Đại học có phải là con đường thành công duy nhất

STO - “Nếu không đậu đại học thì sau này con chỉ có nước… ăn cháo, làm sao mà kiếm được công ăn việc làm ổn định và tương lai sẽ vô cùng mờ mịt” [?!]. Nhiều năm qua, tâm lý này của các bậc phụ huynh và các em học sinh là rất phổ biến. Cha mẹ muốn con học hành giỏi giang, đỗ đạt để sau này có cuộc sống tốt hơn. Với tấm bằng đại học, các em có nhiều cơ hội cho nghề nghiệp hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có tấm bằng đại học vẫn là con đường đi bằng phẳng, dễ đi hơn dành cho các em. Học đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp nhưng là con đường tốt nhất cho các em. Do đó, có nhiều người đã trưởng thành, có nghề nghiệp rồi vẫn mơ ước có được tấm bằng đại học bằng cách học tại chức hoặc liên thông.

Đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương.

Tuy nhiên, không phải chỉ có học đại học mới kiếm được tiền nhiều và có nghề tốt. Nhiều người lập nghiệp thành công mà không cần học đại học. Ford đã là một thương hiệu ôtô thực sự quen thuộc với nhiều người nhưng có lẽ ít ai biết rằng, Henry Ford đã bỏ ngang sự nghiệp học hành của mình khi ông mới chỉ ở độ tuổi 16 – lúc đó Henry Ford vẫn chỉ là một học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3. Ông đã từng chia sẻ: ông không cảm thấy thích cách học ở trường mà khi đó ông có một đam mê cháy bỏng với các động cơ, với máy móc. Và khi mới chỉ là một cậu bé, ông đã trốn khỏi nhà để thực hiện mong ước lúc bấy giờ là một thợ cơ khí. Hiện tại thì Henry Ford đang sở hữu trong tay khối tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD. “Bỏ thi đại học là một quyết định khó khăn và là sự đấu tranh tư tưởng lớn đối với bản thân, khi mà chính con đường sự nghiệp còn đang loay hoay chưa có gì thuận lợi. Gia đình và mọi người xung quanh phản đối kịch liệt, khiến cho tôi gặp phải áp lực vô cùng lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, chính sự phản đối đó cũng thúc đẩy tôi phải quyết tâm thành công nhiều hơn và cũng như một bài học thử thách về tâm lý để tôi vượt qua được những áp lực lớn hơn sau này” – đó là lời chia sẻ chân tình của người đang sở hữu khoảng 10 kênh truyền thông Nguyễn Văn Dũng – chủ tịch của Metub Network [đối tác của Youtube], CEO của Netlink Online Communication [đối tác của Google và Luxstay] - công ty do Dũng sáng lập ra, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và Internet. Cho đến nay, công ty của chàng trai thế hệ 8X đã phát triển được hàng chục dự án online lớn, trong đó có những website truyền thông nổi tiếng như: Tin Mới, Yêu laptop [nay trở thành trang tin TechZ] hay diễn đàn Yêu trẻ thơ.

Môi trường đại học dạy cho bạn rất nhiều điều, tuy nhiên không phải là tất cả thứ bạn cần để có thể lập nghiệp tốt. Có không ít người có bằng đại học chính quy về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại ngữ… thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp. Thực tế khi tuyển dụng, đa số doanh nghiệp, lãnh đạo cơ quan vẫn nhìn vào kỹ năng mềm và năng lực thực sự của các bạn chứ không chỉ là tấm bằng cử nhân, kỹ sư... Nhiều nhà tuyển dụng vẫn “chê” sinh viên ra trường bây giờ, đa phần là yếu và thiếu các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo; báo cáo của sinh viên có vấn đề, thiếu logic, sai chính tả, cú pháp; khả năng lướt web và tìm kiếm thông tin của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được… Nhìn vào các con số về lao động qua đào tạo ở Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, đáng quan ngại là thực trạng “lắm kỹ sư dở hơn thợ giỏi”. Trong khi đó, với những yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, nhiều công ty, tập đoàn trong và ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung cả nước. Công tác sắp xếp mạng lưới trường lớp, điều chuyển giáo viên, xã hội hóa giáo dục đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mức sống người dân còn thấp, nhất là vùng nông thôn sâu, vùng đông đồng bào dân tộc Khmer. Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng nhằm quán triệt và cụ thể hóa Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã thổi luồng gió mới khi đưa ra nhiều giải pháp và mục tiêu thiết thực và khả thi. Có thể nói, giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Không chỉ giúp các em học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các em học sinh trả lời câu hỏi: trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất; thái độ đối với nghề như thế nào là đúng ... Qua đó, hình thành ở học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển, xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp, từng bước hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng, trong đó, công tác phân luồng học sinh sau THCS được coi là giải pháp căn cơ để giúp mỗi học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng cách đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi con đường đại học. Qua đó, góp phần thu hút đông đảo người lao động trên địa bàn học nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cũng như góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vậy nên, còn rất nhiều con đường đi mà không cần qua cánh cửa đại học. Có thể học hỏi ở nhiều tình huống khác nhau, học ở trường đời cũng là học. Chỉ cần có quyết tâm là có thể có được kiến thức mà mình cần. Thành công của con người nằm ở đôi tay, khối óc, sự học hỏi và việc không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân. Người ta nói rằng: "Trên bước đường thành công, không có bước chân của những kẻ lười biếng". Và, thành công không chỉ là ở học trung cấp, cao đẳng nghề hay học đại học, mà là nằm ở chỗ không ngừng học để có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình và nỗ lực phấn đấu đến được bến bờ thành công.

