Con rể phạm quang nghị nguyễn văn dương

Tại hội nghị, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã công bố Quyết định số 5556 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam công nhận kết quả bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và chức danh Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2018-2023 đối với ông Phạm Quang Thanh, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn LĐLĐ thành phố Hà Nội, từ ngày 4/11/2022.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh. Ảnh: HNM

Trao quyết định, chúc mừng tân Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang bày tỏ hy vọng trên cương vị mới, ông Phạm Quang Thanh tiếp tục phát huy kinh nghiệm, tu dưỡng, phấn đấu, đoàn kết, cùng tập thể LĐLĐ TP.Hà Nội giữ vững thành tích trong nhiều năm qua, là một trong những lá cờ đầu trong phong trào công nhân, viên chức cả nước.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Phạm Quang Thanh hứa sẽ cùng tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ TP.Hà Nội đoàn kết, thống nhất, cống hiến hết mình, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, biến những thách thức thành cơ hội, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô, trước mắt là chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023- 2028.

Ông Phạm Quang Thanh sinh ngày 22/7/1981, quê quán xã Định Tân [Yên Định, Thanh Hóa].

Ông Phạm Quang Thanh tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm, Thạc sỹ ngành tài Chính, ngân hàng, vào Đảng từ ngày 27/7/2006.

Trước khi làm Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội, ông từng là Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn; Phó Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn; Tổng Giám đốc Tổng Cty Du lịch Hà Nội. Ông Thanh là ĐBQH khóa XIV thuộc đoàn ĐBQH TP.Hà Nội.

Bạch Ngọc Chiến, sinh ngày 20/10/1971, tại Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Chiến tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 1994, được tuyển dụng vào Bộ Ngoại giao năm 1997.

Bạch Ngọc Chiến là cái tên được chú ý, bởi ông ta là chồng của Phạm Thị Phương Bình, con gái lớn của ông Phạm Quang Nghị, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X và XI, cựu Bí thư Thành uỷ Hà Nội, từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Tổng Bí thư khoá XII.

Chân dung Bạch Ngọc Chiến. Nguồn: FB nhân vật

Giai đoạn 2002-2005, Bạch Ngọc Chiến là tùy viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Năm 2007, Chiến chuyển sang đài Truyền hình Việt Nam và giữ chức vụ Trưởng Ban Truyền hình đối ngoại.

Tháng 3/2014, “hạt giống đỏ” Bạch Ngọc Chiến là một trong 44 cán bộ được Ban chấp hành Trung ương Đảng luân chuyển công tác về địa phương để quy hoạch lên cao hơn. Ông Chiến được chỉ định tham gia BCH tỉnh uỷ Nam Định khoá 2010-2015 và giữ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2011-2016.

Năm 2015, tại đại hội đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Bạch Ngọc Chiến chỉ dừng chân ở BCH tỉnh uỷ, không lọt vào được Ban Thường vụ [BTV] tỉnh uỷ, đồng nghĩa với “giấc mơ” vào Ủy viên Trung ương dự khuyết cũng tan thành mây khói.

Tháng 7/2019, Bạch Ngọc Chiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định được điều động, chỉ định tham gia làm ủy viên Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam [VUFO].

Từ chỗ nằm trong đề án “Cán bộ cấp chiến lược”, Bạch Ngọc Chiến đã bị loại ra, không có tên trong danh sách quy hoạch BCH Trung ương khoá XIII. Đồng nghĩa với việc, hoạn lộ của Bạch Ngọc Chiến đã dừng lại.

***

Năm xưa, dư luận xầm xì vụ luân chuyển Bạch Ngọc Chiến về Nam Định, Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị đã vẽ một tương lai rộng mở cho chàng con rể. Ông tin chắc với uy lực của mình, Chiến sẽ vào BTV tỉnh uỷ, trúng cử Ủy viên dự khuyết khoá XII. Sau đó Chiến sẽ ngược trở ra làm Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Viêt Nam và sẽ vào Ủy viên Trung ương khoá XIII, nhiệm kỳ 2016-2021…

Người tính không bằng Trời tính. Gieo “nhân” thì gặt “quả”. Trước thềm đại hội XI của Đảng, ông Phạm Quang Nghị được cho câu kết với đồng hương Thanh Hoá là ông Tô Huy Rứa, dựng lên vụ “Tâm linh Đàn xã tắc”, kéo cả “tiều phu” Nông Đức Mạnh liên thủ tấn công ông Hồ Đức Việt.

