cộng đồng, kỹ năng giao tiếp với các tổ chức, cơ quan có liên quan trong công tác nghiên cứu và các lĩnh vực ứng dụng của dân tộc học.
  • Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ dân tộc học có khả năng:

+ Giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu. Điều này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành Dân tộc học

+ Thực hiện các công việc: nghiên cứu, tư vấn, thẩm định, đánh giá các dự án, các chương trình đầu tư phát triển trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo giáo dục, môi trường… trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Có kiến thức cơ bản về các quốc gia và dân tộc khác nhau, tình hình cơ bản của văn hóa và xã hội, nắm được các phương pháp cơ bản của việc nghiên cứu dân tộc học, được đào tạo cơ bản về nhân loại học thể chất, ngôn ngữ học và khảo cổ học.

+ Nắm được những lý thuyết quan trọng nhất về xu hướng phát triển của giới dân tộc học trong và ngoài nước.

+ Nắm vững các phương pháp và phương tiện cơ bản của việc truy xuất tài liệu, truy vấn dữ liệu và điều tra lấy mẫu.

4. Học ngành Dân tộc học ra trường làm gì?

Những sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này thì có những con đường sau cho các bạn chọn lựa:

  • Sinh viên có thể chọn học lên thạc sĩ và trở thành giảng viên ngành Dân tộc học
  • Làm việc trong các cơ quan nhà nước, tư vấn cho các cơ quan hợp tác quốc tế, cơ quan văn hóa giáo dục, báo chí và xuất bản, các tổ chức xã hội, ngành du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở khác.

5. Những môn học cụ thể

6. Top các trường đào tạo

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá1中央民族大学Đại học Dân tộc Trung ương5★2云南大学Đại học Vân Nam5★-3中南民族大学Đại học Dân tộc Trung Nam 4★4云南民族大学Đại học Dân tộc Vân Nam4★5西南民族大学Đại học Dân tộc Tây Nam3★6新疆师范大学Đại học Sư phạm Tân Cương3★7内蒙古大学Đại học Mông Cổ3★8兰州大学Đại học Lan Châu3★9广西民族大学Đại học Dân tộc Quảng Tây3★10西南大学Đại học Tây Nam3★11西北民族大学Đại học Dân tộc Tây Bắc3★

Trên đây là toàn bộ nội dung, thông tin cần biết về ngành Dân tộc học, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về một ngành học mới, qua đó góp phần định hướng tương lai cho bạn. Nếu như bạn có hứng thú về việc du học Trung Quốc về ngành này, muốn tìm hiểu về chế độ học bổng, cũng như những trường đại học cấp học bổng cho ngành học này thì các bạn có thể liên hệ chúng tôi – Du học RIBA để nhận được sự tư vấn kỹ càng nhất. Chúc các bạn thành công!

Chủ Đề