LÂM THANH

Nhà văn Lev. Tolstoy có nói: “Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.” Thật vậy, vai trò và vị trí của việc học là không thể chối cãi, nhất là trong xã hội phát triển như hiện nay “học, học nữa, học mãi”. Học là một chuyện, nhưng biết rõ mình cần học gì và học như thế nào lại là một câu chuyện khác. Việc định vị bản thân mình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đi đến thành công sau này. Và như chúng ta thấy, xã hội ngày nay chuộng bằng cấp nên việc học Đại học được xem như một giấc mơ tuyệt vời cho phụ huynh lẫn học sinh. Tuy nhiên, liệu học Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đếm thành công hay không?

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng học Đại học là một trong những con đường dẫn đến thành công nhưng không phải là con đường duy nhất. Đồng ý rằng Đại học đào tạo cho chúng ta rất nhiều kiến thức, kiến tạo cho chúng ta rất nhiều kĩ năng qua các hoạt động phong trào và cho chúng ta rất nhiều cơ hội trải nghiệm, thử thách. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa ai cũng thích hợp với môi trường Đại học. Ở Việt Nam những năm gần đây, dường như việc vào Đại học là một yêu cầu “tối thiểu” đối với học sinh sau mười hai năm ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cho con em du học vô tội vạ, chủ yếu vì danh chứ chưa thực sự căn cứ trên năng lực và nhu cầu.

Thứ hai, chúng ta thấy đào tạo Đại học chưa đáp ứng đủ yêu cầu xã hội. Điều này cũng dễ hiểu, và càng dễ hiểu hơn đối với môi trường giáo dục nước nhà. Việc học Đại học đối với sinh viên như “chương trình cấp 4”. Nghĩa là các em vẫn chưa được biết thế nào là tinh thần tự học, chưa thấy sự khác biệt trong môi trường mình đã bao đêm thức trắng để có thể xuất sắc được vào. Hầu hết kiến thức cũng chỉ là nhai lại, là thuộc lòng chứ chưa phải kiến tạo. Kĩ năng lại càng xa lạ, việc làm việc nhóm lúc nào cũng bất cập và kém hiệu quả, giao tiếp xã hội không cải thiện, đứng trước đám đông còn sợ hãi và chưa đủ tự tin để trình bày một vấn đề…. Vậy thử hỏi, bốn năm trong môi trường Đại học, các em học những gì và phát triển bản thân ra sao?

Đó là còn chưa kể những khiếu nại tố cáo đào tạo Đại học không đáp ứng được nhu cầu việc làm của các nhà tuyển dụng. Hầu hết những gì sinh viên mang ra khỏi khuôn viên trường Đại học chỉ là lý thuyết, trong khi xã hội là thực tế, là chuyển động từng phút, từng giây. Dường như thiếu vắng sự kết nối giữa “học” và “hành”. Vậy, tại sao phải lao đầu vào “học” để rồi không đáp ứng được yêu cầu của “hành”?

Thứ ba, nếu bản thân chúng ta không thích hợp với môi trường Đại học, tại sao phải gượng ép mình? Học Đại học có quan trọng đến mức chỉ vì trượt cánh cổng này mà chúng ta rơi vào bế tắc, từ bỏ tương lai và thậm chí là tự tử? Trước khi thấy bế tắc vì cánh cửa Đại học, bạn hãy nhìn xem bao nhiêu con người bước ra từ cánh cửa này mà vẫn thất nghiệp. Vậy, nhân tố quyết định ở đây là con người chứ không phải việc chúng ta có bao nhiêu bằng cấp? Bằng cấp chỉ là yếu tố tiên quyết, nếu có hàng chục hàng trăm loại bằng nhưng thực lực trống rỗng thì liệu, bạn có thể trụ lại được với công việc đó hay không?