Những cuộc phê bình nảy lửa trong các cuộc họp Bộ Chính trị đã đưa ông Hồ Đức Việt, niềm tin và hy vọng của người dân xứ Nghệ, từ ứng viên số 1 vị trí Tổng Bí thư, đến bị loại ra khỏi cuộc đua quyền lực tại Đại hội XI vào tháng 1/2011. Đau buồn, chán nản, ông Hồ Đức Việt phát bệnh và mất hai năm sau đó, tháng 5/2013. Sau vụ việc này, mâu thuẫn, đố kỵ vùng miền trong chốn quan trường, giữa Thanh Hoá và xứ Nghệ [Nghệ An-Hà Tĩnh] đã lên đỉnh điểm.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII [1/2016] các Ủy viên Trung ương Đảng “phe xứ Nghệ” lên tới gần 30 người, Nghệ An có 14, Hà Tĩnh có 16 người, nắm vai trò chủ chốt trong Chính phủ có 5 người, trong Quốc Hội gần 10 người, áp đảo hoàn toàn “phe cánh Thanh Hoá”. Vì vậy, các đàn em và “đồ đệ” của ông Phạm Quang Nghị chắc chắn có cái để lo.

***

Cựu Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị có 3 con. Ngoài con gái cả Phạm Thị Phương Bình, vợ của Bạch Ngọc Chiến, có cô con gái kế là Phạm Thị Phương Minh và con trai út Phạm Quang Thanh. Cô Phạm Thị Phương Minh là vợ của Nguyễn Văn Dương, còn gọi là Dương “phò mã”.

Ông Phạm Quang Nghị [trái] và “quý tử” Phạm Quang Thanh

Tháng 4/2019, Thành ủy Hà Nội đã điều động Phạm Quang Thanh, sinh 1981, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, về tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù Trung ương đưa vào “danh sách quy hoạch”, nhưng với “ân oán giang hồ” mà bố Nghị gây ra, con đường vào Ủy viên dự khuyết Trung ương khoá XIII của Phạm Quanh Thanh sẽ không dễ dàng gì.

Còn con rể Nguyễn Văn Dương, từng làm chủ tịch HĐQT công ty “bình phong” công nghệ CNC, cùng với Phan Sào Nam, vốn là ông trùm tổ chức đường dây đánh bạc ngàn tỷ qua mạng, bị bắt và xét xử năm 2018. Dư luận đồn đoán, Dương chỉ nhận bản án 10 năm tù giam cho hai tội danh “tổ chức đánh bạc” và “rửa tiền”, được miễn truy cứu tội danh “đưa hối lộ”, có khung hình phạt lên đến chung thân hoặc tử hình, là có sự can thiệp của… bố vợ.

Trùm cờ bạc, “phò mã” Nguyễn Văn Dương ra toà. Ảnh trên mạng

Quay lại câu chuyện Bạch Ngọc Chiến. Khi được điều về VUFO, ông Chiến nhận thức và xác định rõ mình đã bị chặn lối đi. Khi mọi cánh cửa gần như đã khép lại với mình, ông Chiến làm đơn xin thôi việc, gởi cơ quan lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Dù được hứa hẹn, thuyết phục ở lại, nhưng ông Chiến vẫn khước từ. Báo chí quốc doanh đồng loạt đưa tin, ngày 1/7/2020, Bạch Ngọc Chiến sẽ thôi công chức, ra ngoài làm kinh tế tư nhân.

Ở Việt Nam, con cháu của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thường có hai con đường để làm giàu: Một là làm quan để vơ vét, hai là cậy thế, cậy quyền lợi dụng, thậm chí lũng đoạn chính sách để làm giàu, “bóp cổ” dân và “hút máu” ngân sách. Đã có nhiều trường hợp con của “tứ trụ” không theo quan trường, mà chỉ làm kinh tế tư nhân. Tất nhiên là họ trở thành người giàu, rất giàu là đằng khác, như Lê Kiên Thành con trai ông Lê Duẩn, Phan Thanh Nam và Võ Hiếu Dân con ông Võ Văn Kiệt, Phan Hoàn Ty con trai Phan Văn Khải, Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng… là các “gương mặt điển hình”.

Vì vậy, đừng “lo bò trắng răng” cho trường hợp Bạch Ngọc Chiến. Biết đâu vài năm nữa, một “tư bản đỏ” Bạch Ngọc Chiến sẽ ghi tên mình vào danh sách tỷ phú Việt Nam.

Chủ Đề