Cuộc đời la nơi xuất phát cũng la nơi đi tới của văn học

MB : – Giới thiệu mối quan hệ giữa văn học và cuộc đời

– Trích dẫn ý kiến.

TB : 

1. Giải thích ý kiến

– Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời : gốc rễ để bắt nguồn nên một tác phẩm là cuộc đời, văn học ghi chép và phản ánh thực tại đời sống vào tác phẩm của mình.

– Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời : tác phẩm văn học sẽ trở nên vô nghĩa, không có giá trị nếu không vì con người và phản ánh đời sống con người

– Mà có cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học : yêu cầu đặt ra với văn chương là văn chương phải bám sát đời sống thực, phản ánh đời sống vốn có theo cách riêng của mình một cách độc đáo và sáng tạo nhất

=> Câu nói có nghĩa là : Văn học phải khai thác sâu vào đời sống con người, phản ánh những góc khuất trong đời sống mà con người không nhìn thấy để từ đó con người có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn về cuộc đời.

2. Chứng minh ý kiến qua tác phẩm ” Đọc Tiểu Thanh kí” 

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm ” Đọc Tiểu Thanh kí”

– Phân tích tác phẩm :

a.Hai câu đề

– Hai câu mở dầu nói lên lòng cảm khái trước sự thay đổi của cuộc đời con người.

-“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”- “Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang”

+Gợi hình ảnh vườn hoa đẹp bên Tây Hồ nay đã trở thành bãi hoang chẳng còn lại gì. Đó là tình cảm sa sót giữa một bên là cái đẹp một bên là sự hủy diệt.

=> Sự thay đổi đến tàn khốc của hiện thực, của số phận cái đẹp.

+Hiện lên chân dung của tác giả đang đứng giữa hiện tại mà bâng khuâng trước quá khứ vàng son… Vạn vật dù xấu dù đẹp, dù lớn dù nhỏ đều chịu sự nghiệt ngã của thời gian vô tình.

+Địa danh Tây Hồ trong tiếng nói của cái đẹp đã gợi nhắc tới nàng Tiểu Thanh- một người con gái xinh đẹp đã gửi thân đến cuối đời trên đất Cô Sơn. Vì thế câu thơ còn là lời cảm khái trước số phận người con gái đẹp bị hủy hoại.

– “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”- “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”

+Câu thừa đề đã triển khai ý của câu khai đề bằng tiếng khóc của Nguyễn Du với phận má hồng.

+“Độc điếu” nghĩa là một mình ta khóc thương. “Nhât chỉ thư” là một tập sách.

=> Nghĩa cả câu là viếng nàng qua một tập sách nhỏ. Tập sách không phải là một cuốn sách thông thường, đó là sự hiện diện của một cuộc đời nhan sắc tài hoa, là chân dung tinh thần của một cuộc đời bạc mệnh. Cuốn sách đó còn là tài, là tình của nàng Tiểu Thanh. Hiểu nàng thương nàng thì đọc cuốn sách phải rưng rưng rơi lệ.

+Bản dịch đã bỏ qua hai chữ quan trọng “độc” và “nhất”. Đó có phải là một lòng đau đang gặp một hồn đau.

=> Câu thơ như khắc vào tâm trí người đọc một cảnh ngộ cô đơn giữa hiện tại không có người sẻ chia để tìm về quá khứ, tìm kẻ tri âm. Người khóc và người được khóc, người quá khứ và người hiện tại đều đồng điệu một nỗi cô đơn. Chính nỗi đau là sợi dây xe kết hai tâm hồn đồng điệu.

=> Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt thời gian, không gian, tấm lòng thương người tài hoa bạc mệnh.

 b. Hai câu thực

– “Chi phấn hữu thần liên tử hậu

–  Văn chương vô mệnh lụy phần dư”

– Son phấn là vật dụng gắn liền với người phụ nữ, là ẩn dụ về nàng Tiểu Thanh, một người vô cùng xinh đẹp.

– Văn chương là ẩn dụ cho tài hoa trí tuệ của nàng.

=> Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, xót thương, như một tiếng khóc thầm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh.

– Thái độ của tác giả: Ngợi ca vẻ đẹp của Tiểu Thanh như là một vẻ đẹp hoàn thiện hoàn mĩ. Đặt trong xã hội cũ, người phụ nữ bị coi thường khinh miệt, đó còn là thái độ lên án xã hội bất nhân đương thời.

– Tài của Tiểu Thanh là tài làm thơ nhưng đáng tiếc là giỏi làm thơ bao nhiêu thì số phận nàng lại bất hạnh bấy nhiêu, nàng chết đoản, tập thơ cũng bị đốt

=> Nguyễn Du đặt ra câu hỏi về quyền sống cho người phụ nữ.

c. Hai câu luận

– “Cổ kim hận sự thiên nan vấn”

+“Cổ kim hận sự” là nỗi hận muôn đời của cả người xưa và người nay, là nỗi hận mang tính quy luật.

=>Chuyện của Tiểu Thanh là nỗi hận muôn đời của người thời sau.

