Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch Informational

Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên sẽ có 4 trang sinh viên cần điền đấy đủ các thông tin theo hướng dẫn sau:

TRANG 1: BÌA NGOÀI - LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN

- HỌ VÀ TÊN: Viết in hoa có dấu

- Ngày, tháng, năm sinh: Viết ngày tháng năm sinh của mình

- Hộ khẩu thường trú: Địa chỉ nhà mình trên hộ khẩu

- Khi cần báo tin cho ai? ở đâu? Mục này các em nên điền họ tên bố hoặc mẹ và ghi kèm theo địa chỉ nhà ở.

- Điện thoại liên hệ [nếu có]: Ghi số điện thoại của gia đình.

Video hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

Trang 2: Phần bản thân học sinh, sinh viên

- Thí sinh dán ảnh 4x6 [ảnh chụp mới đây không quá 3 tháng] vào góc bên trái, đóng dấu giáp lai vào ảnh.

- Họ và tên: Viết in hoa có dấu

- Ngày tháng và năm sinh: điền 2 số cuối ngày tháng năm sinh của mình vào 6 ô trống bên cạnh.

- Dân tộc: Nếu thí sinh là dân tộc Kinh thì điền 1 vào ô trống, dân tộc khác điền 0.

- Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không, không được để trống

- Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân viên chức ghi 1, nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.

- Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi thuộc đối tượng nào thì điền đối tượng đó, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.

- Ký hiệu trường: Viết mã trường mà mình chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh. Ví dụ bạn nhập học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì điền BKA.

- Số báo danh: Là số báo danh của bạn dự thi trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua

- Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của sinh viên. Trong đó, sinh viên phải ghi rõ xếp loại học tập và xếp loại hạnh kiểm của mình. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD – ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp.

Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình

Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa thì để trống

Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin được khen thưởng của mình, nếu không có ghi không

Giới tính: Nếu nam thì điền 0, nữ điền 1

Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ như ở sổ hộ khẩu gia đình của mình. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố].

Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3

Ngành học: Ngành mà bạn đỗ vào trường, trong đó bạn cần phải viết rõ tên ngành ra và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh.

Điểm thi tuyển sinh: ghi rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển vào trường và điểm thi của từng môn

Điểm thưởng: Nếu có điểm thưởng thì điền không có thì bỏ qua.

Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do, không thi bỏ qua

Năm tốt nghiệp: Là năm tốt nghiệp THPT ghi 2 số cuối. Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2016 thì điền 16

Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của mình

Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, THPT.

TRANG 3 + 4: THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH

1. Cha: Thí sinh ghi rõ họ và tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú

2. Mẹ: Thí sinh ghi rõ họ và tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú

- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có bỏ qua.

3. Vợ hoặc chồng: Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua

TRANG 4: XÁC NHẬN

4. Họ và tên anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ và tên anh trai, chị gái, em trai, em gái [nếu có] đang làm gì và ở đâu.

- Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ ký của phụ huynh bố hoặc mẹ để xác nhận.

- Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải

- Sau khi điền đầy đủ các thông tin, thí sinh cần đến chính quyền địa phương xã, phường đang cư trú để xác nhận thông tin bằng cách ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu.

Bạn có bao giờ bối rối khi tự viết sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh? Bạn không biết phải viết như thế nào để đạt độ chuẩn và chính xác với văn phong tiếng Anh? Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này vì bạn có thể tham khảo một số tài liệu hướng dẫn bạn cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Anh cho đúng. Sau đây gia sư Tiên Phong sẽ hướng dẫn bạn cách viết sơ yếu lý lịch tiếng Anh sao cho đạt độ chuẩn chinh xác nhất.

Giới thiệu bản thân [personal information]:

Tương tự như sơ yếu lý lịch Việt Nam, bạn cũng cần điền đủ thông tin cá nhân vào sơ yếu lý lịch tiếng Anh như: Full name [họ và tên]: Date of birth [ngày/tháng/năm sinh]: Place of birth [nơi sinh]: Material status [tình trạng hôn nhân]: Mobile phone [số điện thoại]: ❖ khác với sơ yếu lý lịch tiếng Việt, sơ yếu lý lịch tiếng Anh không yêu cầu người xin việc viết số CMND, địa chỉ nơi ở, quê quán.

Mục tiêu nghề nghiệp [career objective]

Nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên xem họ có thực sự phù hợp với công việc không và họ có những đóng góp gì giúp công ty phát triển. Phần này bạn nên nêu ra một số mục tiêu cụ thể mang tính chất hiệu quả cao cho công việc khi bạn muốn vào làm một công ty nào đó.

Trình độ học vấn [backgrounds/education]:

Bạn chỉ cần viết thời gian và bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành bạn học và tốt nghiệp trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Bạn không cần viết bạn tốt nghiệp loại gì.

Các kỹ năng khác [skills]:

Các kỹ năng này liên quan đến trình độ học vấn chẳng hạn như: giỏi ngoại ngữ, vi tinh, hoặc bất kỳ chuyên môn nào mà bạn thành thạo và có chứng chỉ về ngành nghề đó [liên quan đến ngành nghề mà bạn đã học tại cao đẳng, đại học].

Kinh nghiệm làm việc [working experience]:

Bạn cần viết rõ thời gian,vị trí làm việc tại công ty nào và phương pháp giải quyết công việc ra sao.

Sở thích:

Bạn cần viết rõ sở thích của mình để tăng tính thu hút nhà tuyển dụng. ❖ các từ vựng tiếng Anh để viết sơ yếu lý lịch: – Job description: mô tả công việc – Career objective: mục tiêu nghề nghiệp – Interview: cuộc phỏng vấn – Appointment: cuộc hẹn, cuộc gặp mặt – Writing in response to: đang trả lời cho – Experiences: kinh nghiệm – Development: đã đạt được, phát triển được, tích lũy được – Undertake: tiếp nhận, đảm nhiệm – Position: vị trí – Performance: kết quả – Skills: kỹ năng – Level: cấp bậc – Work for: làm việc cho ai, công ty nào – Professional: chuyên nghiệp – Believed in: tin vào, tự tin vào – Confident: tự tin – Human resources department: phòng nhân sự – Apply for: ứng tuyển vào vị trí – Look forward to: mong đợi – Job offer: cơ hội nghề nghiệp – Business trip: đi công tác – Recruitment: công tác tuyển dụng – Recruiter: nhà tuyển dụng – Candidate: ứng viên – Working style: phong cách làm việc – Competitor: đối thủ cạnh tranh – Deadline: hạn chót hoàn thành công việc – Strength: điểm mạnh – Supervisor: sếp, người giám sát – Weakness: điểm yếu – Working environment: môi trường làm việc – Personal objectives: mục tiêu của bản thân – Colleague: đồng nghiệp – Motivation: động lực – Effort: nỗ lực – Challenge: thử thách – Working performance: khả năng thực hiện công việc – Responsibility: trách nhiệm – Delegate: ủy quyền, ủy thác, giao phó – Promotion: thăng tiến – Division: phòng ban – Salary: lương – Pro-active, self starter: người chủ động – Propose: đề xuất – Detail oriented: chi tiết – Hard Working: chăm chỉ – Under pressure: dưới áp lực – Independent: độc lập – Teamwork: làm việc nhóm – Goal-oriented: có mục tiêu – Soft skills: kỹ năng mềm – Interpersonal skills: kỹ năng liên cá nhân – Problem-solving: giải quyết khó khăn – GPA [Grade point average]: điểm trung bình – Graduated: đã tốt nghiệp – Internship: thực tập sinh – M.A. [Master of Arts]/MSc. [Master of Science]: thạc sĩ – B.A. [Bachelor of Arts]: cử nhân – Ph.D/Dr: tiến sĩ

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín với 8 năm hoạt động và hàng ngàn gia sư chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về dạy kèm tại nhà. Chúng tôi cung cấp gia sư và các bài viết hữu ích liên quan tới chủ đề giáo dục mà quý khách cần tìm hiểu. Mọi đóng góp về hoạt động, góp ý, quảng cáo vui lòng liên hệ số hotline hoặc email bên dưới. Xin cám ơn

Chủ Đề