Công nghệ bán hàng truyền thống

Kênh bán hàng truyền thống [General Trade] là kênh bán hàng phổ biến tại thị trường Việt Nam mà các nhà cung cấp đang áp dụng để đưa sản phẩm tới các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa. Vậy, thực chất kênh bán hàng truyền thống là gì? Những thông tin cơ bản của kênh bán hàng này là gì? 

Kênh bán hàng truyền thống là gì?

Kênh bán hàng truyền thống hay còn có tên gọi khác là kênh phân phối truyền thống. Vì vậy, trước khi tìm hiểu kênh bán hàng truyền thống là gì thì chúng ta cần biết thế nào là kênh phân phối bởi kênh bán hàng truyền thống là 1 trong 2 loại chính của kênh phân phối trực tiếp. 

Kênh phân phối là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, được xây dựng để tiêu thụ hàng hóa. Kênh bán hàng truyền thống xuất hiện từ những năm trước công nguyên, được hình thành từ khi có sự trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, phải cho đến khi xuất hiện mạng internet thì mới chính thức có tên là kênh bán hàng truyền thống. 

Kênh bán hàng truyền thống là hình thức phân phối cung cấp hàng hóa gồm nhiều cấp, nhà cung cấp sẽ thông qua các hệ thống bán hàng để đưa sản phẩm của mình tới các đại lý kinh doanh. 

Thành phần chính của kênh bán truyền thống

Kênh bán hàng truyền thống sẽ bao gồm 3 thành phần chính, bao gồm đại lý, nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Trong đó:

  • Đại lý: Là đại diện của doanh nghiệp có chức năng phân phối hàng hóa. Đơn vị này sẽ nhận hàng hóa của công ty, nhưng không phải chủ sở hữu của hàng hóa đó. Với mỗi đơn hàng được bán, đại lý sẽ nhận được hoa hồng từ phía doanh nghiệp. 
  • Nhà bán buôn: Đây là một trong những kênh bán truyền thống phổ biến nhất hiện nay. Nhà bán buôn là trung gian thương mại, có chức năng phân phối hàng hóa như đại lý nhưng hàng hóa là sở hữu của họ luôn. Tỷ lệ chiết khấu của các đại lý bán buôn khác hơn so với các nhà bán lẻ, nhà bán buôn sẽ nhận được chiết khấu ngay trong hợp đồng giao nhận. 
  • Đại lý bán lẻ: Thường là các hộ kinh doanh gia đình, cửa hàng nhỏ hoặc các thành phần khác ngoài xã hội. Đơn vị này thường nhận hàng hóa từ các nhà bán buôn hoặc nhận trực tiếp từ doanh nghiệp. 

Ưu và nhược điểm của kênh bán hàng này

Kênh phân phối truyền thống phát triển song song cùng kênh phân phối hiện đại. Một số kênh phân phối hiện đại có thể kể đến như sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội... đang phát triển hiện nay. Vậy ưu thế và nhược điểm của kênh bán hàng truyền thống này là gì?

Ưu điểm

  • Kênh phân phối truyền thống có số lượng thành viên tham gia trong hệ thống nhiều
  • Trung gian phân phối hàng hóa cho kênh phân phối truyền thống đa dạng.
  • Giá cả sản phẩm thường rẻ hơn các showroom và kênh phân phối hiện đại. 

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp khó kiểm soát giá cả trên thị trường.
  • Dễ xảy ra sự xung đột giữa các trung gian thương mại.
  • Cần đội ngũ quản lý đại lý bán hàng có nhiều kinh nghiệm.
  • Kiểm soát các chương trình cho người tiêu dùng trở nên khó khăn hơn.

Các loại hình trong kênh phân phối truyền thống

Thông thường, kênh bán hàng truyền thống sẽ bao gồm 3 cấp chính:

Kênh phân phối cấp 1

Đây là kênh bán hàng truyền thống bao gồm các thành phần chính là nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Đối với kênh bán hàng này, hàng hóa được vận chuyển từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng nhanh hơn. Kênh phân phối cấp 1 đòi hỏi phải có nhiều nhà bán lẻ, công ty có quy mô kinh doanh lớn thì càng có nhiều nhà bán lẻ ở khắp các tỉnh thành khác nhau.

Kênh phân phối cấp 2

Kênh phân phối cấp 2 có 2 kênh phân phối trung gian là nhà bán lẻ và nhà bán sỉ. Doanh nghiệp cần xác lập chính sách cho nhà bán sỉ và bán lẻ rõ ràng vì nhà bán sỉ thường giúp doanh nghiệp đẩy hàng hóa cho doanh nghiệp lâu hơn. Kênh bán hàng truyền thống này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng may mặc, thiết bị điện tử thông thường.

Kênh phân phối cấp 3

Kênh phân phối cấp 3 có thêm 1 trung gian mới là nhà đại lý, đại diện cho doanh nghiệp họ lấy sản phẩm. Khách hàng thường mua hàng tại các đại lý này bởi tạo được sự tin tưởng với họ hơn. Đại lý là hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp và có thể lấy số lượng lớn hàng hóa.

Việc lựa chọn kênh phân phối quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của kênh bán hàng truyền thống của doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về kênh bán hàng truyền thống cũng như ưu, nhược điểm và các kênh phân phối của kênh bán hàng này. 

Việc sử dụng công nghệ vào quản lý bán hàng được nhiều doanh nghiệp truyền thống quan tâm

Quản lý bán hàng truyền thống hiện nay còn khá nhiều bất cập. Thị trường cạnh tranh, nếu đơn vị bán lẻ không nhanh chóng cập nhật và ứng dụng công nghệ vào bán hàng sẽ tụt hậu và có nguy cơ bị các

Quản lý bán hàng truyền thống hiện nay còn khá nhiều bất cập. Thị trường cạnh tranh, nếu đơn vị bán lẻ không nhanh chóng cập nhật và ứng dụng công nghệ vào bán hàng sẽ tụt hậu và có nguy cơ bị các đối thủ khác qua mặt.

Thị trường bán lẻ truyền thống là một trong những nhóm ngành nghề có sự phát triển rất ngoạn mục vài năm trở lại đây. Đi kèm với sự phát triển vượt bậc là những thay đổi trong quản lý bán hàng. Rất nhiều cửa hàng đã ứng dụng công nghệ vào trong quản lý, giúp việc bán hàng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, cũng không ít những cửa hàng còn khá e dè với những phần mềm công nghệ này.

Những con số ấn tượng về thị trường bán lẻ truyền thống

Từ báo cáo doanh số hàng năm, có thể thấy được sự phát triển rực rỡ của lĩnh vực bán lẻ hàng hóa cũng như dịch vụ tiêu dùng. Thông tin từ cục Thống kê cho biết, năm 2019 đạt gần 6.745 tỷ đồng, tăng vượt mức 12% so với 2018. Đến 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, nên doanh thu có phần chững lại, nhưng vẫn đạt vượt mức 4% so với 2019.

Xem thêm   5 điều cần làm để tăng đơn Shopee hiệu quả nhất

Những con số này có thể nói lên rất nhiều vấn đề. Thị trường bán hàng truyền thống rất rộng mở. Nó mạnh mẽ vì ứng nhu cầu thiết thực của người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thị trường mạnh nhưng vẫn còn rất nhiều lạc hậu, đặc biệt ở khâu quản lý bán hàng.

Nhiều doanh nghiệp truyền thống vẫn giữ cách quản lý bán hàng lạc lậu

Theo đó, trừ những đơn vị bán lẻ nước ngoài thì đa phần những đơn vị bán hàng truyền thống tại Việt Nam như cửa hàng, shop vẫn khá trầm lắng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng. Theo một khảo sát uy tín, với 1000 khách hàng được hỏi, chỉ có 20% shop sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Số còn lại đa phần sử dụng sổ sách hoặc file excel truyền thống. Sự tụt hậu về công nghệ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp.

Vì sao việc quản lý bán hàng truyền thống hiện nay đa phần vẫn còn rất thủ công?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng gặp khó khăn. Điển hình nhất là các nhân tố sau:

  • Chủ doanh nghiệp bán lẻ truyền thống không có sự hiểu biết đầy đủ về công nghệ thông tin để áp dụng phần mềm bán hàng.
  • Đa phần các cửa hiệu nhỏ, shop, cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành đều đang hoạt động ổn định. Họ có lượng khách nhất định, doanh thu ổn. Vì vậy họ không có nhu cầu chi thêm một khoản tiền để mua phần mềm bán hàng.
  • Một phần người dùng e ngại phần mềm công nghệ tốn tiền. Hoặc e ngại chúng phức tạp và họ không đủ chuyên môn để quản lý, hoặc phải tốn thêm tiền thuê nhân viên quản lý.

Xem thêm   Chọn phần mềm chăm sóc khách hàng miễn phí trên zalo

Việc sử dụng công nghệ vào quản lý bán hàng được nhiều doanh nghiệp truyền thống quan tâm

Chính vì điều này, mặc dù thị trường bán lẻ truyền thống rất lớn mạnh, nhưng nhiều chủ shop vẫn bỏ ngỏ và làm lơ với công nghệ. Đây là một thực trạng khá đáng buồn. Vì với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, lượng khách mua hàng online ngày càng nhiều. Nếu không biết cách ứng dụng công nghệ vào bán hàng thì các doanh nghiệp kinh doanh kiểu truyền thống sẽ khó cạnh tranh lại.

Giải pháp nào hiệu quả giúp quản lý bán hàng truyền thống hiệu quả?

Cải cách công việc bán hàng của các nhà bán lẻ truyền thống được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là hành động cần thiết hiện nay. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng tiếp cận công nghệ, đổi mới phương thức bán hàng. Nó còn giúp doanh nghiệp đi kịp sự phát triển của thời đại. Tiến tới bán hàng online, việc sử dụng phần mềm hỗ trợ bán hàng là điều cần thiết.

Vì sao như vậy?

  • Nhiều cửa hàng sở hữu lượng hàng hóa lớn. Nếu kiểm đếm thủ công sẽ dễ nhầm lẫn, thất thoát. Đồng thời, khó kiểm soát lượng hàng tồn kho hoặc tính tiền chậm trễ cho khách hàng. Khi trải nghiệm mua hàng không tốt, khách hàng sẽ chọn các thương hiệu khác
  • Với hệ thống cửa hàng theo chuỗi thì áp dụng công nghệ là tối quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo được tính minh bạch trong kinh doanh bán hàng của các nhân viên. Đồng thời, bán hàng theo chuối thường có thị trường rộng, việc sử dụng công nghệ giúp tiếp cận và mở rộng thị trường tốt hơn.

Sử dụng các phần mềm bán hàng sẽ là cánh tay rất đắc lực dành cho các doanh nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp thúc đẩy quy trình bán hàng, đơn giản hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Xem thêm   Đánh giá phần mềm bán hàng Doopage chi tiết nhất

Bán hàng online là giải pháp xu hướng của doanh nghiệp, vì vậy cần đặc biệt chú trọng

Phần mềm quản lý bán hàng- xu hướng chung của thị trường bán lẻ

Hiện nay, những phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chuyên nghiệp như Doopage được sử dụng linh hoạt trên máy tính, điện thoại. Phần mềm xử lý hiệu quả các thông số tồn kho, sản phẩm mới, chính sách giá, chăm sóc khách hàng và bán hàng tự động với chatbot….Những vấn đề kinh doanh sẽ được đơn giản hóa và chủ shop có thể tự tin bán hàng đa kênh. Lượng khách sẽ tăng vọt, và bạn không phải mất quá nhiều thời gian, công sức quản lý.

Phần mềm bán hàng hỗ trợ khách hàng mua sắm online hiệu quả, tiện dụng

Nhu cầu người dùng đang ngày càng có nhiều thay đổi. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bán hàng cho các nhà bán lẻ truyền thống là điều cần thiết. Nó sẽ là xu hướng trong vài năm tới. Những phần mềm như Doopage khá đơn giản, vừa quản lý bán hàng đa kênh, vừa tích hợp giao vận. Vì vậy, đặc biệt hữu dụng với các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ.

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Video liên quan

Chủ Đề