+Hận vì sự vô lý, hễ người có tài, có sắc thì lại bị vùi dập. Nỗi hận dồn tụ lại từ bao đời hỏi trời mà trời cũng bất lực.

+Nỗi oán hận nhức nhối bế tắc, biết là vô lý nhưng không sao giải tỏa được

+Giọng điệu bất bình, oán trách, xót xa.

– “Phong vận kì oan ngã tự cư”

+ “Phong vận kì oan” là mắc nỗi oan lạ của những khách văn chương, vì thấy giữa mình và kẻ tài hoa có những điểm tương đồng: có tài nên phải long đong.

+ Tự nhận mình “ngã tự cư” là sự thể hiện ý thức cá nhân về nỗi đau, ý thức về người tài hoa bạc mệnh càng sâu sắc hơn.

+ Hóa ra trong nỗi đau của mọi kiếp tài hoa có nỗi đau của Nguyễn Du, ba chữ đó đã đưa ta đến nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du. Khi ý thức cá nhân trỗi dậy, tác giả cũng có ý thức hơn về bản thân mình.

d. Hai câu kết

– Câu hỏi tu từ có hướng tới một con số: 300 năm có lẻ. Cái nhìn về tương lai dài, tuy cụ thể nhưng lại dằng dặc.

– Với câu hỏi về hậu thế, nhà thơ mong mình có một chút may mắn như Tiểu Thanh, mong 300 năm sau cũng có người khóc cho ông cùng với bao kẻ tài hoa khác, chia sẻ những tâm sự với ông của cuộc đời, đồng tình với những tiếng kêu trong xã hội.

– Nhà thơ không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại mà đau đáu một câu hỏi hướng về tương lai. Hướng tới tương lai phải chăng vì hiện tại đang bế tắc nhưng vẫn khát vọng chứ không tuyệt vọng.

– Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh hay người đời sau khóc Nguyễn Du là nhờ những áng văn thơ mà họ để lại cho đời. Như vậy văn chương chân chính là sợi dây kết nối những tâm hồn, những trái tim biết yêu thương.

KB : – Khẳng định ý kiến trên là vô cùng xác đáng

– Khẳng định ” Đọc Tiểu Thanh kí” chính là một áng thơ hay đi sâu vào khai thác cuộc đời con người và tác phẩm thấm đượm tình yêu thương.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tố Hữu cho rằng:”Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” Hãy chứng minh nhận định trên qua tác phẩm “Lão Hạc “ của Nam Cao

Các câu hỏi tương tự

Baivanhay Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học - Tố Hữu

Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, người nghệ sĩ phải có con mắt tinh, có trái tim giàu cảm xúc mói nhận ra những vẻ đẹp của con người hay của thiên nhiên, mới nghe được âm thanh của cuộc sống… để đưa lên trang viết của mình. Nhà thơ Tố Hữu từng khẳng định: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”

Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học

Văn học nghệ thuật có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Mỗi tác phẩm văn học đều có một sinh mệnh riêng, một đời sống riêng. Tác phẩm đến từ đâu và hướng tới nơi nào, tất cả đều do người nghệ sĩ và bạn đọc quyết định. Bàn về điều này, nhà thơ Tố Hữu từng khẳng định: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” [Tố Hữu] “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” nội dung của các tác phẩm phản ánh được hiện thực, khám phá những vấn đề của cuộc sống. Văn học tác động trở lại cuộc đời, làm thay đổi nhận thức và tình cảm của con người để cuộc sống chung tốt đẹp hơn. Văn học tác động trở lại cuộc đời, làm thay đổi nhận thức và tình cảm của con người để cuộc sống chung tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: Văn học vị nhân sinh – vì cuộc đời mà văn học được sinh ra và cũng vì cuộc đời, vì con người mà văn học tiếp tục sứ mệnh xây dựng những thành lũy vững chắc cho tâm hồn con người. Trong đó, vai trò của người nghệ sĩ khá quan trọng. “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi cũng đồng quan điểm với nhà thơ Tố Hữu khi cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng mượn vật liệu ở thực tại”. Người sáng tác chiêm nghiệm cuộc sống, lựa chọn đề tài từ hiện thực góp nên trang viết của mình. Họ phản ánh đời sống bằng cái tâm của người nghệ sĩ chân chín không tô hồng hay bôi đen hiện thực đó. Tuy nhiên, người sáng tác không bê nguyên thực tại vào trang viết của mình, qua lăng kính nghệ sĩ, hiện thực trở nên lung linh sinh động hơn và có ý nghĩa hơn. Văn học là nơi in bóng của thời đại, nhà văn là thư kí trung thành của thời đại. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, tự thân nó không thể xa rời hiện thực đời sống. Nhưng phản ánh hiện thực như thế nào, thì không phải là câu hỏi dễ trả lời. Không đơn giản chỉ là sự tả chân một cách cơ học, chưa nói rằng, tả chân đôi lúc cũng chưa hẳn là thấu đáo; và thực tiễn văn học, nghệ thuật cho thấy, thành tựu văn học, nghệ thuật phụ thuộc vào tài năng, quan niệm thẩm mỹ và sự thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn đều là thư kí trung thành của thời đại bởi nếu không có hiện thực cuộc sống, mỗi nhà văn cũng không thể tưởng tượng ra những điều mới mẻ để viết. Kể cả chương viễn tưởng cũng là chiết xuất từ hiện thực những chất liệu cần thiết để hình thành nên. Không có tác phẩm nào mà không phản ánh hiện thực, cũng không có nhà văn nào có thể bước ra khỏi cuộc sống để viết. Đọc bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu người đọc nhận ra ngay hoàn cảnh chiến đấu chống thực dân Pháp của quân và dân ta thời kì đầu: thiếu thốn, trăm nghìn gian khó chưa thể giải quyết được, người lính còn chiến đấu trong tình trạng mất cân đối với kẻ thù. Đó là những ngày đầu khi ta chưa võ trang. Người đọc cũng nhận ra tinh thần vượt khó kiên cường, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, một lòng trung thành với đất nước của các chiến sĩ, dẫu gian nguy cũng không chịu lùi bước hay than vãn. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải ra đời năm 1980, khi đất nước vừa đi qua chiến tranh. Nhưng cuộc sống chung vẫn còn nhiều khó khăn : chiến tranh lại nổ ra ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam Tổ quốc, bữa cơm còn độn khoai, nhiều nơi còn loang lỗ hố bom … Hiện thực ấy đi vào trang thơ của Thanh Hải, ông viết: "Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Ấn tượng nghệ thuật ở đoạn thơ này là cách dùng điệp ngữ “mùa xuân”, lộc”, “tất cả” khiến cho lời thơ nhịp nhàng, hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sòng hiện ra rõ nét. Hình ảnh hoán dụ “người cầm súng”, “người ra đồng” gợi lên mùa xuân đất nước, người người hối hả tay súng, tay cày; vừa xây dựng vừa bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từ láy “hối hả”, “xôn xao” diễn tả không khí rộn ràng, khẩn trương, náo nức của cả nước. Nhà thơ viết những dòng thơ lúc đang nằm trên giường bệnh, tai không thể nghe được âm thanh mùa xuân đất nước, mắt không thể nhìn thấy người người ra trận, ra đồng. Nhưng tác giả vẫn cảm nhận được hiện thực cuộc sống và thể hiện trên trang viết của mình. Cuộc đời cũng là nơi đi tới của văn học. Tiếng nói của văn học nghệ thuật sẽ đồng hành cùng con người đi đến tương lai. Bởi trong mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó những lời nhắn, những thông điệp sống, giúp con người nhận ra mình để sống tốt đẹp hơn. Cho nên nghệ sĩ còn mang thiên chức “kĩ sư tâm hồn”. Tuy nhiên, những bài học về lẽ sống gửi trong mỗi tác phẩm không đơn thuần là thuyết lí khô khan; nhà văn, nhà thơ nói bằng hình ảnh, bằng nhạc điệu, bằng các tình huống độc đáo. Và họ thắp lên trong lòng bạn đọc những ngọn lửa ấm, ngọn lửa hướng thiện. Đến với bài thơ "Nói với con" của Y Phương tấm lòng của người nghệ sĩ dân tộc Tày dành cho con, cho quê hương; đem tiếng thơ của mình góp vào đời sống một viên đá con làm nên thành lũy tâm hồn con người trong những năm 1980. Ở đoạn thơ thứ hai, người cha nói với con về phẩm chất của đồng bào mình và cũng là lời trao gửi niềm tin của một thế hệ dành cho một thế hệ. “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Y Phương đã không hề rời xa hiện thực đời sống, cách nghĩ, cách làm của “người đồng mình”. Tất cả đã được phản ánh chân thực, sinh động trong những vần thơ tha thiết. Đồng thời tiếng thơ quay trở lại bồi dưỡng tâm hồn con người, làm đẹp cho quê hướng, đất nước. Nghĩa là nó trở lại với nguồn cội đã sản sinh ra nó. Nghĩa là văn học đã đi tới với hiện thực cuộc sống sinh động và tái sinh một cuộc sống mới. Qua phần phân tích trên, ta thấy rõ, “cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, người nghệ sĩ phải có con mắt tinh tường, có trái tim giàu cảm xúc mới nhận ra những vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên, mới nghe được, cảm được những âm thanh sống động và những vang động âm thầm của cuộc sống để đưa lên trang viết mình. Người nghệ sĩ cũng phải có khả năng sáng tạo đặc biệt, lao động không mệt mỏi để dệt nên tác phẩm có sức sống vượt thời gian.

Văn học không đơn thuần là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Văn học thoát ra từ hiện thực cuộc sống để sau đó trở lại phục vụ cuộc sống. Nhận định của nhà thơ Tố Hữu có ý nghĩa đề cao vai trò văn học trong sống con người đồng thời nhắc nhở người sáng tác và bạn đọc cần có sự đồng điệu để tác phẩm văn học tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đời.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề