Đại học HOA LƯ Ninh Bình tuyển dụng

Liên quan đến việc Trường Đại học Hoa Lư [Ninh Bình] chi trả hơn 16,5 tỷ đồng cho 354 sinh viên sư phạm của trường này đang gây được sự chú ý của dư luận, xác nhận với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Văn Trường - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Lư cho biết là có sự việc trên.

Vị Hiệu trưởng này cũng nhấn mạnh rằng: "Đây là khoản chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên theo học ngành sư phạm tại trường theo Nghị định 116 [Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ - phóng viên]. Việc chi trả này nhà trường đã thực hiện xong. Mọi việc, chúng tôi làm theo đúng với yêu cầu trong Nghị định và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đề ra.

Cụ thể, với mỗi sinh viên theo học ngành sư phạm tại trường, ngoài việc các em không phải đóng tiền học phí, mỗi tháng các em được hỗ trợ thêm là 3.630.000 đồng".

Các sinh viên sư phạm của Trường Đại học Hoa Lư trong buổi nhận chi trả chế độ hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Ảnh: nbtv.vn

Ngoài ra, thầy Trường cũng nêu rõ, sẽ có 2 loại đối tượng được hưởng chính sách này, tương ứng với 2 nguồn ngân sách chi trả gồm: Đối tượng theo đặt hàng của tỉnh sẽ lấy ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình để chi trả.

Còn đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, sau này các Bộ sẽ phải làm việc để thống nhất việc chi trả ngân sách cho đối tượng này.

"Trong buổi chi trả, chúng tôi nhận thấy được sự phấn khởi, vui mừng của các sinh viên khi được cầm khoản chi trả chế độ trong tay.

Nói như vậy không có nghĩa đánh đồng rằng, điều kiện của các sinh viên này quá khó khăn, đến mức không có tiền để theo học các ngành sư phạm. Mà qua đó để thấy được, đây là một chủ trương, chính sách hết sức tốt đẹp của Đảng và Nhà nước, khiến cho các đối tượng là sinh viên học sư phạm cảm thấy được quan tâm, giúp đỡ.

Khóa tuyển sinh năm học 2021-2022 là khóa đầu tiên khi Nghị định 116 có hiệu lực, cũng là năm đầu tiên Trường Đại học Hoa Lư thực hiện việc chi trả này. Quan điểm của chúng tôi là, nếu hàng năm vẫn có nhu cầu đặt hàng từ các đơn vị thì nhà trường cũng sẽ tiếp tục nhận nhiệm vụ đào tạo và thực hiện các công việc chi trả tương tự, theo đúng các quy định đã đề ra", thầy Trường cho hay.

Theo đó, số tiền chi trả trên 16,5 tỷ đồng vừa rồi của Trường Đại học Hoa Lư là hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong 3 tháng cuối năm 2021 và 10 tháng của năm 2022 cho 354 sinh viên sư phạm, khóa tuyển sinh năm học 2021-2022 đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ và theo nhu cầu xã hội.

Được biết, Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 được áp dụng đối với các đối tượng: Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi.

Ngoài ra, các sinh viên được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm; các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo cũng được hưởng chính sách này.

Tuy nhiên, Nghị định này không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Với mức hỗ trợ được quy định như sau:

Với sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.

Với sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ.

Trung Dũng

Ký kết hợp tác với Trường Đại học Hoa Lư, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình nhằm bước đầu xây dựng hệ sinh thái đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Ninh Bình

Nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức hội nghị và hội thảo, giáo dục kỹ năng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, ngày 26/5/2022, tại tỉnh Ninh Bình, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo [MOET-TSC] đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Hoa Lư và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình sẽ hợp tác với Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh gồm giới thiệu đưa học sinh đi đào tạo ở nước ngoài theo hình thức rèn luyện kỹ năng, học ngoại ngữ; phối hợp triển khai các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng, giáo dục hướng nghiệp, STEM, khởi nghiệp, các kỹ năng thiết yếu khác cho học sinh; tham gia chuỗi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT phục vụ tuyển sinh đại học hằng năm; các buổi tọa đàm, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trực tuyến cho học sinh trên địa bàn tỉnh. Trong lĩnh vực bồi dưỡng viên chức sẽ phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý tại tỉnh đáp ứng tốt hơn yêu cầu để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới…

Đối với Trường Đại học Hoa Lư với Trung hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ cung ứng nhân lực sẽ phối hợp tổ chức nghiên cứu, khảo sát, dự báo nhu cầu nhân lực các ngành được đào tạo; chia sẻ thông tin về năng lực và chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xu thế phát triển ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhân lực của các đơn vị tuyển dụng. Đồng thời, Trung tâm chia sẻ thông tin về năng lực và chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xu thế phát triển ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhân lực của các đơn vị tuyển dụng; kết nối giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng nhân lực tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên; phối hợp triển khai nghiên cứu, đánh giá khảo sát về thị trường lao động, nhân lực, hướng nghiêp – việc làm, xu hướng ngành nghề đào tạo, báo cáo đánh giá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, Trung tâm tổ chức hỗ trợ sinh viên đến thực tập tại các doanh nghiệp, sinh viên ngành sư phạm thực tập tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh, tìm việc làm thêm, giới thiệu việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực cho biết, Trung tâm có tiền thân là Trung tâm Lao động – Hướng nghiệp thành lập từ năm 1991. Với vị trí là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm có chức năng nghiên cứu, dự báo phát triển nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên, nhân lực ngành sư phạm; hỗ trợ đào tạo các kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh biên, cung ứng nhân lực có trình độ đại học trở lên, truyền thông về tuyển sinh, hướng nghiệp, việc làm đào tạo, sử dụng nhân lực và cung ứng nhân lực… Từ đầu năm đến nay, Trung tâm MOET-TSC dã có nhiều đợt ký kết hợp tác với gần 40 đơn vị để xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững, hiệu quả...

Ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Lễ ký kết hợp tác với Trường Đại học Hoa Lư 

Ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc, ký kết hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

Đối với các đơn vị tại tỉnh Ninh Bình, các nội dung hợp tác sẽ được triển khai trong giai đoạn 3 năm. Trong giai đoạn tới, ông Bùi Văn Linh và đại diện các đơn vị mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm các hoạt động để tăng cường hỗ trợ đào tạo việc làm cho sinh viên và cung ứng nhân lực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI KÝ KẾT HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

TS. Vũ Văn Trường - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Lư phát biểu tại Lễ ký kết hợp tác

Lãnh đạo Trung tâm MOET-TSC và Trường Đại học Hoa Lư ký kết, trao thỏa thuận hợp tác

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI LÀM VIỆC, KÝ KẾT HỢP TÁC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH

Ông Phan Thành Công, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình phát biểu tại buổi làm việc 

Lãnh đạo Trung tâm MOET-TSC và Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình ký kết, trao thỏa thuận hợp tác

Video Lễ ký kết giữa Trung tâm MOET-TSC và Trường ĐH Hoa Lư: 

Video liên quan

Chủ Đề