Đâm chết người đến bao nhiêu tiền

Khi xảy ra tai nạn giao thông, người có lỗi gây tai nạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong phạm vi lỗi của mình, vậy mức bồi thường thiệt hại hiện nay bao gồm những chi phí nào? Để được tư vấn cụ thể, quý khách có thể liên hệ với Luật Minh Gia hoặc tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

Mục lục bài viết

  • 1. 1.1
    1. 1.2

Nội dung câu hỏi:

Ngày 29/04/202x, Chú, dì tôi đi xe đạp đúng đường, sát mé lề và bị xe 16 chổ tông vào, kéo lê Dì tôi 20m, chết ngay tại chỗ [có khám nghiệm hiện trường và mổ tử thi], chú tôi văng ra gãy 2 tay, trầy xước và phải nằm viện. Nhà xe mắc lỗi hoàn toàn. Ngày đưa tang, đại diện nhà xe có đến thắp nhang và đưa 10 triệu nhưng gia đình chú dì tôi không nhận và nói chờ pháp luật làm việc. Hiện gia đình chú dì tôi rất khó khăn: gia đình còn thiếu thốn, đứa lớn đi làm thuê, đứa nhỏ đang học đại học năm 2.

Vậy xin hỏi Quý luật sư của Công Ty Minh Gia như sau: Nhà xe bị xử lý ra sao, gia đình chú dì tôi được bồi thường thiệt hại theo luật định như thế nào? Cụ thể ra sao? Bao nhiêu? Đám tang Dì tôi được hỗ trợ mai táng khoảng bao nhiêu? Dượng tôi được bồi thường thiệt hại và hỗ trợ mất sức lao động ra sao? bao nhiêu? Em gái tôi đang học đại học và sẽ được hỗ trợ bao nhiêu? Hiện gia đình chú dì tôi rất lo lắng vì sợ nhà xe lách luật, bồi thướng và hỗ trợ quá ít sai luật định cho gia đình, Dì tôi chết oan, chú tôi đau khổ suốt đời... Gia đình chúng tôi rất mong nhận được email tư vấn sớm từ công ty luật Minh Gia để chúng tôi có cách bàn thảo, thỏa thuận với nhà xe đúng pháp luật. Xin chân thành cám ơn Quý vị! Chúc Quý vị luôn thành công và may mắn!

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp anh đang vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề bồi thường thiệt hại do gây tai nạn giao thông

Theo thông tin anh cung cấp, dì dượng anh xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả dì anh thiệt hại về tính mạng, dượng anh bị tổn thương về sức khỏe. Lỗi trong vụ tai nạn giao thông thuộc vể phía nhà xe. Trong trường hợp này nhà xe có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình anh theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

- Đối với thiệt hại về sức khỏe:

Tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  1. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  1. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  1. Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Căn cứ theo quy định nêu trên đối chiếu với trường hợp của anh, nếu trong quá trình điều tra cơ quan có thẩm quyền xác định phía nhà xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác thì phía nhà xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Tỉ lệ tai nạn giao thông do vi phạm các quy tắc về luật an toàn giao thông vẫn còn rất phổ biến. Vậy nếu gây ra tai nạn chết người thì bồi thường thiệt hại như thế nào? Mức độ bồi thường là bao nhiêu? Người gây tai tai nạn làm chết người có phải đi tù không?

Mục lục bài viết

1. Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông gây tai nạn:

Điều 260 Bộ luật Hình Sự 2015 [sửa đổi sửa đổi bổ sung năm 2017] có đề cập rõ về tội vi phạm tham gia giao thông gây tai nạn:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Làm chết người;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  1. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  1. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  1. Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  1. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ] Làm chết 02 người;

  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  1. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Làm chết 03 người trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  1. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành vật chất. Do vậy, hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 260. Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả [tai nạn giao thông] gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Khi gây tai nạn chết người, người gây tai nạn bắt buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dù người đó có vô ý làm chết người hay không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho nạn nhân thì vẫn phải bồi thường thiệt hại. Căn cứ cụ thể theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác định bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Tuy nhiên, theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi

  • Do sự kiện bất khả kháng [là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.]
  • Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Do đó dù gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu có căn cứ chứng minh thuộc một trong hai trường hợp tại điều 584 nêu thì vẫn không phải bồi thường thiệt hại.

3. Mức bồi thường khi gây tai nạn chết người được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 591 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  1. Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  1. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  1. Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

– Chi phí hợp lý cho thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có thể bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị sức khỏe

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương khói,hoa, nến, xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế,ăn uống, lễ bái, bốc mộ, xây mộ, ..

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo các thiệt hại được liệt kê ở trên thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người sau đây:

– Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cũng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; [hiện nay là 1.490.000 x 100 = 149.000.000 đồng].

Như vậy theo đó, một người có lỗi xâm phạm tính mạng của người khác, dẫn đến việc người đó tử vong thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 591 nêu trên.

Ngoài ra, người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp làm người khác tử vong phải còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người được quy định tại khoản 2 Điều 591 nêu trên.

4. Gây tai nạn chết người có phải đi tù không?

Trường hợp bạn là người gây tai nạn được xác định là có lỗi xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ bị phạt tù theo khung hình phạt như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Làm chết người;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  1. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  1. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  1. Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  1. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ] Làm chết 02 người;

  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  1. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Làm chết 03 người trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  1. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Khung hình phạt cơ bản:

Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị phạt tù từ 01 cho đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng:

Làm chết 03 người thì bị phạt từ từ 03 năm cho đến 10 năm.

Làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm.

5. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm:

Căn cứ điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm như sau:

“1.Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

  1. Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
  1. Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Đi xe ô tô đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, trong trường hợp làm chết người khi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm.

Cố ý giết người phải bồi thường bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định là 1.490.000 đồng/ tháng. Như vậy có thể khẳng định cơ bản rằng khi bị xâm hại về tính mạng thì mức bồi thường về tinh thần tối đa là 149.000.000 đồng.

Uống rượu gây tai nạn chết người đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, theo quy định thì người tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Lái xe gây tai nạn chết người giữ bằng bao lâu?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Chủ Đề