Rất nhiều bạn trẻ ngày nay muốn thử sức mình bằng những hành động thiết thực ngoài xã hội, vậy tại sao không thử? Nếu bạn cảm thấy việc lao ra cuộc đời thực tế ngoài kia bồi bổ sự phát triển bản thân nhiều hơn vậy tại sao cứ cố níu kéo mình trong môi trường Đại học. Đại học chỉ là một cánh cửa trong vô vàn cánh cửa, là một con đường trong vô vàn con đường. Định vị được giá trị bản thân và lựa chọn được những gì thực sự phù hợp với mình mới thực sự là khôn ngoan. Chúng ta thấy, có rất nhiều người từ bỏ giảng đường nhưng vẫn thành công và có rất nhiều tỷ phú bước ra từ cánh cửa cuộc đời chứ không phải Đại học. Trong đó, Bill Gates là một ví dụ điển hình. Bill Gates từng đạt được điểm số gần như hoàn hảo trong kỳ thi SAT và ghi danh vào Đại học Harvard năm 1973. Tuy nhiên chỉ 2 năm sau đó, ông bỏ học để thành lập công ty cùng với Paul Allen, chính là khởi đầu của đế chế hùng mạnh Microsoft. Năm 2009, Forbes đánh giá tổng tài sản của Bill Gates vào khoảng 40 tỷ USD. Một ví dụ khác là tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller – ông đã bỏ ngang trung học và trở thành tỷ phú Mỹ đầu tiên trong lịch sử.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta xem thường bằng Đại học hay cổ vũ cho việc từ bỏ học Đại học để lao vào xã hội. Nếu bạn chưa đủ kiến thức nền, chưa đủ kinh nghiệm, sự háo thắng cùng non nớt sẽ khiến bạn thất bại từ những bước chân đầu tiên. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn học như thế nào. Tương lai được xây đắp từ việc bạn đầu tư cho sự nghiệp học hành từ ngay hôm nay, ngay giờ phút này. Sự thành công chỉ có thể được dựng nên từ những nền móng vững chắc, muốn có quả ngọt bạn phải là người gieo trồng. Biết được mảnh đất nào nên gieo trồng loại hạt nào cũng là biết được bản thân bạn có được những gì và cần phải phát triển những gì!

Sức khỏe, tinh thần và ý chí là những yếu tố quan trọng nhất để làm hành trang cho bạn trong cuộc chinh phục tri thức, chinh phục tương lai. Thay vì đuổi theo xã hội, nghe theo những nhận định hời hợt của đám động bạn hãy lắng nghe tiếng nói của tâm hồn, của đam mê để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Gia tài lớn nhất của tuổi trẻ là nhiệt huyết, là hi vọng, là chấp nhận thất bại và đứng lên. Bạn không cần phải dùng một bằng cấp nào để tô vẽ giá trị của bản thân mình nhưng không thể vì thế mà khinh thường những bằng cấp mình không đủ năng lực để vươn tới. Ranh giới giữa tự tin và tự kiêu là vô cùng mơ hồ và nếu không cẩn thận, bất cứ ai cũng có thể trượt chân.

Tôi tin, với học sinh, việc học Đại học là giấc mơ của nhiều người nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng, có rất nhiều bạn trẻ can đảm lựa chọn con đường khác ngoài con đường này. Và mỗi chúng ta ai cũng cần học cách tôn trọng ước mơ, đam mê của nhau. Vì thế, chỉ cần định vị được giá trị của bản thân, thành công sẽ đến với bạn.

 => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài:

Dẫn nhập vấn đề “Học Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đếm thành công hay không?”

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng học Đại học là một trong những con đường dẫn đến thành công nhưng không phải là con đường duy nhất

  • Nhu cầu học Đại học ở Việt Nam
  • Vài nét về hiện trạng

Luận điểm 2: Thứ hai, chúng ta thấy đào tạo Đại học chưa đáp ứng đủ yêu cầu xã hội

  • Những bất cập của việc đào tạo Đại học
  • Khi lý thuyết không đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn
  • Con người – nhân tố quyết định hàng đầu

Luận điểm 3: Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta xem thường bằng Đại học hay cổ vũ cho việc từ bỏ học Đại học để lao vào xã hội

  • Tầm quan trọng của kiến thức nền
  • Ý nghĩa của việc định vị bản thân
  • Bằng cấp – một yếu tố cần nhưng chưa đủ

3. Kết bài:

Chốt vấn đề và nêu quan điểm cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề