Công nghệ tài chính học trường nào

Công nghệ tài chính [Fintech] là tương lai của ngành tài chính

Công nghệ tài chính [Fintech] là ngành đào tạo lai ghép giữa công nghệ và tài chính. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về công nghệ thông tin để ứng dụng trong việc giải quyết các công việc về tài chính. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc liên quan trong các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp. Do được đào tạo ở cả 2 lĩnh vực hot là Công nghệ thông tin và Tài chính, đặc biệt là sự vận dụng công nghệ thông tin [CNTT] vào tài chính nên nhân sự Fintech được trả mức lương cao so với mặt bằng chung.

Trước định hướng về cuộc cách mạng CNTT 4.0 của Chính phủ và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Fintech, nhiều trường Đại học đã và đang khẩn trương mở ngành Fintech, trong đó nổi bật là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là trường Đại học đầu tiên trên cả nước tuyển sinh ngành Fintech trình độ Đại học [năm 2021] và đã tạo sự khác biệt rất rõ ràng về chất lượng và mục tiêu đào tạo.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học đầu tiên trên cả nước tuyển sinh ngành Fintech trình độ đại học [năm 2021].

Chương trình đào tạo Fintech tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thực tế, được đánh giá cao

Với thế mạnh từ đội ngũ giảng viên chất lượng và mối quan hệ tốt với các tổ chức, doanh nghiệp Fintech, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [PTIT] đã xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng tính thực tế và toàn diện. Theo đó, chương trình đào tạo bao gồm các môn học được thiết kế khoa học, có sự hỗ trợ mật thiết với nhau để sinh viên có thể nắm bắt kiến thức chắc chắn, từ đó biết cách ứng dụng vào thực tế. Chương trình cũng đáp ứng yếu tố mở và hiện đại, học hỏi và tiệm cận với những chương trình đào tạo Fintech tốt nhất trên thế giới.

Được biết, chương trình đào tạo Fintech tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia, doanh nghiệp và các trường Đại học nước ngoài.

Lợi thế từ trường Đại học hàng đầu về Công nghệ thông tin

Là một trong số ít trường Đại học đào tạo hàng đầu về CNTT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vận dụng hiệu quả những lợi thế về CNTT, kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự, mối quan hệ với các doanh nghiệp và cơ sở vật chất cho đào tạo ngành Fintech.

Theo đó, sinh viên Fintech tại Học viện sẽ trực tiếp do những giảng viên am hiểu về Fintech trực tiếp giảng dạy trên nền cơ sở vật chất tốt nhất [phòng Lab, trang thiết bị hiện đại]. Ngoài ra, sinh viên Fintech thường xuyên được đi trải nghiệm, nghiên cứu, thực tập tại các doanh nghiệp Fintech, từ đó giúp sinh viên có thể hiểu và làm được việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là sự khác biệt mà không phải trường Đại học nào cũng có được.

sinh viên Fintech tại Học viện sẽ trực tiếp do những giảng viên am hiểu về Fintech trực tiếp giảng dạy trên nền cơ sở vật chất tốt nhất [phòng Lab, trang thiết bị hiện đại].

Cơ hội nhận song bằng của Đại học nước ngoài khi học Fintech tại PTIT

Sinh viên theo học Fintech tại Học viện sẽ có cơ hội nhận song bằng: bằng đại học Công nghệ tài chính tại Học viện và bằng đại học của Huddersfield [Anh], hoặc bằng đại học Công nghệ tài chính tại Học viện và bằng cao học Fintech của Huddersfield [Anh] theo biên bản hợp tác các chương trình 3+1 và 4+1 giữa PTIT và Đại học Huddersfield.

Được biết, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường Đại học duy nhất tại Việt Nam hiện nay đạt được sự thỏa thuận với trường Đại học Huddersfield [Anh Quốc] trong đào tạo Fintech trình độ Đại học.

Thông tin tuyển sinh Fintech năm 2022 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Với những sự khác biệt trên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được đánh giá là trường Đại học hàng đầu trong đào tạo Fintech. Ngoài ra, với sức hút của ngành Fintech hiện nay thì số lượng hồ sơ dự tuyển vào ngành Fintech năm 2022 của Học viện dự đoán sẽ tăng cao.

Để có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc nộp hồ sơ tuyển sinh Đại học ngành Fintech tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin tuyển sinh năm 2022 của Học viện dưới đây:

Mã ngành Công nghệ Tài chính [Fintech]: 7340208

Chỉ tiêu năm 2021: 100

Điểm trúng tuyển năm 2021: 25,90

Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa [A00] hoặc Toán – Lý – Anh [A01] hoặc Toán - Văn - Anh [D01]

Website: www.fintech.ptit.edu.vn

Ngoài ra, học sinh có thể liên hệ với Khoa Tài chính Kế toán [phụ trách đào tạo chương trình Fintech] qua Fanpage [//www.facebook.com/fintechptit] để nhận được những tin tức mới nhất về tuyển sinh Fintech cũng như những tư vấn để theo học ngành Fintech.

Hoàng Mai

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết hoặc nghe nói đến các loại ví điện tử như Zalopay, Momo, Airpay, Moca rồi đúng không? Tất cả các ví dụ này đều thuộc Fintech – một ngành đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính. Đặc biệt trong thời đại kinh tế số phát triển mạnh mẽ, ngành Công nghệ tài chính ngày càng thu hút rất nhiều thí sinh theo học. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về ngành học mới này tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Công nghệ tài chính đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính

1. Ngành Công nghệ tài chính là gì?

Mã ngành: 7340208_414

Công nghệ tài chính hay thường được gọi là Fintech là viết tắt của từ financial technology [công nghệ trong lĩnh vực tài chính].

Hiện nay, có khoảng hơn 200 khái niệm khác nhau về Fintech nhưng bạn có thể hiểu đơn giản Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào việc cung cấp các giải pháp/dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. 

Ví dụ như việc sử dụng điện thoại thông minh cho dịch vụ đầu tư, dịch vụ ngân hàng di động; sử dụng các phần mềm mã nguồn mở; sử dụng công nghệ điện toán đám mây; hay tiền mã hóa như Bitcoin nhằm làm cho các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn với công chúng đồng thời cải thiện hiệu quả của hoạt động của tổ chức.

2. Học ngành Công nghệ tài chính tại UEL như thế nào?

Ngành Công nghệ tài chính tại UEL mới được mở và tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2021 với thời gian đào tạo kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ [chưa kể 20 tín chỉ phần kiến thức Tiếng Anh thương mại, 165 tiết giáo dục quốc phòng và 5 tín chỉ giáo dục thể chất]: bao gồm 40 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương [trong đó có 3 tín chỉ khối kiến thức công nghệ], 32 tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành [trong đó có 6 tín chỉ khối kiến thức công nghệ], 44 tín chỉ khối kiến thức chuyên ngành [trong đó có 29 tín chỉ khối kiến thức kết hợp tài chính và công nghệ], 6 tín chỉ kiến thức bổ trợ [trong đó có 2 tín chỉ khối kiến thức kết hợp tài chính và công nghệ], và 8 tín chỉ thực tập, khóa luận tốt nghiệp.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Công nghệ tài chính tại UEL trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính khóa 2021 của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính chất lượng cao với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

– Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;

– Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;

– Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân; 

– Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;

– Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;

– Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;

– Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;

– Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

– Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ở  Mỹ, Pháp, Anh, Úc…

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ tài chính của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ tài chính sau khi tốt nghiệp UEL

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính tại UEL sẽ không cần phải lo lắng về việc “chật vật” tìm kiếm việc làm bởi vì ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được ưu tiên xét tuyển dụng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính là đối tác của UEL. Hơn nữa, thu nhập của người làm Fintech rất hấp dẫn, nếu nắm được đồng thời các kiến thức về tài chính và công nghệ, bạn có thể dễ dàng có thu nhập lên đến 1.000-1.500 USD/tháng.

Cụ thể, bạn có thể làm việc ở các nhóm ngành nghề sau: 

Nhóm 1: Làm quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính, chuyên viên hoạch định chiến lược tại các cơ quan quản lý tài chính của nhà nước; các cơ quan/tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ; các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế; các phòng thí nghiệm sáng tạo…

Nhóm 2: Làm chuyên viên công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính mới, phát triển công nghệ tài chính tại các công ty tài chính, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán.

Nhóm 3: Làm chuyên viên làm việc tại các công ty công nghệ tài chính, các công ty phát triển công nghệ, các công ty cung ứng dịch vụ cho thị trường tài chính, các công ty phát triển phầm mềm.

Nhóm 4: Tự thành lập doanh nghiệp hoặc làm chủ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính. 

Nhóm 5: Làm giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu. 

Như vậy, bài viết “Review ngành Công nghệ tài chính trường Đại học Kinh tế – Luật [UEL]: “Ngôi vương” mới của giới tài chính tiền tệ” đã chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành Công nghệ tài chính tại UEL. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng ngành Công nghệ tài chính rất đáng để theo học vì có tiềm năng phát triển rất lớn. Nếu bạn còn băn khoăn không biết nên học ngành học nào thì có thể xem xét thử sức với ngành Công nghệ tài chính tại UEL nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề